Giai đoạn từ năm 2010 đến nay

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 29)

5. Bố cục đề tài

1.3.2.Giai đoạn từ năm 2010 đến nay

Từ năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chủ trương hạn chế cấp phép phát hành trò chơi trực tuyến (hiện nay gọi là trò chơi G1), khuyến khích cấp phép những trò chơi có nội dung kịch bản tuyên truyền lịch sử, văn hóa, giáo dục… Trên cơ sở đó, ngày 15 tháng 7 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ra đời.

Trong Nghị định này đã dành hẳn chương 4 với 7 điều để quy định về trò chơi điện tử trên mạng, chủ yếu quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; điều kiện kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, quyền và nghĩa vụ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cũng như quyền và nghĩa vụ của người chơi. Để cụ thể hơn những quy định của Nghị định này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản hướng dẫn, đó là Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2013 quy định về Quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung

cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Thông tư này quy định cụ thể về điều kiện hoạt

động, quyền và nghĩa vụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, các thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Trong Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT có nhiều

GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 29 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan

điểm mới, quy định giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là một quy định hoàn toàn mới. Lần đầu tiên, trò chơi điện tử không kết nối Internet được quy định để thuận lợi cho việc quản lý, khắc phục được điểm hạn chế của Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT/BVHTT-BBCVT-BCA. Cũng là lần đầu tiên trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được đưa vào tính về khoảng cách để đảm bảo điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Sau Thông tư này, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định 16/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2014 về việc ban hành Quy định về quản lý điểm truy cập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ để cụ thể hóa những quy định chi tiết thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân.

Bên cạnh đó để hạn chế cũng như là xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Cùng thời gian này, một Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự ra đời. Đó là Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; phòng, chống tệ

nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có một số chế

tài liên quan đến cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng về quản lý an ninh, trật tự xã hội.

Qua phân tích trên ta thấy, lịch sử pháp luật về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã có từ lâu và quy định sau thì luôn cụ thể, chặt chẽ hơn so với quy định trước. Vì vậy, công tác quản lý được siết chặt hơn, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, việc ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.

Tóm lại, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập Internet và chơi các trò chơi điện tử thông qua các thiết bị tại địa điểm đó. Bởi lợi nhuận cao và đáp ứng đúng nhu cầu giải trí của giới trẻ nên lĩnh vực này thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của dịch vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã mang lại nhiều tích cực, đồng

GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 30 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan

thời có nhiều tác động xấu đến xã hội, yêu cầu đặt ra cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Trên nền tảng kiến thức của chương một, đến chương sau người viết sẽ phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÕ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG

Một trò chơi điện tử đến với người chơi thì cần sự phối hợp của ít nhất 3 chủ

thể: doanh nghiệp viễn thông (cung cấp đường truyền), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (là doanh nghiệp sản xuất, sở hữu hợp pháp trò chơi điện tử) và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (là nơi cung cấp trực tiếp trò chơi đến với người chơi). Trong đó, tổ chức, cá nhân muốn thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trước hết cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật về hoạt động này.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 29)