Ngƣời Tày ở xã Nghĩa Đô

Một phần của tài liệu Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) (Trang 52)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3.3. Ngƣời Tày ở xã Nghĩa Đô

Ngƣời Tày là chủ nhân của vùng đất Nghĩa Đô và là tộc ngƣời đa số, có lịch sử cƣ trú lâu đời nhất tại đây. Nằm trong tuyến đệm giữa Tày - Nùng vùng Đông Bắc và Tày - Thái vùng Tây Bắc, đại bộ phận những nét văn hóa truyền thống của ngƣời Tày ở Nghĩa Đô mang những nét chung của ngƣời Tày ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, ngƣời Tày ở Nghĩa Đô có những nét

45

văn hóa đặc trƣng riêng biệt, không giống với ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc hay Tây Bắc.

Điểm khác biệt đầu tiên thể hiện ở ngôn ngữ, tiếng nói. Âm vựng tiếng Tày Nghĩa Đô khi phát ra thành tiếng là âm lƣợng trong, cứng, dứt khoát, rõ ràng và mạnh mẽ. Ngƣời Tày ở Hà Giang, ngay các xã liền kề, tiếng nói phát ra nghe nặng nề và đục giọng. Ngƣời Tày từ Xuân Hòa trở xuống Lục Yên (Yên Bái) sang bên sông Hồng phát ra trong nhẹ, lả lƣớt, êm dịu. Ngoài 24 chữ cái theo tiếng Việt, tiếng Tày vùng Nghĩa Đô còn có thêm 4 âm vựng. Đó là các chữ pj, phj, mj, bj để ghép vào đầu một số chữ cái phổ biến ở nơi đây, ví dụ nhƣ pja (cá), phja (mắt)….Đặc biệt, trong 6 thanh của tiếng Việt, tiếng Tày ở Nghĩa Đô còn có một thanh Lửng giữa thanh Bằng và thanh Sắc. Chính lƣợng vần Lửng trong vốn từ chiếm tới 20% lƣợng từ nói thông thƣờng trong giao tiếp hàng ngày của đồng bào vùng này [107; tr.8]

Điểm khác biệt thứ hai thể hiện ở trang phục của ngƣời phụ nữ. Phụ nữ vùng này mặc váy lửng, vát hình ống nƣớc (phại pái lẳng), phía trƣớc trễ xuống hình đuôi tôm đúng lƣng cẳng chân, đằng sau kéo lên hình cánh cung, để hở lƣng sau, trong khi đó phụ nữ ngƣời Tày vùng Đông Bắc lại mặc váy dài phủ kín mắt cá chân.

Các lễ hội truyền thống của ngƣời Tày ở Nghĩa Đô gồm có lễ hội mừng năm mới tổ chức vào ngày mùng 1, 2 và mùng 3 tết Nguyên đán, Hội lồng tồng tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 5 âm lịch, Lễ hội kiệu trâu vào đền Mƣờng tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Bên cạnh đó, còn có các nghi lễ khác tổ chức trong phạm vi gia đình nhƣ: lễ ăn cơm mới, lễ mừng cốm, lễ hội Pang Luông đƣợc tổ chức ở các gia đình thầy Then [107; tr. 7].

46

Tiểu kết chƣơng 2

Là một vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, Nghĩa Đô có những lợi thế nhất định trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Với sự đầu tƣ của Nhà nƣớc thông qua các chƣơng trình, dự án phát triển (Chƣơng trình 134, 135; Dự án 327, 661) cũng nhƣ đầu tƣ của những tổ chức nƣớc ngoài (UNICEF, tổ chức của Mỹ và Canada), đời sống của ngƣời dân Nghĩa Đô đang ngày càng đƣợc cải thiện. Nguồn sinh kế đa dạng (nông nghiệp, lâm nghiệp, phi nông nghiệp) cùng với vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài khiến bộ mặt Nghĩa Đô đang thay đổi từng ngày.

Ngƣời Tày là tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam, nhƣng lại là cƣ dân đa số và là chủ nhân khai phá, xây dựng, tạo nên bản sắc văn hóa cho vùng đất Nghĩa Đô. Cùng với những nét đặc trƣng văn hóa chung của ngƣời Tày, văn hóa của cộng đồng ngƣời Tày tại Nghĩa Đô có những nét riêng biệt nhất định, thể hiện rõ nét ở trang phục và ngôn ngữ. Những nét độc đáo, riêng biệt của văn hóa Tày vẫn rất đậm nét cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội nơi đây.

