– Các nông hộ sản xuất lúa cần luôn luôn học hỏi nâng cao kiến thức và ứng dụng KHKT vào trong sản xuất lúa. Ngoài ra cần tăng cƣờng đoàn kết giữa các hộ trong sản xuất nhằm khắc phục vấn đề thiếu lao động làm giảm hiệu quả sản xuất.
– Nông hộ cần chia sẻ kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau, nên sạ hàng để giảm chi phí và gieo sạ đồng loạt để tránh đƣợc sâu rầy theo chủ trƣơng của nhà nƣớc.
– Nông hộ cần tích cực chủ động tham gia các lớp tập huấn, trình diễn giống lúa mới để nâng cao kiến thức, trình độ kỹ thuật sản xuất và lựa chọn giống lúa phù hợp, và cần tích cực tham gia vào các tổ chức hợp tác xã nông nghiệp để tạo điều kiện liên kết, giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trƣờng.
5.2.2 Về giống
Trong đề tài nghiên cứu này do số quan sát tƣơng đối nhỏ và nên không có sự biến động lớn về số lƣợng giống giữa các hộ vì vậy sự thay đổi của số lƣợng giống không ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Tuy nhiên giống là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó quyết định năng suất, chất lƣợng của sản phẩm sau này. Cho nên cần phải có những giải pháp thích hợp để chọn giống có chất lƣợng, phù hợp đối với từng vùng, từng mùa vụ, có khả năng kháng dịch bệnh. Điều này có tác dụng giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh tránh rủi ro, có khả năng đạt năng suất, chất lƣợng cao. Chính quyền địa phƣơng cần khuyến khích, hỗ trợ nông dân sử dụng các loại giống mới, chất lƣợng tốt để tăng năng suất. Bên cạnh đó các hộ nông dân cần thay đổi thói quen là giảm lƣợng giống xuống vì gieo nhiều giống làm mật độ sạ sẽ dày vừa tốn chi phí giống và tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ dàng phát triển. Ngoài ra cần chú ý đến việc xử lý giống trƣớc khi gieo sạ bằng hóa chất vì nó có tác dụng làm hạt nảy mầm mạnh và ngăn chặn côn trùng phá hoại.
5.2.3 Về phân bón, thuốc BVTV
– Về nguyên tắc, phân bón sẽ làm cho cây trồng phát triển nhƣng bón với liều lƣợng quá nhiều sẽ gây lãng phí về tiền bạc, và công sức trong khí đó
55
năng suất không tăng lên mà còn giảm xuống. Trong bài nghiên cứu cho thấy lƣợng phân N và K bón quá nhiều nên làm năng suất giảm xuống vì vậy nông hộ cần chú ý sử dụng 2 loại phân này cho phù hợp ở những vụ tiếp theo để năng suất đạt cao hơn và lợi nhuận của nông hộ cũng sẽ đƣợc tăng lên.
– Hiện nay vấn đề làm thế nào giảm chi phí nông dƣợc cần phải đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa, chƣơng trình IPM khuyến cáo nông dân sử dụng nông dƣợc trên đồng ruộng đối với các côn trùng gây hại thì có thể sử dụng thiên địch thay vì thuốc nhƣ nuôi cá trên đồng ruộng, thả vịt vào ăn, chuẩn bị đất thật kỹ trƣớc khi xuống giống có thể làm giảm bệnh trong chu kỳ sản xuất. Ngoài ra khâu thu hoạch cũng góp phần vào việc tăng năng suất theo khuyến cáo của các chuyên gia nông dân nên cắt lúa khi 80 -85 % số hạt/ bông ngả màu vàng. Bên cạnh đó nông dân phải thăm đồng thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp sử lý.
5.2.4 Về lao động
Để giải quyết tình trạng thiếu lao động vào vụ thu hoạch, ở địa phƣơng nên thành lập tổ chức phụ trách cung cấp lao động vào những tháng cao điểm. Nguồn lao động có thể vận động từ những lao động của xã nhƣng đi làm ở nơi khác, ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với những lao động này vào các tháng nào đó thì về địa phƣơng làm công tác thu hoạch cho nông dân; nếu nguồn lao động này không đáp ứng đƣợc nhu cầu thì tìm từ những xã lân cận.
5.2.5 Về thị trƣờng
– Thị trƣờng là nơi quyết định đến giá cả của các sản phẩm đầu vào và đầu ra. Vì vậy, yếu tố giá bán ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. Về thị trƣờng các yếu tố đầu vào, ngƣời nông dân không thể tác động vào thi trƣờng làm giãm giá nên có thể áp dụng một số cách làm giãm thiểu chi phí mua vật tƣ nhƣ tận dụng nguồn phân bón từ chăn nuôi, hoặc nên tạo liên kết với nhà cung cấp, định lƣợng số lƣợng cần, mua sớm, hoặc liên kết với các hộ khác mua với số lƣợng lớn yêu cầu chiết khấu làm giảm giá mua.
