6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.1. Sinh kế của ngƣời dân Nghĩa Đô từ những năm 1990 đến nay
Trƣớc những năm 1990, nguồn sinh kế chủ yếu của các hộ gia đình ở Nghĩa Đô là canh tác ruộng nƣơng và khai thác các nguồn lâm sản từ rừng. Trong nông nghiệp, trồng lúa nƣớc có một vị trí quan trọng từ rất sớm và đƣợc duy trì, phát triển cho đến tận ngày nay. Trải qua hàng thế kỷ khai phá và cải tạo, diện tích đất trồng lúa nƣớc ở xã từ chỗ chỉ có vài chục ha, đến nay đã tăng lên 220ha, cộng với 230ha trồng hoa màu và 400ha vƣờn rừng [107; tr. 10]. Ở thời điểm này, do những khó khăn trong giao thông đi lại, sản xuất nông nghiệp ở Nghĩa Đô mang nặng tính tự cung tự cấp.
Trong thời kỳ Hợp tác xã, Đảng bộ và nhân dân Nghĩa Đô đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965). Sau đó, Đại hội lần thứ II của Đảng bộ xã Nghĩa Đô (1966-1968) và Đại hội III (1968-1970) đã chú trọng củng cố hợp tác xã, phát triển nông nghiệp toàn diện, đầu tƣ thâm canh tăng năng suất. Đến Đại hội VI (1976-1978), Đảng bộ xã Nghĩa Đô chú trọng đẩy mạnh phát triển nông- lâm nghiệp. Đại hội VII (1979-1982), cho phép xã viên sản xuất lƣơng thực trên đất 5%, mở rộng khai hoang phục hóa. Đại hội VIII (1986- 1988), Chính quyền xã Nghĩa Đô tiến hành khoán việc cho các hộ xã viên. Năm 1990, xã Nghĩa Đô tiến hành giao đất ổn định và lâu dài cho các hộ xã viên [107; tr.60]. Nhƣ vậy, nếu nhƣ ở khu vực đồng bằng, chủ trƣơng giao đất
32
cho các hộ gia đình xã viên đã đƣợc thực hiện từ năm 1988 thì phải 2 năm sau đó chính sách khoán đất đến các hộ gia đình mới đƣợc triển khai tại Nghĩa Đô.
Từ năm 1990 đến nay, tác động của chính sách giao đất cho các hộ gia đình cùng với tác động của hàng loạt các dự án phát triển đƣợc đầu tƣ vào Nghĩa Đô, sinh kế cũng nhƣ cuộc sống của ngƣời dân nơi đây đã có sự thay đổi rõ rệt. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5141,34ha, đƣợc phân chia cu ̣ thể nhƣ sau:
Bảng 2.2: Các loại đất ở xã Nghĩa Đô
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %
1. Nông nghiệp 1.247,83 24,27
2. Lâm nghiệp 3.409,74 66,32
3. Đất thuỷ sản 39,51 0,77
4. Đất phi nông nghiệp 264,85 5,15
5. Đất chƣa sử dụng 179,41 3,49
Tổng cộng 5.141,34 100%
Nguồn: tổng hợp số liệu điền dã của tác giả năm 2010 Với ngƣời dân Nghĩa Đô, hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nƣớc và khai thác các nguồn lợi từ rừng. Ngoài ra, với diện tích mặt nƣớc (ao, hồ, sông, suối) là 220ha, ngƣời dân nơi đây còn nuôi cá, vịt, phục vụ nhu cầu thực phẩm cho gia đình. Việc nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông, đặc biệt là tuyến đƣờng Phố Ràng về Hà Giang đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa tại nơi đây, góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lƣợng của ngƣời dân Nghĩa Đô. Tuy nhiên, sự trao đổi chủ yếu vào những năm 90 của thế kỷ XX là những sản phẩm nông- lâm nghiệp, những mặt hàng quan trọng khác nhƣ điện tử, đồ gia dụng thì ngƣời dân vẫn phải xuống thị trấn Phố Ràng để mua bán, trao đổi. Chỉ đến khi khu trung tâm xã đƣợc xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng chợ trung tâm cụm xã vào năm 1998 thì tính hàng hóa, dịch vụ của các sản phẩm ở nơi đây mới đƣợc thể hiện
33
rõ nét7.Từ đây, ngƣời dân có thể bán tất cả những sản phẩm mình làm ra, cũng nhƣ mua những mặt hàng còn thiếu, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hàng ngày.
Việc xây dựng khu trung tâm xã, cùng với hệ thống đƣờng giao thông liên thôn, liên xã đã tác động mạnh mẽ đến cuộc sống, làm thay đổi sinh kế của ngƣời dân Nghĩa Đô. Nếu nhƣ trƣớc những năm 90, sinh kế chủ yếu của ngƣời dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nƣớc và khai thác những nguồn lợi từ rừng và diện tích mặt nƣớc thì hiện nay, nguồn sinh kế của ngƣời dân Nghĩa Đô đa dạng hơn nhiều. Ngoài những hoạt động trao đổi và kinh doanh ở trong chợ là các dãy cửa hàng của hơn 50 hộ gia đình kinh doanh hàng hóa tổng hợp, gồm nhiều mặt hàng khác nhau nhƣ: lƣơng thực thực phẩm, hàng gia dụng, v.v. chạy dọc theo con đƣờng xung quanh chợ. Đó là các cửa hàng internet, cửa hàng sữa chữa xe máy, cửa hàng photo copy, cửa hàng may, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán thuốc Tây và các cửa hàng kinh doanh hàng hóa tổng hợp.
Nguồn sinh kế đa dạng hơn đồng nghĩa với việc mức sống và chất lƣợng sống của ngƣời dân tăng lên. Theo kết quả khảo sát của UBND xã Nghĩa Đô, hiện nay bình quân thu nhập theo đầu ngƣời của đồng bào dân tộc thiểu số là 200.000đ/tháng; 2.400.000đ/năm. Tuy vậy, tỷ lệ đói nghèo ở Nghĩa Đô vẫn còn cao, cụ thể là: Dân tộc Dao có 03 hộ, chiếm 2,6%; dân tộc Tày 113 hộ, chiếm 97,4%8
.
7
Năm 1998 UBDN tỉnh Lào Cai đã quyết định phê duyệt Dự án xây dựng trung tâm cụm xã, xã Nghĩa Đô huyện Bảo Yên. Địa điểm quy hoạch tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, kinh phí đầu tƣ là 7.606 triệu đồng. Khu trung tâm xã Nghĩa Đô là một địa bàn đƣợc đầu tƣ, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng gồm: trụ sở làm việc của chính quyền xã Nghĩa Đô, chợ Nghĩa Đô (chợ trung tâm cụm 3 xã Nghĩa Đô, Tân Tiến, Vĩnh Yên), hệ thống trƣờng học từ cấp Mẫu giáo đến cấp Trung học phổ thông, phòng khám đa khoa khu vực, sân bóng, đƣờng giao thông, hệ thống điện, trạm bƣu điện (phân nhánh), trạm chuyển tiếp truyền hình, v.v. với diện tích quy hoạch là 30 ha.
8
34