47

Chƣơng 3. NGHI LỄ THEN GIẢI HẠN CỦA NGƢỜI TÀY Ở NGHĨA ĐÔ: NHỮNG QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH

3.1. Những quan niệm của người Tày Nghĩa Đô liên quan tới nghi lễ

Then giải hạn

3.1.1. Quan niệm về vũ trụ

Ngƣời Tày Nghĩa Đô quan niệm vũ trụ có 5 tầng. Thiên đƣờng thƣợng giới là tầng cao nhất, gọi là mướng phạ. Đây là tầng của Ngọc Hoàng Thƣợng Đế và mƣờng thiên đƣờng - nơi hồn ma của loài ngƣời khi chết sẽ đến. Thứ hai, tầng không gian vũ trụ bao la, gọi là mường bôn, là mƣờng của mây gió trời xanh, hồn ma chết vô gia cƣ. Thứ ba, tầng thế gian - mặt đất, tầng dành cho con ngƣời và muôn loài sinh sống. Thứ tƣ, tầng dƣới nƣớc, xứ ấy là miền do Long Vƣơng, thủy thần quản lý. Các thần nơi thủy cung thƣờng lên mặt đất để rình bắt hồn vía của những ngƣời con trai, con gái đẹp đi làm bạn tình. Tầng cuối cùng, nằm sâu dƣới đất là tầng âm phủ. Khi sống, nếu ai đó làm điều xấu, điều ác, hại nhân thì khi chết sẽ bị đày xuống tầng âm phủ, không có điều kiện để đậu thai, tái sinh đƣợc nữa.

3.1.2. Quan niệm về ma (phi), vía (khoăn), số phận (thổ), tƣớng mạo (mình)

Quan niệm về ma

Ma là hiện tƣợng siêu nhân, vô hình do ý thức con ngƣời tạo ra. Ngƣời Tày Nghĩa Đô quan niệm có 8 tập hợp ma, thứ tự từ cao xuống thấp.

Thứ nhất: hệ ma trên trời (Ngọc Hoàng Thƣợng Đế). Hệ này là ma có quyền uy, phép thuật cao nhất, ở trên thiên đƣờng, nhìn thấy khắp nơi và biết mọi việc ở thế gian vũ trụ. Ngọc Hoàng Thƣợng Đế là vua của hệ ma trên trời. Ngọc Hoàng có lãnh thổ là vũ trụ bao la, đất đai, sông núi. Ngọc Hoàng Thƣợng đế không những là vua của hệ ma trên trời mà là vua của tất cả các loại ma quỷ. Đội quân của Ngọc Hoàng có nhiều, nhƣng đƣợc chia thành mấy nhóm sau: Nhóm cận thần bên cạnh Ngọc Hoàng gồm có: Nam Tào, Bắc Đẩu,

48

Nhƣ Quan Khâm Sai của các vƣơng triều ngƣời trần, chuyên đi làm việc dƣới sự chỉ bảo của Ngọc Hoàng; Nhóm thần có thần mặt trời, thần sấm sét, thần mƣa, thần gió, thần quản trị cung đình…; Nhóm quỷ là một tập hợp quân, vừa làm điều thiện, vừa làm điều ác; Nhóm phục vụ hầu hạ gồm: phụ hoàng, các công chúa, nữ chúa.

Loại ma thứ hai là các thánh thần ngự trị ở các núi cao, hang động lớn, bao gồm thiên thần thổ địa, thần lửa, thần cây to, chuyên cai quản cả một vùng rộng lớn hệ thống núi nhất định. Ở Nghĩa Đô, các núi lớn có thần canh giữ nhƣ núi Đại Thần, Tham Thẩu, Khau Quang, Khau Phấy, Khau Cấn, Khau Ung…

Loại ma thứ ba là các thần đồi núi thấp ở gần làng, gần bản, nơi có cộng đồng dân cƣ sinh sống. Nhóm này có rất nhiều loại, đứng đầu là thần của tên núi đó.

