Các nghiên cứu về an ninh con ngƣời

Một phần của tài liệu Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) (Trang 28)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2. Các nghiên cứu về an ninh con ngƣời

Trên phạm vi quốc tế, vấn đề an ninh con ngƣời đƣợc nhiều học giả quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ta có thể kể ra ở đây một vài công trình tiêu biểu: Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 1994, An ninh con người ngày nay của Ủy ban An ninh con ngƣời năm 2003.

21

Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng nghiên cứu vấn đề này trên rất nhiều phƣơng diện. Có thể kể ra ở đây một số công trình nhƣ đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện quan hệ quốc tế có tựa đề “Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: tác động đối với ASEAN và Việt Nam” (2004) do tác giả Nguyễn Phƣơng Bình làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đề cập đến những cách tiếp cận khác nhau về an ninh phi truyền thống ở khu vực Đông Nam Á cũng nhƣ quan điểm và sự hợp tác của ASEAN và Việt Nam về vấn đề an ninh phi truyền thống. Nội dung nổi bật đƣợc thể hiện trong đề tài là vấn đề an ninh con ngƣời với ý nghĩa là một biểu hiện của an ninh phi truyền thống. Vấn đề an ninh con ngƣời đƣợc xem xét trong đề tài này dừng lại ở việc thể hiện các quan điểm khác nhau về an ninh con ngƣời.

Công trình nghiên cứu Chênh lệch về phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN (2006) do tác giả Nguyễn Xuân Thắng chủ biên đề cập tới tiếp cận về an ninh trong xu thế toàn cầu hóa, từ an ninh truyền thống sang an ninh phi truyền thống mà trọng tâm là an ninh con ngƣời dựa trên nền tảng là an ninh kinh tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Các thách thức an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á và tác động tới Việt Nam” (2007) của Học viện Quan hệ quốc tế có chuyên đề “An ninh con ngƣời” do tác giả Tạ Minh Tuấn thực hiện giới thiệu tổng quan về an ninh con ngƣời, từ khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành của an ninh con ngƣời. Công trình Quyền con người - tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội (2009) tác giả Võ Khánh Vinh chủ biên, có chuyên đề “Quyền con ngƣời và an ninh con ngƣời”, trong đó tác giả xem xét vấn đề quyền con ngƣời trong mối liên hệ với an ninh con ngƣời cũng nhƣ những điểm giao thoa và những nội dung khác biệt của hai khái niệm trong cùng một đối tƣợng tham chiếu là con ngƣời. Một số tác giả khác cũng đề cập đến an ninh con ngƣời ở các bối cảnh và không gian khác nhau, nhƣ phân tích các đặc điểm của an ninh con ngƣời và xem xét an ninh con ngƣời là một mục tiêu của tiến trình hình thành và phát triển của cộng

22

đồng ASEAN trong tƣơng lai, hoặc “Vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại” (năm 2012).

Đánh giá chung, chúng tôi nhận thấy dù vấn đề an ninh con ngƣời đƣợc đề cập khá nhiều nhƣng lại thiên về nhấn mạnh đến các khía cạnh an ninh kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng, luật pháp, v.v. ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong khi đó, khía cạnh an ninh sức khỏe thể xác và tinh thần, nhất là gắn nó với đời sống tín ngƣỡng và nghi lễ thì còn rất ít nghiên cứu. Về trƣờng hợp Việt Nam, một trong những nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này có lẽ là của tác giả Oscar Salemink. Với bài viết “Tìm kiếm an toàn tinh thần trong xã hội Việt Nam đƣơng đại” (2010), tác giả đã nhìn từ lăng kính an ninh con ngƣời để đánh giá đúng những động lực và chủ đích đa dạng bằng cách định vị những thực hành lên đồng trực tiếp trong bối cảnh hiện nay, kết nối những lo lắng, bất an và bất định, kết nối khía cạnh tinh thần và thể lý thuộc an ninh con ngƣời. Trong nghiên cứu này, tác giả đã gắn vấn đề an ninh con ngƣời với sự gia tăng của các thực hành nghi lễ ở Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn tiếp tục khám phá và gắn các quan niệm và thực hành nghi lễ Then giải hạn của ngƣời Tày với khía cạnh an ninh sức khỏe và kinh tế của con ngƣời.

Tiểu kết chƣơng 1

Văn hóa Tày và nhất là đời sống tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Tày đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, các nghi lễ Then của ngƣời Tày thu hút sự quan tâm nghiên cứu của một số nhà khoa học, trong đó có một số là ngƣời Tày nghiên cứu về ngƣời Tày. Các tác giả đều nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa của các nghi lễ Then trong đời sống văn hóa Tày và có hƣớng tiếp cận thiên về hình thức diễn xƣớng.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi một mặt ủng hộ tính hữu ích của việc xem xét các nghi lễ Then của ngƣời Tày (cũng nhƣ cả một số nghi lễ khác của

23

các tộc ngƣời khác, ví dụ nhƣ nghi lễ lên đồng, v.v.), nhƣng mặt khác cũng muốn nhấn mạnh thêm đến khía cạnh an ninh con ngƣời, nhất là an ninh về sức khỏe và kinh tế trong những quan niệm và thực hành của nghi lễ Then giải hạn của ngƣời Tày. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng nghi lễ Then giải hạn không phải là một nghi lễ trong chu kỳ đời ngƣời của ngƣời Tày, nhƣng lại đang là một nghi lễ rất phổ biến và có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống của cộng đồng ngƣời Tày ở địa bàn xã Nghĩa Đô. Nghi lễ Then giải hạn không chỉ là sự thể hiện những giá trị văn hóa tộc ngƣời của ngƣời Tày mà còn là một cách thức mang ứng phó của con ngƣời trƣớc những rủi ro, bất an về sức khỏe và kinh tế.

24

Chƣơng 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI

gioi(Nguồn:Laocai.gov.vn/gioithieuchung/bando/Trang/63404619530151419 0.aspx, ngày 28/11/2008)

25

(Nguồn: tài liệu điền dã của tác giả năm 2010)

Một phần của tài liệu Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) (Trang 28)