– Về thị trƣờng tiêu thụ, ngƣời nông dân nên chủ động tìm thông tin giá cả hƣớng tiêu thụ nông sản nhằm giúp có nhiều sự chọn lựa nơi bán nông sản, nhận ra xu hƣớng giá tăng giảm từ đó không bị tƣ thƣơng ép giá. Các hộ sản xuất có thể tập hợp lại thành hợp tác xã, thu gom nông sản với số lƣợng lớn, kí hợp đồng trực tiếp với công ty không cần phải qua khâu trung gian làm giảm lợi nhuận Ngoài ra, cần có sự can thiệp của nhà nƣớc để bình ổn giá cả các sản phẩm đầu vào, đầu ra giúp nông dân yên tâm sản xuất.
56
– Tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
– Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, tập trung nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng, đảm bảo tƣới tiêu trong sản xuất, đặc biệt quan tâm, ƣu tiên đối với những công trình thủy lợi nằm trong vùng có điều kiện khó khăn về nguồn nƣớc.
– Khuyến khích nông dân cùng tham gia xây dựng những công trình thủy lợi nội đồng, huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
57
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đã cho thấy thực trạng sản xuất lúa tại địa phƣơng này, cùng với những thuận lợi và khó khăn mà những ngƣời nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản về điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất, nhìn chung việc sản xuất lúa của nông dân tại đây vẫn còn rất nhiều khó khăn về khoa học kỹ thuật, giống lúa có chất lƣợng, vốn sản xuất,...Thực tế từ bài phân tích trên cho thấy, để sản xuất lúa có hiệu quả thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống tốt, giá bán, chi phí phân, thuốc, chi phí làm đất, công chăm sóc và chi phí thu hoạch, ... Tất cả các yếu tố này đều rất quan trọng, mỗi yếu tố có mức độ ảnh hƣởng khác nhau đến năng suất và lợi nhuận, tuy nhiên không thể xem nhẹ bất kỳ một yếu tố nào.
Đa số các nông hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm, trình độ học vấn của các chủ hộ tƣơng đối cao đa phần là cấp II cấp III, nhƣng do tập quán sản xuất là dựa theo kinh nghiệm là chính không dám mạo hiểm áp dụng các KHKT khác mà chỉ học tập theo hàng sớm, từ gia đình nên khả năng tiếp thu KHKT còn hạn chế.
Theo kết quả điều tra và phân tích thì trung bình mỗi hộ có gần 11.000m2 diện tích đất trồng lúa, năng suất lúa bình trên 1000m2
là là 658 kg với mức giá bán trung bình khoản 5.035 đồng/kg lợi nhuận trung bình thu đƣợc là 1.653.760 đồng/1000m2 và thu nhập bình quân cho vụ này của nông hộ là 1.976.700 đồng/1000m2
, tuy nhiên chi phí sản xuất trong vụ lúa Hè Thu là tƣơng đối cao với chi phí trung bình là 1.693.807 đồng/1000m2
. Nhìn chung các hộ đã sản xuất đạt yêu cầu không hộ nào bị thua lỗ, các tỷ số tài chính (lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, đều lớn hơn 0; doanh thu/chi phí lớn hơn 1). Để có đƣợc hiệu quả sản suất đó thì các nông hộ đã gặp không ít khó khăn về thời tiết, khí hậu thay đổi thất thƣờng; giá cả vật tƣ nông nghiệp không ổn định; giá bán, lúa, nguyên liệu trên thị trƣờng có nhiều biến động, bị các thƣơng lái ép giá….Qua các chỉ số tài chính ta thấy vụ lúa Hè Thu 2013 ở xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đã thành công tốt đẹp, mang về nguồn thu nhập lớn cho nông hộ.
Trong một mô hình sản xuất thì năng suất và lợi nhuận là 2 khoản mục đƣợc quan tâm hàng đầu. Theo kết quả phân tích năng suất lúa của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố: chi phí thuốc BVTV, lƣợng phân N, P, K nguyên
58
chất, kinh nghiệm sản xuất, tập huấn, còn các yếu tố nhƣ: số lƣợng giống sử dụng kg/1000m2
và số ngày công lao động tuy có ảnh hƣởng đến năng suất nhƣng về mặt thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng nhân tố này ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Riêng lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa phụ thuộc vào các yếu tố: chi phí lao động, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí giống trong đó yếu tố chi phí thuốc BVTV tác động làm tăng thu nhập của nông hộ, còn chi phí lao động, chi phí phân bón, và chí giống làm giảm lợi nhuận của nông hộ.
6.2 KIẾN NGHỊ