Các dân tộc cƣ trú ở Nghĩa Đô

Một phần của tài liệu Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) (Trang 37)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Các dân tộc cƣ trú ở Nghĩa Đô

Nghĩa Đô là một vùng đất đã có ngƣời cƣ trú từ rất sớm. Vào khoảng thế kỷ XIII, vùng đất này có thổ hào họ Ma ngƣời Tày dấy binh nổi dậy liên kết với nghĩa quân các vùng chống quân Mông - Nguyên bảo vệ bờ cõi. Đến thế kỷ XIV, các tộc ngƣời ở vùng này chuyển đi nơi khác. Sang thế kỷ XV, có ba anh em từ vùng đất Hà Giang đến đây đế lập nghiệp. Nơi mà họ đến ở đầu tiên là Bản Đon, Pác Bó, Thâm Mạ ngày nay. Sau khi tìm đƣợc vùng đất này, ba ngƣời ấy chuyển cả gia đình, tài sản đến đây để cùng nhau khai phá vùng đất mới. Trƣởng tộc của họ đã quyết định rằng ở nơi này, sau này lấy tên của từng ngƣời làm họ cho con cháu mình. Ba họ đó chính là họ Hoàng, họ Lƣơng và họ Cổ, với cào cải lần lƣợt là màu trắng, màu vàng và màu tím5

. Những cào cải này chính là dấu hiệu chứng tỏ quyền sở hữu của họ đối với vùng đất Nghĩa Đô. Trải qua một quá trình lâu dài khai phá, sinh tồn và sản xuất vật chất, dân số vùng này đã tăng lên nhanh chóng, sinh sống ở hầu hết các khe suối, các thung lũng nhỏ rồi đặt tên là Bản Luông, thờ một vị thần chung trên núi Pú Phi. Ba dòng họ Hoàng, Lƣơng, Cổ chính là ba dòng họ ngƣời Tày gốc ở Nghĩa Đô, theo thỏi Tày6

.

5

Cào cải là cờ của nội tộc của ngƣời Tày ở Nghĩa Đô, tức là cờ to, phần mui nóc và phần thân trên liền một khối thể hiện chung một nhà. Trong đám ma của ngƣời Tày (thỏi Tày) phải làm lễ dựng cào cải, đến lúc đƣa đám, trƣởng nam vác cào cải đi trƣớc, khi mai táng xong, cào cải dựng ngay nơi phần mộ dể cho nó tự hủy hoại.

6

Ngƣời Tày ở Nghĩa Đô có ba thỏi là: Thỏi Tày, Thỏi Keo (Thỏi Kinh) và Thỏi Ngô (Quan Hỏa- Trung Quốc). Thỏi ở đây nghĩa là nguồn gốc phát sinh của dân tộc mình, với nhiều dòng họ khác nhau, trong đó họ Hoàng, họ Ma và họ Cổ là 3 họ chính. Bên cạnh đó hiện nay ở Nghĩa Đô còn có thêm họ Nguyễn, họ Lƣơng, họ Hà, họ Lê, họ Nông, ...

30

Đến đầu thế kỷ XVI, có một bộ phận ngƣời Việt từ vùng trung du theo chúa Bầu lên lập bản doanh ở Phúc Khánh (Phố Ràng) ngày nay, một cánh quân lên Nghĩa Đô ngày nay để xây thành. Trong thời gian ở đây, ngƣời Việt đã khai khẩn đất đai, sản xuất lƣơng thực để phục vụ nhu cầu cho quân lính tại chỗ. Số quân của chúa Bầu một phần lấy vợ là ngƣời Tày, một phần kết nghĩa anh em với ngƣời Tày ở đây, sinh sống cùng ngƣời bản địa và trở thành ngƣời Tày Thỏi Kinh (Thỏi Keo).

Dân tộc Dao ở Nghĩa Đô, theo dấu tích xƣa, thì họ sinh sống trên những triền núi thấp, xung quanh thung lũng. Theo một số ngƣời cao tuổi ở đây, hiện nay vẫn còn có nền nhà, các lối lên xuống trên phần đất của ngƣời Dao sinh sống. Điều đó chứng tỏ rằng, tuy với số lƣợng cƣ dân ít ỏi, nhƣng ngƣời Dao đã sinh sống ở đây từ rất sớm.

Các dân tộc khác di cƣ đến vùng đất này muộn hơn, trong đó ngƣời Kinh đến đây muộn nhất. Ngƣời Kinh ở Nghĩa Đô đại đa số là các giáo viên đang công tác tại các trƣờng tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học của xã, chủ yếu đến từ thị trấn Phố Ràng và một số tỉnh miền Bắc nhƣ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái và Tuyên Quang. Số ít ngƣời Kinh còn lại đang sinh sống ở đây là những ngƣời làm nghề buôn bán, hoặc xây dựng, sau đó cƣới vợ/chồng là ngƣời Tày và cƣ trú tại Nghĩa Đô.

Trải qua một thời gian dài khai phá vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp, cũng nhƣ sự di cƣ của các tộc ngƣời khác, hiện nay Nghĩa Đô là nơi sinh sống của 5 dân tộc: Tày, Dao, Kinh, H‟mông và Nùng.

Bảng 2.1: Thống kê dân số các tộc người ở xã Nghĩa Đô năm 2010

STT Tộc ngƣời Dân số Tỷ lệ (%) 1. Tày 879 hộ 4.852 khẩu 98 2. Dao 10 hộ 65 khẩu 1,11 3. Kinh 6 hộ 26 khẩu 0,6 4. H‟mông 1hộ 4 khẩu 0,1 5. Nùng 1 hộ 03 khẩu 0,1 Tổng cộng 897 hộ 4950 nhân khẩu 100% Nguồn: Tài liệu điền dã của tác giả năm 2010

31

Nhƣ vậy, dân tộc Tày vào năm 2010 gồm có 879 hộ, 4.852 khẩu, chiếm 98% tổng dân số toàn xã, 4 dân tộc còn lại chỉ chiếm 2%.

Trên bình diện cả nƣớc, Tày là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thì ở nơi đây, ngƣời Tày lại là dân tộc đa số, là nhóm cƣ dân tạo nên những các hoạt động kinh tế và bản sắc văn hóa riêng biệt của Nghĩa Đô.

Một phần của tài liệu Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) (Trang 37)