LỊCH THỜI VỤ SẢN XUẤT LÚA NĂM 2013 TẠI XÃ HIẾU TỬ,

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã hiếu tử, huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 37)

TỬ, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Tháng (âm lịch) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vụ Đông - Xuân

Vụ Hè – Thu Vụ Thu – Đông

Nguồn: Ủy ban Nhân Dân xã Hiếu Tử

Thông qua lịch thời vụ xuống giống gieo sạ lúa 3 vụ trong năm 2012 mà Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiểu Cần áp dụng cho nông dân xã Hiếu cho thấy thời gian xuống giống đến khi thu hoạch cụ thể qua từng mùa vụ nhƣ sau:

- Vụ Đông Xuân: Bắt đầu sản xuất từ tháng 10, tháng 11, tháng 12 trong năm 2012 đến tháng 1 năm 2013.

- Vụ Hè Thu: Bắt đầu sản xuất từ tháng 3, tháng 4, tháng 5 và tháng 6 trong năm 2013.

- Vụ Thu Đông: Bắt đầu sản xuất từ tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 trong năm 2013.

- Riêng ở tháng 2 trong năm là khoảng thời gian mà các hộ nông dân trong huyện thƣờng phơi đất sau vụ Đông Xuân vì ở tháng này thƣờng xuất hiện hiện tƣợng nƣớc trong các sông, kênh, rạch…bị nhiễm mặn do đó dẫn đến việc thiếu nƣớc ngọt phục vụ sản xuất vì vậy đây là khoảng thời gian đất đƣợc nghỉ ngơi, phục hồi lƣợng chất dinh dƣỡng sau khoảng thời gian phục vụ sản xuất nông nghiệp trong năm.

26

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, LỢI NHUẬN LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2013 TẠI XÃ HIẾU TỬ, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH 4.1 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA

4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu của nông hộ

Những số liệu về nông hộ đƣợc điều tra từ 3 ấp của Xã Hiếu Tử bao gồm ấp Lò Ngò, ấp Ô Đùng và ấp Kênh Xáng. Trong đó ấp Lò Ngò có 20 hộ (chiếm 33,33 %), ấp Ô Đùng 20 hộ (chiếm 33,33%), ấp Kênh Xáng 20 hộ (chiếm 33,33%).

Bảng 4.1 Bảng đặc điểm về nhân khẩu của hộ

ĐVT: ngƣời/ hộ Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch ccc chuẩn Tổng số nhân khẩu 6 2 4.27 1.01 Số lao động trực tiếp Nam 3 0 1.30 0.53 Nữ 2 0 0.60 0.53

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Qua bảng 4.1 nhận thấy, trung bình một hộ ở xã Hiếu Tử có tổng số nhân khẩu là 4,27 ngƣời, trong đó hộ có đông nhân khẩu nhất là 6 ngƣời và ít nhất là 2 ngƣời. Ở xã Hiếu tử, mặt dù sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính nhƣng lực lƣợng lao động gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp không cao, trung bình có 1,9 ngƣời/hộ, còn các thành viên còn lại chủ yếu là những ngƣời sống phụ thuộc nhƣ ngƣời già và ngƣời còn đi học; ngoài ra, còn có một lực lƣợng lao động đi làm trong các khu công nghiệp. Trong 1,9 ngƣời/hộ tham gia sản xuất nông nghiệp thì có 1,3 lao động nam và 0,6 lao động nữ, tỷ lệ lao động nam, nữ chênh lệch nhau khá lớn

4.1.2 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất lúa tại xã Hiếu Tử Hiếu Tử

Qua kết quả điều tra 60 hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu cho thấy, độ tuổi trung bình của nông hộ là 43,93 tuổi, trong đó lớn nhất là 57 tuổi và nhỏ nhất là 23 tuổi. Theo điều tra, lực lƣợng trực tiếp sản xuất lúa là những nông hộ có độ tuổi tƣơng đối cao. Lực lƣợng lao động là thanh niên tham gia sản xuất lúa

27

tƣơng đối ít, họ thƣờng chọn nhóm ngành nghề khác để làm việc khi có đủ khả năng lao động. Qua đó, xu hƣớng về khả năng hộ phụ thuộc vào lao động thuê ngày càng lớn do độ tuổi của lực lƣợng lao động chính sản xuất lúa ngày càng cao và không thể đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất lúa.