Loại ma thứ tƣ là ma tổ của dòng họ, của từng gia đình. Ngƣời Tày nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên, có nhà thờ đến 5 đời, nhƣng chủ yếu là thờ đến đời thứ ba. Ma tổ có 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là đi lên thiên đàng thƣợng giới, ở lãnh địa nào là do Ngọc Hoàng Thƣợng Đế phân chia theo từng tộc, từng họ riêng. Ngƣời Tày khi làm giỗ ngƣời chết thì chỉ làm một lần để đƣa hồn lên thiên đàng với tổ tiên. Lên thiên đàng không phải để đậu thai sinh lại, mà là lên trên ấy với ông bà, tổ tiên. Nhóm thứ hai là đi theo thể xác ở nghĩa địa, nhập hội với tổ tiên đi trƣớc ở nghĩa địa đó, thành một nhóm ma của một dòng họ. Ngƣời Tày ở Nghĩa Đô không có nghĩa địa chung. Mỗi dòng họ có một nghĩa địa riêng, rải rác trên những mảnh đất tốt ở các chân đồi núi thấp. Nhóm thứ ba là đi theo con cháu về nhà của mình ở, hoặc nhà con cháu trong nội tộc làm ma tổ và đƣợc thờ bởi ống nhang bằng cây nứa ở vách cửa sổ, gian đứng số một trong nhà sàn. Ma tổ này trực tiếp ở với ngƣời sống, bảo vệ, phù hộ cho con cháu. Ngày lễ tết hay những ngày trong nhà có việc lớn đều đƣợc con cháu thắp hƣơng.

49

Loại ma thứ năm là loại ma ở những gia đình làm nghề thầy thuốc, thầy cúng, chuyên nghề trị ốm đau, cứu ngƣời. Ngƣời Tày đặt tên cho những loại ma này là “then thư”, dịch ra chung là tổ thƣ, pháp thƣ. Ở gia đình những ngƣời hành nghề cúng bái, loại ma “then thƣ” này vừa là ma tổ chung, vừa là tổ thƣ, pháp thƣ, thờ ở vị trí thứ hai, sau hoặc ngoài ống nhang thờ ma tổ.

Loại ma thứ sáu là Mật (phi phai ra), là loại ma của những ngƣời chết vô gia cƣ, không có dòng tộc, con cháu tôn thờ và các loài động vật bốn chân mà con ngƣời nuôi. Mật này chỉ ở vị trí chôn cất.

Loại ma thứ bảy là ma cà rồng, ma ôn, ma điên, ma dại. Loại ma này là vía của một số ngƣời biến thành. Đây là loại ma ác, ngƣời nào mà bị ma cà rồng nhập vào là ốm đau triền miên, gia đình ngƣời đó thì khuynh gia, bại sản.

Loại ma thứ tám là Long Vƣơng, thủy tề, chuyên ở dƣới nƣớc. Long Vƣơng có đội quân ở gần ngƣời nhất là Thuồng Luồng. Khi thấy con gái đẹp, phụ nữ đến tuổi sinh sản ốm đau, chữa thuốc mà lâu chƣa khỏi, khát nƣớc, da vàng là do Long Vƣơng bắt vía.

Ngoài 8 loại ma này ra, ngƣời Tày ở Nghĩa Đô quan niệm còn có nhiều loại ma thần khác nhƣ Bà Mụ, Ông Bụt, Ông Tiên, Cô Tiên, Hằng Nga. Đây là những loại ma thần thân thiện, giúp đỡ con ngƣời.

Quan niệm về vía (khoăn)

Cũng giống nhƣ nhiều tộc ngƣời khác, ngƣời Tày Nghĩa Đô cũng quan niệm con ngƣời có hai phần: phần thể xác và phần hồn. Phần thể xác là hình dáng, thể tạng, trang phục, hành động, lời nói của con ngƣời mà ngƣời khác cảm nhận đƣợc. Phần hồn là phần không nhìn thấy, không cảm nhận đƣợc, hiểu biết qua tƣởng tƣợng của mọi ngƣời, gọi là vía. Khi ngƣời còn sống thì nó là vía, khi chết đi là ma. Vía của ngƣời có loại vía chính và bóng vía (khoăn ngấu). Vía chính thì đàn ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía. Đàn bà hơn đàn

50

ông 2 vía vì đàn bà phải sinh con, chia vía gốc cho con. Bóng vía thì đàn ông có 70 bóng vía, đàn bà có 90 bóng vía.

