Giai đoạn trước năm 2010

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 27)

5. Bố cục đề tài

1.3.1.Giai đoạn trước năm 2010

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Việt Nam tiến hành xây dựng đất nước, tăng gia sản xuất nhằm phát triển mọi lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Chú trọng phát triển các ngành liên quan đến khoa học công nghệ, điều này sớm được thể hiện trong chủ trương, chính sách của Đảng với nội dung là “phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm những loại hình mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất, kinh doanh và đời sống”.14 Năm 2000, Thông tư 08/2000/TT-BVHTT ngày 28 tháng 4 năm 2000 hướng dẫn quản

14

GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 27 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan

lý trò chơi điện tử ra đời. Đây là những quy định đầu tiên về trò chơi điện tử. Theo Thông tư 08/2000/TT-BVHTT, trò chơi điện tử gồm những trò chơi ở các khu vui chơi giải trí và trò chơi điện tử chơi bằng đĩa (gọi là điện tử đĩa mềm). Đây là hình thức sơ khai của trò chơi điện tử trên mạng ngày nay. Đặc biệt, quy định khoảng cách 200 mét từ nơi cung cấp đến cổng trường học xuất hiện từ đây và quy định này vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay. Trong giai đoạn này, quy định quản lý chung về dịch vụ Internet là

Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet.

Sau đó, Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT/BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày

14/7/2005 quy định về Quản lý đại lý Internet ra đời. Thông tư này chỉ quy định về Đại

lý Internet cung cấp các dịch vụ truy cập, ứng dụng Internet cho người sử dụng. Đến

Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT/BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 quy định về quản lý trò chơi trực tuyến (Game online) ra đời. Thông tư này là bước ngoặt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về trò chơi điện tử trên mạng. Tuy nhiên Thông tư liên tịch 60/2006/TTLT/BVHTT-BBCVT-BCA chỉ đề cập trò chơi trực tuyến mà chưa đề cập đến trò chơi điện tử không có kết nối Internet, trong khi trò chơi không kết nối Internet cũng có những yếu tố bạo lực, đầu rơi, máu cháy..tác động xấu không kém trò chơi trực tuyến.

Bên cạnh đó, Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính Phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động Văn hóa- thông tin, có quy định phạt

tiền từ 500.000 đồng đến 2000.000 đồng đối với Đại lý Internet cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến ngoài giờ quy định hoặc địa điểm cách trường học dưới 200m. Sau đó không lâu, Thông tư 03/2006/TT-BBCVT ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Bộ Bưu Chính, Viễn Thông sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 05/2004/TT- BBCVT đã quy định một số hành vi vi phạm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến trên Internet.

Năm 2007, Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 thông qua quyết định sô 56/2007/QD-TTg

chỉ đạo tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm trò chơi điện tử trọng điểm của Việt Nam, đặc biệt là các trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác, game show truyền hình có nội dung phù hợp với văn hóa, lịch sử Việt Nam.

GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 28 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan

Cùng thời gian này, Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ

thông tin, có quy định hoạt động công nghiệp nội dung gồm có các loại trò chơi điện

tử như trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên điện thoại, trò chơi tương tác trên truyền hình. Đồng thời, còn quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp nội dung nói chung và kinh doanh trò chơi điện tử nói riêng phải tuân theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và một số quy định khác.

Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định

về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên mạng ra đời.

Sau Nghị định này thẩm quyền của Bộ Văn hóa-Thể thao- Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền Thông được tách ra hẳn. Có nghĩa là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý các trò chơi ở các khu vui chơi giải trí, trò chơi điện tử có thưởng; còn Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý các trò chơi điện tử trên mạng.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 27)