Bảng 4.2: Tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ sản xuất lúa

Đơn vị tính: năm Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Tuổi chủ hộ 57 23 43,93 7,32

Số năm kinh nghiệm 35 5 24,00 6,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Kinh nghiệm trồng lúa đƣợc xem nhƣ là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Nếu số năm của họ nhiều thể hiện họ có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa góp phần tránh đƣợc thiên tai, lũ lụt. cũng nhƣ cách bón phân, phun xịt hay cách phòng trừ dịch bệnh hiệu quả hơn (Phạm Lê Thông và cộng tác viên, 2010). Theo số liệu đƣợc tổng hợp bảng 4.2, số năm kinh nghiệm trung bình của các chủ hộ là 24 năm, con số này gần bằng so với số năm kinh nghiệm trung bình của các nông hộ ở cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 28,93 năm (Phạm Lê Thông và cộng tác viên, 2010), Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất lúa của ngƣời dân tại xã Hiếu Tử.

4.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ

Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình sản xuất và trình độ học vấn của chủ hộ cũng là một chỉ tiêu đƣợc xem xét, bởi nó có thể ảnh hƣởng đến khả năng ra quyết định và khả năng tiếp thu các kỹ thuật sản xuất của chủ hộ. Mặc dù quá trình sản xuất lúa không cần đòi hỏi kỹ thuật quá cao, nhƣng ngƣời trực tiếp sản xuất cần phải nắm đƣợc các kỹ thuật, cũng nhƣ những kinh nghiệm đƣợc truyền đạt lại để nhận biết các loại bệnh thƣờng gặp, bón các loại phân, phun các loại thuốc phù hợp, đúng lúc, đúng liều lƣợng. Sau đây là biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của các chủ hộ sản xuất lúa tại xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần:

28

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất lúa tại xã Hiếu Tử

Theo số liệu điều tra cho thấy. Chiếm tỷ lệ cao nhất là những nông hộ có trình độ học vấn cấp 2 chiếm 38,33%, thấp nhất là những hộ có trình độ học vấn trên cấp 3 chiếm 3,33%. Chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn là cấp 1 và cấp 3 cùng chiếm tỷ lệ 26,67%. Còn lại 5 % là những hộ không đi học. Nhìn chung, trình độ học vấn của các chủ hộ khá cao, với trình độ học vấn tập trung chủ yếu ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật từ nhiều nguồn, nắm bắt diễn biến thị trƣờng của các yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

4.1.4 Diện tích đất trồng lúa

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, đất đai không chỉ là đối tƣợng lao động mà còn là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đƣợc; ngoài ra, đất đai còn là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ. Trong bài nghiên cứu này tất cả các nông hộ đều sử dụng diện tích đất sản xuất của mình vào mục đích trồng lúa.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Hình 4.2 Tổng diện tích gieo trồng lúa của nông hộ

5% 26,67% 38,33% 26,67% 3,33% Không Đi học Cấp 1 Cấp2 Cấp 3 Trên cấp 3 55% 28.330% 11.670% 5% Dƣới 10.000m2 10-20.000m2 21-30.000m2 Trên 30.000m2

29

Qua số liệu điều tra cho thấy, tổng diện tích trồng lúa của các nông hộ tại xã Hiếu Tử phần lớn là dƣới 10.000m2, chiếm tỷ lệ cao nhất 55%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%) là những hộ có tổng diện tích trên 30.000m2. Chiếm tỷ lệ tƣơng đối là từ 10.000 m2

đến 20.000 m2, chiếm 28,33%, còn lại là từ 21.000 m2 đến 30.000 m2, chiếm 11,67%. Nhìn chung, tổng diện tích trồng lúa của các hộ trong xã còn manh mún, nhỏ lẻ điều này sẽ làm cho nông hộ khó tận dụng đƣợc hiệu quả sản xuất theo quy mô giúp giảm chi phí đầu tƣ, ngoài ra đó còn là trở ngại cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới và cơ giới hóa vào quá trình sản xuất lúa.