Mỗi ngƣời có ba nhóm vía. Nhóm thứ nhất là vía hộ thân (khoăn ngấu), có 3 vía luôn đi theo ngƣời, bảo vệ ngƣời. Nhóm thứ hai là vía chuyên đi làm mọi việc (khoăn ham), chuyên đi lao động sản xuất, kiếm các thứ về nuôi khoăn khấu. Nhóm thứ ba là nhóm đi ngoại giao (khoăn tam bách), luôn đi thăm dò tin tức, có gì thì báo cho cơ thể biết bằng cách báo mộng qua những giấc mơ. Mỗi nhóm vía có 3 con (tham tua khoăn) và có 30 bóng vía (tham thíp khoăn ngấu). Trong số vía này, nếu không có con nào bị ma bắt, ma hại thì ngƣời khỏe mạnh bình thƣờng. Nếu có vía bị bắt đi thì ngƣời sẽ ốm yếu.

Vía ngƣời cũng có nhiều loại, nhiều kiểu: có vía già, vía khỏe (khoăn kheng); có vía non (khoăn ón); có vía dữ (khoăn rại). Đại bộ phận con ngƣời đều có vía già, vía khỏe. Có một nhóm ngƣời có vía non, những ngƣời này thƣờng hay bị ma làm, ma nhập. Ngƣời nào có vía dữ thì thƣờng đem lại cho ngƣời ta điều rủi ro.

Quan niệm về số phận (thổ)

Mỗi con ngƣời có một số phận riêng. Khi số phận trục trặc thì con ngƣời long đong, lận đận. Số phận đã hết thì cơ thể của ngƣời bị chết. Vì vậy, ốm đau, tai nạn, rủi ro hay khi gặp may, giàu có đều là do số phận của ngƣời đó.

Quan niệm về tướng mạo (mình)

Tƣớng mạo là hình dạng, phong thái của mỗi ngƣời. Từ phong thái của mỗi ngƣời, ngƣời ta có thể nhận diện đƣợc gần đúng về bản thân ngƣời ấy.

Cách tìm ra ma (mjõ)

Nhƣ đã nói, ngƣời Tày Nghĩa Đô quan niệm có 8 loại ma. Để tránh việc bị ma làm hại, ngƣời Tày nơi đây có những cách tìm ra ma để phòng trừ những chuyện không mong muốn trong cuộc sống. Ở cộng đồng ngƣời Tày Nghĩa Đô, có một số ngƣời có khả năng đặc biệt là tìm ra ma, đó là thầy bói, thầy xem sách chữ Nho và Then.

51

Qua vũ trụ quan cũng nhƣ quan niệm của ngƣời Tày ở Nghĩa Đô về phi, khoăn, thổ, mình, chúng ta thấy rõ nét sự ảnh hƣởng của Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), đặc biệt là ảnh hƣởng của Đạo giáo trong tâm thức ngƣời Tày nơi đây. Sự ảnh hƣởng này biểu hiện ở sự tiếp thu các quan niệm về thế giới và hệ thống thần linh của Đạo giáo. Trong tâm thức dân gian, các vị thần linh (Ngọc Hoàng, Thái Thƣợng Lão Quân, Phật Bà Quan Âm…) không hình thành một hệ thống chặt chẽ, mà mang nặng tính pha tạp, hỗn độn. Ảnh hƣởng của Phật giáo đƣợc thể hiện rõ nét qua biểu tƣợng Phật Bà Quan Âm - một vị thần cứu vớt, che chở cho con ngƣời và quan niệm Diêm Vƣơng. Phật Bà Quan Âm và Diêm Vƣơng là sự hòa trộn giữa Phật giáo và Đạo giáo, đã đƣợc dân gian hóa.

3.1.3. Nguyên nhân thực hành nghi lễ Then giải hạn

Để lý giải vấn đề này, chúng tôi muốn bắt đầu bằng một số trƣờng hợp cụ thể mà chúng tôi đã khảo sát ở địa bàn nghiên cứu.

