5. Bố cục đề tài
2.4.2. Các hình thức xử phạt
Đối với từng hành vi vi phạm của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tùy hành vi, mức độ vi phạm mà có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính như hình thức xử phạt chính (là phạt tiền) và hình thức xử phạt bổ sung (thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng) và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 46 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
2.4.2.1. Hình thức xử phạt chính
Đối với hành vi vi phạm của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng chỉ áp dụng hình phạt chính là phạt tiền, không áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Phạt tiền tối đa 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
2.4.2.2. Hình thức xử phạt bổ sung
Hình thức xử phạt bổ sung gồm có thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng và tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính.
2.4.2.3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh mà văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực chuyên ngành chưa điều chỉnh hết. Cụ thể là giải quyết trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng gần trường học, không đảm bảo điều kiện về khoảng cách theo quy định của pháp luật, trường hợp này Nghị định 174/2013/NĐ-CP chỉ quy định phạt tiền chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, ngoài ra không áp dụng các hình thức khác. Tuy nhiên, áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính cơ quan thanh tra có thể buộc chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng dời đến nơi khác để đảm bảo khoảng cách theo quy định.
Tóm lại, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là một lĩnh vực rất được xã hội quan tâm, không chỉ vì lợi ích kinh tế của hoạt động này mang lại mà nó còn tác động rất lớn đến tất cả mọi người trong xã hội. Với tầm quan trọng như thế, ngày càng có nhiều quy định điều chỉnh về hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính Phủ quy định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ra đời, các đại lý Internet công cộng và cung cấp trò chơi điện tử công cộng được quản lý bằng các biện pháp hành chính: Cấp giấy phép, quản lý bằng giờ mờ cửa, bằng diện tích
các phòng máy kết hợp với các biện pháp quản lý kỹ thuật. Người viết đã phân tích
những quy định của pháp luật có liên quan đến cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng như điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Bên
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 47 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
cạnh đó, người viết còn giới thiệu thủ tục hành chính để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Cuối cùng người viết cung cấp những quy định của pháp luật về các hành vi bị cấm và biện pháp xử lý nếu cá nhân, tổ chức vi phạm. Qua phân tích, nhìn chung các quy định của pháp luật về lĩnh vực này ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng vẫn còn một số quy định bất cập như quy định phạt đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử gần trường nhưng không có chế tài bổ sung là buộc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng này di dời đến nơi khác, quy định về diện tích phòng máy mà không quy định khoảng cách giữa các máy hay quy định khoảng cách 200 mét đường bộ ngắn nhất mà không có hướng dẫn cách tính cụ thể,...Thực tế công tác quản lý về hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng như thế nào, người viết sẽ trình bày ở chương 3 về “Thực trạng hoạt động kinh doanh của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng -Kiến nghị hoàn thiện”
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÕ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là một trong những ngành ra đời cách đây không lâu nhưng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Do đó, những quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng ngày càng cụ thể, chặt chẽ tuy nhiên vẫn còn một số quy định bất cập gây không ít khó khăn cho quá trình quản lý. Trong chương này sẽ tìm hiểu về thực trạng của pháp luật về kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và từ đó, người viết đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện những quy định này để quá trình quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng được dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 48 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
3.1. Tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
3.1.1. Sự phát triển của hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của các hoạt động thông tin truyền thông thì hoạt động cung cấp dịch vụ Internet công cộng, đặc biệt là các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động. Theo kết quả thanh tracủa Sở Thông tin và Truyền thông, hiện nay hầu hết các đại lý Internet công cộng đều có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Thật vậy, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện có 576 đại lý cung cấp dịch vụ Internet, khi tiến hành Thanh tra 80 đại lý thì các đại lý này đều có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Từ đó cho thấy, bất kì đại lý Internet nào mở ra kinh doanh để được tồn tại phải đi kèm với việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử để phục vụ khách hàng, đặc biệt là đối tượng học sinh.28 Trò chơi điện tử trên mạng ngày càng thu hút đông đảo người tham gia, đặc biệt là thế hệ 8x, 9x. Theo kết quả nghiên cứu “ Hành vi trực tuyến của người Việt Nam” trong năm 2014 của tập đoàn Google và công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres thì tỷ lệ người Việt Nam chơi các trò chơi điện tử trên mạng lên đến 62%, chiếm gần 2/3 người dùng Internet Việt Nam.29
Đặc trưng của đa số các trò chơi điện tử trên mạng là đề cao tính đồng đội trong nội dung của mình nên các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là điểm đến yêu thích của người chơi. Thật vậy, đến các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng người chơi không những vui vẻ hơn khi được chơi cùng với bạn bè mà chất lượng của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cũng là điểm hấp dẫn để thu hút người chơi. Hiện nay, ngày càng có nhiều điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng chất lượng cao với cấu hình mạnh, đường truyền tốt và phần lớn các máy ở đây chất lượng hơn nhiều so với các máy ở nhà. Ngoài ra, đến các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì người chơi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi chơi ở nhà vì họ có thể la hét thoải mái với những người đang cùng thế giới với mình, trong khi đó ở nhà phải kiềm chế, đôi khi phải chịu sự quản thúc của cha, mẹ. Đồng thời, khi đến các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, người chơi có thể tham gia
28
Báo cáo kết quả Thanh tra việc chấp hành pháp luật về Internet và trò chơi trực tuyến trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ ngày 15/10/2010 đến ngày 11/12/2010
29
Trường Nghi, Gần 2/3 người dùng Internet VN chơi game online, Thanh Niên Online,
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140913/gan-23-nguoi-dung-internet-vn-choi-game-online.aspx [Ngày truy cập 16/10/2014]
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 49 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
các giải đấu, các sự kiện hấp dẫn của nhà phát hành.30 Vì các lợi ích trên, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không ngừng thu hút người chơi. Chính vì thế, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng hiện đang là một trong những ngành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những loại hình dịch vụ trên mạng.
