5. Bố cục đề tài
3.2.1. Quy định điều kiện thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò
này xuất phát từ các nguyên nhân sau: thứ nhất, do đặc thù hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng liên quan đến khoa học công nghệ cao như máy vi tính nên cần có cách quản lý phù hợp và người quản lý có chuyên môn cao. Thứ hai, các đơn vị kinh doanh không kịp thời cập nhật các quy định pháp luật, đồng thời ý thức chấp hành các quy định pháp luật của các chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn hạn chế. Thứ ba, một số quy định về quản lý và xử lý vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng còn bất cập. Thứ tư, ý thức của một bộ phận người chơi về chấp hành pháp luật chưa cao.
3.2.1. Quy định điều kiện thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng chơi điện tử công cộng
Về thời gian cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không được hoạt động từ sau 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau. Việc siết chặt giờ hoạt động đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng sẽ hạn chế được người chơi thâu đêm suốt sáng tại các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Quy định này không hợp lý vì sau 10 giờ thì nhiều người vẫn có nhu cầu giải trí, đặc biệt đối tượng khách hàng là người trưởng thành. Bởi hằng ngày, họ phải đi làm 8 tiếng và thường chỉ buổi tối mới có thời gian chơi các trò chơi điện tử để thư giãn nhưng không còn nơi nào phục vụ. Quy định này hơi thiếu công bằng đối với họ vì họ đã trưởng thành, có đủ tài chính, có thể kiểm soát và tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Đồng thời, quy định này cũng giảm đáng kể doanh thu của các chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Chắc chắn quy định về thời gian hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đối với người chơi, doanh nghiệp và hộ kinh doanh thì hạn chế nhưng đối với việc quản lý nhà nước thì quy định này phù hợp. Để đảm bảo sức khỏe cho người chơi học tập và làm việc ngày hôm sau, đặc biệt hạn chế tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự xã hội nên quy định này là hợp lý.
Quy định pháp luật là vậy tuy nhiên quy định này thiếu tính khả thi vì chưa có giải pháp nào để kiểm soát việc thực hiện của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể đi sau họ để kiểm tra hoặc lên máy chủ mà không có thiết bị gì kiểm tra kịp thời. Kiểm tra, xử phạt xong rồi thì đâu lại vào đấy, họ vẫn tiếp tục hoạt động trái quy định của pháp luật. Nếu buộc doanh nghiệp
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 55 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
viễn thông ngắt đường truyền thì làm giảm doanh thu của doanh nghiệp này, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc nhiều vào ý thức của doanh nghiệp viễn thông. Mặt khác, nếu doanh nghiệp viễn thông cắt đường truyền thì ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet vào mục đích khác của những người xung quanh, đó cũng là điểm hạn chế.
Để quản lý cũng như xử phạt kịp thời những điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không tuân thủ quy định thời gian hoạt động mà không ảnh hưởng đến những người khác cần có thiết bị thống nhất quản lý Internet. Sao cho ở mọi nơi, cơ quản quản lý chuyên ngành có thể quản lý từng cụm, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoạt động như thế nào...tất cả hiện trên mạng hết. Như thế sẽ kịp thời biết và xử lý những điểm nào hoạt động quá giờ quy định mà không tác động đến những người xung quanh.
3.2.2. Quy định điều kiện khoảng cách của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải cách trường học từ 200 mét trở lên. Đầu tiên, quy định này có điểm chưa được quy định thống nhất giữa các văn bản trong công tác quản lý và công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành. Cụ thể, trong Thông tư 23/2013/TT-BTTTT quy định khoảng cách từ địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tới cổng trường được áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Trong khi đó, Nghị định 174/2013/NĐ- CP quy định chỉ phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đối với hành vi thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét.36
Vì vậy, khi cơ quan Thanh tra phát hiện các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng rất khó khăn trong việc đưa ra quyết định xử lý đối với các điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng gần cổng trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Một vấn đề nữa, đó là cách tính khoảng cách đường bộ ngắn nhất từ địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đến cổng trường. Theo đúng luật giao thông thì điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có thể
36
Điểm a Khoản 2 Điều 69 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 56 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
đối diện với cổng trường học nếu ở giữa 2 địa điểm này có con lươn. Hơn nữa, đặc điểm của giao thông Việt Nam là đường nào ngắn nhất là đi và học sinh cứ thế mà băng ngang, như thế thì học sinh có thể bước qua khoảng cách đó dễ dàng. Điều này gây khó khăn cho cơ quan Thanh tra vì không biết phải căn cứ vào đâu để xử lý.
Để khắc phục hạn chế này, người viết kiến nghị sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 69 Nghị định 174/2013/NĐ-CP thành “ Phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đối với hành vi thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú
dưới 200 mét”. Tiếp theo, cần có sự phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thông
tin và Truyền thông để giải thích cụ thể cách tính khoảng cách đường bộ ngắn nhất, tránh gây chồng chéo. Chắc chắn, không thể tính khoảng cách này theo đúng luật giao thông bởi giải thích như vậy đồng nghĩa với việc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có thể đối điện với cổng trường học. Đồng thời, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông trước khi kí hợp đồng đại lý Internet thì phải đi khảo sát coi những điểm này có gần trường học không, nếu như vậy thì cơ quan quản lý giảm được khối lượng công việc khá lớn mà việc quản lý vẫn đạt hiệu quả cao...