Trường hợp 1: Gia đình ông Tuân (Bản Lằng- Nghĩa Đô)

Ông Tuân, sinh năm 1965, là bí thƣ Bản Lằng. Gia đình ông có 2 ngƣời con, con trai đầu sinh năm 1988, con gái út sinh năm 1992, đều chƣa lập gia đình và đều đã học hết cấp III. Nguồn sinh kế chủ yếu của gia đình ông là canh tác lúa nƣớc, trồng chè, chăn nuôi (lợn). Gia đình ông Tuân tiến hành nghi lễ Then giải hạn gần đây nhất là vào tháng 8 năm 2009 (âm lịch). Ông cho biết, vào tháng 8 năm 2009 (âm lịch), ngƣời con trai cả của ông bị chém khi đang đi trên đƣờng. Dù đã dùng thuốc tây và thuốc nam nhƣng cậu con trai vẫn không khỏe và đau nhiều. Lo lắng cho sức khỏe của ngƣời con trai, ông Tuân đi xem bói ở Hà Giang và đƣợc thầy cho biết gia đình ông cần làm lễ Then giải hạn cho cậu con trai này vì hồn vía của cậu một phần vẫn ở nơi cậu bị chém.

52

Trường hợp 2: Gia đình ông Canh (bản Nà Khƣơng - Nghĩa Đô)

Vào tháng 9 năm 2011 (âm lịch), ông Canh bị đau nửa ngƣời bên trái mà không rõ lý do. Ông có đến trạm xá khám, lấy thuốc về uống nhƣng không đỡ. Vợ của ông đã đến nhà ông Tiên ở Nam Hòa - Hà Giang để xem bói và đƣợc ông Tiên cho biết ông Canh sở dĩ bị bệnh nhƣ vậy là do vợ ông đóng đinh ở trƣớc bàn thờ gây kinh động đến tổ tiên.

Trường hợp 3: Gia đình ông Nha (Bản Hón - Nghĩa Đô)

Gia đình ông Nha có 6 ngƣời cùng sinh sống: gia đình ông với 3 ngƣời con cùng bố ruột của ông. Ông Nha từng làm công an xã Nghĩa Đô. Gia đình ông làm lễ Then giải hạn gần đây nhất là vào 10/11/2010 (âm lịch). Ngƣời đƣợc giải hạn là ông Tóm, 80 tuổi (bố ông Nha). Ông Tóm bị ốm vào khoảng tháng 10/2010 (âm lịch). Ông đã đi chữa trị ở 1 bệnh viện tại Hà Nội đƣợc 2 tuần, cùng với đó là dùng thuốc nam nhƣng không khỏi. Vì thế, gia đình ông Nha tiến hành làm nghi lễ Then giải hạn cho ông.

Trường hợp 4: Gia đình ông Thin (bản Nà Uốt - Nghĩa Đô)

Gia đình ông Thin tiến hành nghi lễ Then giải hạn lần gần đây nhất là vào 9/7/2011 (âm lịch). Lý do mà gia đình ông đƣa ra là trong vòng một tháng, những con vật nuôi của gia đình bị chết mà không rõ nguyên nhân. Ông Thin đi xem bói và đƣợc thầy nói rằng vì năm này ông Thin gặp hạn ở tuổi 53, và cần làm nghi lễ Then giải hạn.

Phân tích bốn trƣờng hợp trên, chúng tôi nhận thấy ngƣời Tày Nghĩa Đô tiến hành nghi lễ Then giải hạn bởi 3 lý do. Thứ nhất, họ hay những thành viên trong gia đình của họ gặp phải những rủi ro lớn, hay những ốm đau bất thƣờng mà họ cho rằng không thể lý giải chúng đƣợc bằng những tri thức khoa học. Đó là trƣờng hợp của gia đình ông Tuân và ông Canh chúng tôi đã nói ở trên. Với gia đình ông Tuân, việc con trai cả của ông đi trên đƣờng bị chém là một rủi ro quá lớn, một tai nạn quá lớn, quá sức tƣởng tƣợng của họ. Những bất an cho sức khỏe của con trai, cùng với những bất an về tinh thần

Một phần của tài liệu Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)