6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Khái niệm
Trong khi tôi cố gắng chỉ ra rằng đời sống tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Tày vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho các nghiên cứu nhân học thì tôi cũng phải đối diện với những câu hỏi là dù có sự phát triển đáng kể về kinh tế, xã hội, tri thức khoa học trong những thập kỷ vừa qua, nhƣng vì sao những sinh hoạt tín ngƣỡng nói chung và các nghi lễ Then giải hạn nói riêng của ngƣời Tày và nhất là của ngƣời Tày ở địa bàn nghiên cứu vẫn trỗi dậy, chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh của các cƣ dân? Những thực hành nghi lễ Then giải hạn nhƣ thế xuất phát từ niềm tin gì, có nguyên nhân từ đâu, có phải cuối cùng là nhằm mục đích bảo vệ con ngƣời vƣợt qua hay thoát khỏi những bất an, bất ổn, rủi ro và đạt đƣợc sự an toàn ở một mức độ nhất định nào đó hay không?
Khi con ngƣời đối diện hay cảm nhận đƣợc những nguy hiểm hay sự đe dọa nào đó thì thƣờng nghĩ đến an ninh nhiều hơn. Trong tiếng Anh, „security‟ (an ninh) không chỉ bao hàm trạng thái an ninh nhƣ tránh đƣợc
19
nguy hiểm, khỏi bị lo sợ mà bao gồm việc bảo vệ an ninh và cơ cấu của an ninh. Trong tiếng Việt, „an ninh‟ là trật tự xã hội, tình hình chính trị yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm. Nhƣ vậy, điểm chung nhất của các khái niệm về an ninh là không tồn tại một sự đe dọa hay nguy hiểm nào đó dƣới cả hai hình thức hữu hình và vô hình. An ninh không chỉ phản ánh những hiện thực hữu hình mà còn đề cập đến cả những trạng thái tâm lý vô hình của con ngƣời, nhƣ cảm giác an toàn, bình an hay cảm giác nguy hiểm, bất an.
Khái niệm „an ninh con ngƣời‟ xuất hiện vào đầu những năm 90 với đóng góp của Mahbub ul Haq và Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme). Theo đó, nỗ lực phát triển con ngƣời trở thành trọng tâm của tƣ tƣởng phát triển và những chính sách phát triển, đó là sự bảo vệ cho các cá nhân con ngƣời, các cộng đồng chứ không chỉ đơn thuần là sự phát triển kinh tế vĩ mô. Báo cáo phát triển con người năm 1994 của UNDP xác định an ninh con ngƣời là “sự an toàn của con ngƣời trƣớc những đe dọa triền miên và sự bảo vệ con ngƣời trƣớc những biến động bất thƣờng tổn hại đến cuộc sống” [33; tr. 18].
Theo nghĩa hẹp, an ninh con ngƣời tập trung vào các mối đe dọa bằng bạo lực đối với cá nhân. Theo nghĩa rộng, các nhà nghiên cứu đều cho rằng Báo cáo phát triển con người năm 1994 của UNDP đã đề cập một cách khá toàn diện về khái niệm an ninh con ngƣời. Theo đó, an ninh con ngƣời có hai khía cạnh: an toàn trƣớc những mối đe dọa triền miên nhƣ đói khát, bệnh tật, áp bức; con ngƣời cần đƣợc bảo vệ trƣớc những biến động bất thƣờng và có hại đối với cuộc sống hàng ngày, dù ở trong gia đình, nơi công sở hay ở cộng đồng [33, tr.19].
Ủy ban An ninh con ngƣời của Liên Hợp Quốc định nghĩa an ninh con ngƣời là phải bảo vệ các giá trị cơ bản quan trọng nhất trong cuộc sống của tất cả mọi ngƣời theo hƣớng tăng cƣờng khả năng tự do lựa chọn và hƣởng thụ của con ngƣời, nghĩa là bảo vệ con ngƣời khỏi những mối đe dọa và tình huống nguy hiểm và hiện hữu ở khắp mọi nơi [33; tr. 19]. Nhiều nƣớc trên thế
20
giới ủng hộ cách tiếp cận này của Liên Hợp Quốc, nhất là châu Á, mà đại diện là Nhật Bản. Nhật Bản cho rằng an ninh con ngƣời bao quát một cách tổng hợp tất cả các mối đe dọa đối với sự tồn tại, cuộc sống hàng ngày và nhân phẩm của con ngƣời [33; tr. 20]
Báo cáo phát triển con người năm 1994 của UNDP đã miêu tả an ninh con ngƣời:
“[…] có nghĩa là an toàn từ các mối đe dọa đói nghèo, bệnh tật, tội phạm, sự đàn áp. Nó cũng có nghĩa là bảo vệ khỏi sự đổ vỡ có hại và bất ngờ trong mẫu hình của đời sống hàng ngày tại gia đình, công việc, trong cộng đồng hay trong môi trƣờng của chúng ta” [33; tr. 25]. Báo cáo cũng khẳng định an ninh con ngƣời đƣợc cấu thành từ 7 yếu tố: an ninh kinh tế (bảo đảm việc làm và thu nhập); an ninh lƣơng thực (không bị thiếu ăn); an ninh sức khỏe, cả về thể xác lẫn tinh thần (không bị dịch bệnh, v.v.); an ninh môi trƣờng (không bị ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc…); an ninh cộng đồng (duy trì bản sắc văn hóa, đặc trƣng dân tộc); an ninh chính trị (bảo đảm quyền tự do cơ bản của con ngƣời về dân sự, chính trị).
Trong vô số các khía cạnh của sự an ninh con ngƣời thì an ninh về sức khoẻ thể xác và tinh thần là những vấn đề quan trọng mà con ngƣời luôn mong muốn và tìm cách đạt đƣợc các mục tiêu này theo những cách khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm an ninh con ngƣời nhất là ở khía cạnh an ninh sức khỏe và kinh tế ý nghĩa là một trong những những mục tiêu quan trọng của các nghi lễ Then giải hạn.