Phát triển lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã tác động tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng như hiện nay, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là một trong những lĩnh vực đạt doanh thu cao, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử nói chung, năm 2012 đạt doanh thu hơn 5.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 4.500 lao động và tạo ra doanh thu gián tiếp từ ngành trò chơi điện tử trên mạng khoảng 20.000 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu nội dung, dịch vụ Internet lên tới 20.400 tỷ đồng gồm dịch vụ nội dung di động, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, trong đó trò chơi điện tử trên mạng (chiếm 6.000 tỷ đồng) có doanh thu cao thứ hai sau dịch vụ nội dung di động. Dự báo đến năm 2018 doanh thu về nội dung và dịch vụ Internet sẽ vươn tới 100.000 tỷ đồng, trong đó trò chơi điện tử trên mạng là 12.000 tỷ đồng.31
3.1.2. Hành vi vi phạm thường gặp của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng điện tử công cộng
Hiện nay, các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nằm rải rác ở khắp nơi, tập trung nhiều ở gần trường học, nơi đông dân cư. Tình hình vi phạm của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng ngày càng gia tăng, diễn biến theo chiều hướng phức tạp gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Cụ thể, vừa qua Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ tiến hành thanh tra các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phát hiện 100% điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng này đều có vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt
30 Quán Internet vẫn là điểm đến yêu thích của game thủ tại Việt Nam, Theo Infogame,
http://ictnews.vn/game/quan-internet-van-la-diem-den-yeu-thich-cua-game-thu-tai-viet-nam- 120049.ict [Ngày truy cập 16/10/2014]
31
Công Lý- Đàm Trung, Phát triển Internet ở Việt Nam tốc độ vũ bão, báo Mới,
http://www.baomoi.com/Phat-trien-internet-o-Viet-Nam-toc-do-vu-bao/76/13008544.epi [Ngày truy cập 15/10/2014]
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 50 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.32 So sánh với đợt thanh tra năm 2010, thấy rằng tình hình vi phạm có tăng so với các năm trước vì năm 2010 chỉ có 93,8% các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.33
Qua kết quả so sánh này cho thấy, mặc dù có quy định để quản lý chặt chẽ hơn trong hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng so với trước đây nhưng tình trạng vi phạm không giảm mà lại tăng, điều này chứng tỏ hiệu quả của công tác quản lý, xử lý vi phạm chưa đạt hiệu quả cao.
Các hành vi vi phạm phổ biến của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng gồm: cung cấp trò chơi điện tử gần trường học, cung cấp trò chơi điện tử ngoài khoảng thời gian quy định từ 8 giờ đến 22 giờ hàng ngày. Ngoài ra, các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng còn có các hành vi vi phạm khác như không niêm yết bảng nội quy, biển hiệu không ghi đầy đủ thông tin như quy định, kinh doanh không đúng ngành nghề đăng kí, kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh,...
Các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng vi phạm rất phổ biến điều kiện về khoảng cách, có 61% điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng vi phạm. Khi tìm hiểu nguyên nhân được các chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho biết, do đã được cơ quan chức năng của địa phương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kí hợp đồng đại lý nên họ nghĩ mình được phép kinh doanh. Một số chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khác viện dẫn do thiếu hiểu biết về quy định pháp luật nên vô tình vi phạm. Trong khi đó, thời gian qua các phòng Văn hóa thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông đã có nhiều cuộc triển khai quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho các đối tượng là chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để biết thực hiện nhưng công tác này chưa đạt hiệu quả cao. Hành vi vi phạm này cũng một phần do sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Vì cán bộ tiến hành giải quyết đăng kí kinh doanh không giải thích cụ thể những điều kiện mà tổ chức, cá nhân phải đáp ứng khi
32Báo cáo kết quả Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, cung cấp dịch vụ Internet công cộng và trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ ngày 09/10/2014 đến ngày 22/10/2014
33Báo cáo kết quả Thanh tra việc chấp hành pháp luật về Internet và trò chơi trực tuyến trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ ngày 15/10/2010 đến ngày 11/12/2010
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 51 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
tiến hành hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên, hạn chế này phần nào đã được khắc phục khi Quyết định 16/2014/QĐ-UBND thành phố Cần Thơ thống nhất giao nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cho Ủy ban nhân dân quận, huyện. Bên cạnh đó, công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công công còn thiếu sự quan tâm về nội dung, thiếu sự thẩm tra lại địa điểm đăng kí kinh doanh có gần trường học hay không trước khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nên vô hình chung làm cho việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực này trở thành việc hợp thức hóa cho hành vi vi phạm của các chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Thiếu thống nhất trong việc ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử giữa các phòng Tài chính- Kế