3.2.3. Quy định xử lý vi phạm hành chính
Trong các quy định xử lý vi phạm hành chính của Nghị định 174/2013/NĐ-CP còn bỏ ngõ một số vấn đề. Một là, có quy định xử phạt đối với hành vi không thể hiện đầy đủ các thông tin trên biển hiệu theo quy định nhưng đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có biển hiệu thì không có chế tài. Hai là, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông không có thẩm quyền xử phạt vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Trong khi đây là hành vi vi phạm phổ biến và nguy hiểm của các điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng. Quy định này trở nên nguy hiểm hơn khi Nghị định 72/2013/NĐ-CP có quy định diện tích phòng máy nhưng không quy định khoảng cách giữa các máy. Từ quy định này có thể thấy, nếu khoảng cách giữa các máy không bảo đảm theo quy định phòng cháy chữa cháy dễ gây sức nóng, cháy nổ đe dọa sức khỏe người chơi.
Nhìn nhận được vấn đề như thế, người viết đề xuất bổ sung quy định xử phạt đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không có biển hiệu. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cần bổ sung quy định về khoảng cách giữa các máy
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 57 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
trong phòng máy để đảm bảo an toàn sức khỏe người chơi và đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Để quy định này hiệu quả hơn người viết kiến nghị giao nhiệm vụ cho Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông xử phạt vi phạm hành chính đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không đảm bảo về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
3.3. Một số kiến nghị khác liên quan
3.3.1. Quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bằng các biện pháp hành chính
Nhìn chung những tồn tại của các quy định về thời gian hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhằm mục đích hạn chế tác động tiêu cực của các trò chơi điện tử, tuy giải pháp này chưa thực sự hợp lí. Có một giải pháp tốt hơn để quản lý người chơi và nội dung các trò chơi điện tử đó là các biện pháp hành chính như chứng minh thư điện tử, thanh toán tiền trò chơi điện tử qua thẻ và các biện pháp đối chiếu thông tin người chơi. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên sớm có cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin cá nhân của người dân để việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Biết rằng Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn về kinh tế, trình độ khi tiến hành các biện pháp này nhưng cũng phải thử tính toán. Việc quản lý này không chỉ phục vụ cho việc quản lý riêng lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà còn phục vụ được nhiều lĩnh vực khác trong xã hội.
3.3.2. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Đầu tiên, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý vi phạm của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tạo ra một sân chơi lành mạnh, một dịch vụ giải trí có ích cho xã hội. Đặc biệt là công tác thanh tra đột xuất, kịp thời ngăn chặn, xử lý khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của các cơ sở kinh doanh.
3.3.3. Tiếp tục hoàn thiện văn bản xử lý và chế tài để không bỏ sót hành vi vi phạm
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng sẽ không ngừng phát triển. Song song với sự phát triển đó sẽ phát sinh nhiều hành vi vi phạm mới với mức độ ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 58 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
thiện văn bản xử lý các hành vi vi phạm và chế tài trong lĩnh vực này để đảm bảo không bỏ sót hành vi vi phạm và đủ nghiêm khắt để răn đe những trường hợp vi phạm.
3.3.4. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến với mọi người trong xã hội
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử cho học sinh, sinh viên. Tăng cường phổ biến các quy định pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, duy trì chế độ báo cáo định kỳ về công tác phát triển, kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý.
Thứ hai, triển khai các biện pháp cảnh báo để phòng tránh các tác động tiêu cực của trò chơi điện tử; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng; hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho các chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Thứ ba, giới trẻ cần nâng cao nhận thức về tác hại của việc chơi trò chơi điện tử để tự điều chỉnh chính mình, không chìm đắm trong “cám dỗ” thế giới ảo. Đối với lứa tuổi học sinh, cần có sự phối hợp tác động tích cực từ phía phụ huynh, nhà trường và các đoàn thể xã hội để làm sao giúp các em sử dụng internet, trò chơi điện tử theo hướng tích cực.
Qua phân tích trên ta thấy, hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đang phát triển rất nhanh, với tốc độ phát triển như thế này thì nhu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này ngày càng lớn. Đặc biệt, việc chơi trò chơi điện tử tác động rất nhiều đến sinh hoạt, học tập của người chơi, đồng thời tác động không nhỏ đến xã hội. Chính vì thế, việc chơi các trò chơi điện tử trong mắt mọi người là không tốt, do đó dự thảo áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trò chơi điện tử và dịch vụ cung cấp trò chơi điện tử công cộng nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Sự ra đời của Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Thông tư 23/2013/TT-BTTTT đã đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nhiều quy định chưa hợp lý như quy định về thời gian hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, điều kiện về khoảng cách và một số hành vi vi phạm chưa có chế tài. Để khắc phục những hạn chế các quy định cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, người viết đã đưa ra một số đề xuất như: Thứ nhất, có thiết bị thống nhất quản lý Internet để kịp thời biết và xử lý những điểm nào hoạt động quá giờ quy định mà không tác động đến những người
GVHD: Ts. Cao Nhất Linh 59 SVTH: Huỳnh Thị Kim Lan
xung quanh. Thứ hai, bổ sung các địa điểm: trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú vào phải cách điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên 200m. Thứ ba, bổ sung chế tài đối với hành vi kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không có biển hiệu, bổ sung thẩm quyền của Thanh tra trong xử phạt hành vi không bảo đảm điều kiện về phòng cháy, chữa cháy của các điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Ngoài ra, có thể quản lý các điểm cung
cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bằng các biện pháp khác như chứng minh thư điện tử, thanh toán tiền trò chơi điện tử qua thẻ hay đối chiếu thông tin người chơi. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến với mọi người trong xã hội. Đặc biệt, gia đình, nhà trường và xã hội phải quan tâm đến các em và chính các em cũng phải nhận thức được cái tốt, cái xấu góp phần hạn chế tác động tiêu cực của loại hình giải trí này.
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, việc xuất hiện các loại hình dịch vụ mới là điều tất yếu cũng như kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phát triển ở nước ta là một minh chứng. Vấn đề đặt ra là phải làm sao quản lý