Vùng đất Nghĩa Đô

Một phần của tài liệu Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) (Trang 33)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.1. Vùng đất Nghĩa Đô

Nghĩa Đô là một xã miền núi vùng cao, vùng sâu của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, là một thung lũng nằm sâu trong lòng miền núi phía Bắc nƣớc ta, ở tọa độ 22020‟ Bắc, 104030‟ kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp các xã Bằng Lang, Yên Bình, Yên Thành, Bản Rịa, Nà Trì của tỉnh Hà Giang. Phía Bắc, Tây Bắc và Đông Nam giáp các xã Bản Liền, Nặm Khánh, Nặm Đét, Cốc Lầu, Bản Cái của huyện Bắc Hà, Lào Cai. Phía Nam và Đông Nam giáp xã Tân Dƣơng, Xuân Hòa của huyện Bảo Yên, Lào Cai.

Vùng Nghĩa Đô là tuyến đệm của dân tộc Tày, là ngã tƣ đƣờng các vùng của miền núi phía Bắc nƣớc ta. Từ nơi đây, có 4 ngả đƣờng đi các nơi và cũng chỉ đến đây mới có lối đi các vùng khác. Sang phía Đông Bắc có con đƣờng duy nhất vƣợt qua đèo Khau Ái sang Yên Bình, rồi đến Ngô Khê, từ đây đi

26

đến các tỉnh khu Việt Bắc. Đi lên phía Bắc có con đƣờng mòn vƣợt núi Mạ Quỷnh (núi ngựa lăn) lên xã Nà Trì để đến cao nguyên Hà Giang, rồi từ đây có đƣờng sang Trung Quốc. Phía Tây có con đƣờng vƣợt núi sang Bản Liền, hoặc Cốc Lầu đến huyện Bắc Hà, Lào Cai. Từ trung tâm thung lũng, men theo bờ tả ngạn của ngòi Nặm Luông có con đƣờng duy nhất xuống Phố Ràng, Lục Yên, Bảo Hà để đi đến vùng trung du và miền Tây Bắc.

Theo các tài liệu lịch sử, các tài liệu lƣu trữ còn lại của xã Nghĩa Đô thì vùng đất này lập nên từ rất sớm. Vào thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, vùng đất Nghĩa Đô có tên là Bản Luông, rồi Mƣờng Luông, ranh giới gồm xã Nghĩa Đô và Làng Hạ (xã Vĩnh Yên ngày nay). Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XVII, do các tù trƣởng tranh giành đất đai, cƣớp bóc tài sản, đem quân đi triệt phá các vùng, làm cho vùng đất Mƣờng Luông bị cƣớp phá, hầu hết dân cƣ ở Mƣờng Luông phải sơ tán lên vùng đất Quang Bình (thuộc Hà Giang ngày nay). Sau đó Mƣờng Luông lại đổi tên thành Bản Khuông [107; tr. 9].

Sang đầu thế kỷ XIX, Bản Khuông lại trở thành một vùng đất đông đúc dân cƣ, các bản hồi sinh trở lại. Sau đó, Bản Khuông không chỉ còn là một bản nữa, mà lại chuyển thành Mƣờng, gọi là Mƣờng Khuông. Năm Đinh Mùi 1846, ngƣời dân Mƣờng Khuông lên bản Trung Đô Bảo Nhai xin đền về lập ở Mƣờng. Sau 3 lần đi đến năm Kỷ Dậu 1849 mới xin đƣợc. Sau nhiều lần đặt đền không thành, đến ngày 14 tháng 7 năm Canh Tuất 1850, ngôi đền mới đƣợc khánh thành, là nơi thờ Vũ Công Uyên, Vũ Công Mật và Vũ Công Kỳ. Tên đền đƣợc chọn là Đền Nghĩa Đô, cùng với đó đổi tên Mƣờng Khuông thành Mƣờng Nghĩa Đô. Tên gọi Nghĩa Đô bắt đầu từ đó. Đến tháng 7 - 1887, thực dân Pháp chiếm Lục Yên và thiết lập bộ máy cai trị mới ở khu vực này. Trên cơ sở của bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến cũ, thực dân Pháp đổi tên Mƣờng Nghĩa Đô thành tổng Nghĩa Đô có địa giới gồm ba xã là: Xã Tân Tiến, xã Nghĩa Đô và xã Vĩnh Yên và thôn Vị Thƣợng của xã Xuân Hòa ngày nay [107; tr. 9].

27

Đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời , Ủy ban kháng chiến hành chính đƣợc thành lập , chính quyền cách mạng đổi tên tổng Nghĩa Đô thành xã Nghĩa Đô, gồm 7 thôn: Thôn Xắc Xa, Thôn Thƣợng, Thôn Kem, Thôn Hốc, Thôn Khuôn Hạ, Thôn Xuân Kỳ, Thôn Vị Thƣợng. Đến tháng 3 năm 1954, xã Nghĩa Đô đƣợc tách ra làm 3 xã, gồm có: Xã Tân Tiến, xã Nghĩa Đô và xã Vĩnh Yên, đồng thời chuyển thôn Vị Thƣợng về xã Hòa Bình (thuộc xã Xuân Hòa ngày nay) [107; tr. 10].

Trƣớc khi thành lập huyện Bảo Yên (năm 1965), xã Nghĩa Đô thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đến năm 1965, khi huyện Bảo Yên đƣợc thành lập, xã Nghĩa Đô thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Yên Bái. Từ năm 1976 đến năm 1991, khi tỉnh Hoàng Liên Sơn đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Nghĩa Lộ, xã Nghĩa Đô trực thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đến năm 1991, sau khi tái lập tỉnh Lào Cai, Nghĩa Đô lại trở thành đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nhƣ ngày nay [107; tr. 10].

Địa hình

Thung lũng Nghĩa Đô nhƣ một lòng máng khổng lồ nằm sâu trong lòng miền núi phía Bắc nƣớc ta. Địa hình Nghĩa Đô có thể chia thành năm loại địa hình. Ở phía Tây, là các đỉnh núi, các dãy núi cao, điển hình là Khau Koum, 1143m, tiếng địa phƣơng gọi là Pú Tham Thẩu. Loại địa hình thứ hai là các lũng khe, lũng ngòi, là nơi cƣ trú lâu đời của đồng bào ngƣời Dao, tạo nên nhiều bản, nhiều xóm nhỏ nằm rải rác ở các vùng. Đứng giữa cánh đồng mà nhìn lên các rặng núi xung quanh, những con suối, con khe nhƣ những máng nƣớc gác lên sƣờn non, thƣợng nguồn thì cao, càng đến gần, cánh đồng càng thấp dần mà chân của nó là một bãi bằng ở đáy thung lũng. Loại địa hình thứ ba là các cao nguyên nhỏ, tƣơng đối bằng phẳng, nối liền từ rặng núi này đến rặng núi kia nhƣ các cao nguyên Nặm Xoong, Tổng Kim, Nặm Đâu…, là nơi cƣ trú của ngƣời H‟mông và ngƣời Dao. Cũng ở dạng địa hình này, nhƣng lại nằm giữa cánh đồng, nổi lên thành các quả gò, đồi nhô lên, ngăn cách giữa

28

các khu dân cƣ, xóm bản riêng biệt, điển hình nhƣ khu rừng Pú Phi, khu đồi Pú Kem, khu rừng Khau Rịa…hệ thống đồi núi này đƣợc ngƣời ta đặt tên cho nó rồi tôn vinh các thần núi, thần gò, thần đống để tôn thờ, cầu mong các vị thần ấy phù hộ cho con ngƣời sống mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Loại địa hình thứ tƣ là cánh đồng ở đáy thung lũng, là nơi con ngƣời Nghĩa Đô khai phá, tạo lập để làm chỗ ở, nơi sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống con ngƣời, vật nuôi, tạo nên thôn, nên mƣờng, nên tổng (nay là xã). Loại địa hình cuối cùng ở đây là các dòng khe, các con suối, con ngòi, hồ ao có nƣớc chảy…tạo thành địa hình có mặt nƣớc để nuôi trồng thủy sản.

Đất đai

Đất đai ở Nghĩa Đô đƣợc hình thành do quá trình phong hóa đá mẹ đã để lại vùng đất không bằng phẳng. Mặt khác nơi đây cũng còn đƣợc bồi đắp đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Chảy.

Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta, Nghĩa Đô có nhiều điểm khác với các vùng xung quanh. Ở đây, đặc điểm của khí hậu tiểu vùng, tiểu lục địa đƣợc thể hiện rất rõ rệt. Điều này là do sự phức tạp của địa hình mang lại. Một năm có 4 mùa, tuy nhiên ở đây có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nóng nhất vào tháng 6, tháng 7. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhƣng lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 29 độ, thấp nhất là 1 độ.

Tổng lƣợng mƣa trong năm dao động từ 1.450 đến 2.000mm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó mƣa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Lƣợng mƣa trung bình 350mm đến 400mm, cao nhất là 600mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2, lƣợng mƣa trung bình khoảng 15mm đến 20mm. Độ ẩm không khí toàn vùng khoảng 84 - 86%, có thời điểm độ ẩm cao nhất là 90% vào tháng 2 và tháng 3. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11, tháng 12 chỉ đạt 80%. Gió mùa ảnh hƣởng yếu, thƣờng đến chậm hơn vùng Bắc Bộ. Hƣớng gió chủ yếu trong mùa hè và mùa đông là gió Tây và gió Đông, tốc độ

29

gió yếu, sức gió mạnh nhất cũng ít gây tác hại đến hoạt động sản xuất của ngƣời dân. Tuy nhiên hiện tƣợng lốc cục bộ vẫn thƣờng xuyên xảy ra ảnh hƣởng tới đời sống và sản xuất của ngƣời dân trong xã.

Một phần của tài liệu Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)