4.1.5 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất xuất

4.1.5.1 Tình hình tập huấn và nguồn thông tin tập huấn của nông hộ

Mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông là truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng hộ nông dân, từ đó giúp họ đƣa ra những quyết định đúng đắn trƣớc những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất. Các hình thức chủ yếu hiện nay là các lớp tập huấn, hội thảo, các chƣơng trình trực tiếp….với mục đích giúp nông hộ có thể ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật nhƣ cách cải tạo đất, sử dụng các giống mới sạch bệnh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng liều lƣợng…và đem đến kết quả mong muốn cuối cùng là tăng năng suất sản xuất trên cùng diện tích đất canh tác. Sau đây là bảng thống kê tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu:

Bảng 4.3: Tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ điều tra

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Có tham gia tập huấn 51 85

Không tham gia tập huấn

9 15

Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Trong 60 hộ điều tra thì có 51 hộ tham gia tập huấn kỹ thuật, chiếm 85%, còn lại 9 hộ không tham gia tập huấn, chiếm 15%. Nông dân chủ yếu tham gia vào các chƣơng trình tập huấn do trung tâm khuyến nông và các công ty phối hợp với địa phƣơng tổ chức nhƣ chƣơng trình khuyến nông, hội thảo đầu bờ, và các chƣơng trình giới thiệu thuốc bảo vệ thực vật. Sau khi tham gia tập huấn nông dân cũng đã áp dụng vào sản xuất nhƣng cũng có một số hộ chƣa

30

mạnh dạn áp dụng vào sản xuất chủ yếu là do tâm lý ngại rủi ro và không muốn thay đổi thói quen canh tác đã tích lũy đƣợc qua nhiều năm sản xuất. Bảng 4.4 Nguồn thông tin tập huấn kỹ thuật của nông hộ

Nguồn thông tin tập huấn Số hộ Tỷ lệ (%)

Cán bộ khuyến nông 29 56,86

Nhân viên công ty thuốc BVTV 48 94,12

Cán bộ hội nông dân 23 45,10

Khác 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013) Ghi chú: BVTV: Bảo vệ thực vật

Thông tin về các tổ chức tập kỹ thuật sản xuất lúa cho các nông hộ tại xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đƣợc thể hiện ở bảng 4.4. Các lớp tập huấn kỹ thuật chủ yếu đƣợc tổ chức từ là các công ty thuốc bảo vệ thực vật 94,12%, Trung tâm khuyến nông 56,86%, Hội nông dân 45,10%. Điều này cũng cho thấy các cán bộ huyện, xã, các cấp chính quyền địa phƣơng rất chú trọng công tác vận động các hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật.

4.1.5.2 Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ

Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc trồng lúa nhằm tăng thu nhập cho những nông dân trồng lúa và bảo vệ môi trƣờng, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đƣa tới ngƣời nông dân các chƣơng trình kỹ thuật mới áp dụng cho canh tác lúa nhƣ chƣơng trình IPM, 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, sạ hàng….Khi áp dụng các chƣơng trình kỹ thuật mới này đòi hỏi các hộ nông dân phải giảm lƣợng giống gieo sạ cũng nhƣ lƣợng phân và thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng lúa của mình.

Bảng 4.5 Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật của hộ

Kỹ thuật Số hộ Tỷ trọng %

Không áp dụng KHKT 5 8.33

Áp dụng KHKT 55 91,67

Tổng 60 100,00

31

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng mức độ tiếp cận và ứng dụng tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ trình độ học vấn, tập quán canh tác và điều kiện sản xuất của nông hộ. Trong 60 hộ đƣợc điều tra phỏng vấn thì có 55 hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chiếm tỷ lệ 91,67%, còn lại 8,33% hộ không áp dụng. Những mô hình kỹ thuật đƣợc các hộ nông tại xã Hiếu Tử áp dụng vào sản xuất thể hiện rõ qua bảng 4.6 dƣới đây

Bảng 4.6 Các mô hình kỹ thuật đƣợc áp dụng

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013) Ghi chú: IPM:Quản lý dịch hại tổng hợp

Chƣơng trình IPM: Giúp nông dân quản lý tốt dịch hại tổng hợp, có biện pháp đúng và kịp thời để bảo vệ cây lúa từ lúc sinh trƣởng đến khi trổ. Điều này gián tiếp làm tăng thu nhập cho nông hộ vì tỷ lệ thất thoát do chết cây sẽ ít hơn nên năng suất cao hơn. Tuy nhiên mô hình này chƣa đƣợc các hộ nông dân ở huyện áp dụng nhiều. Chỉ có 14,55 % nông hộ trong tổng số 55 hộ áp dụng KHKT áp dụng mô hình IPM, vì chƣa có nhiều kỹ sƣ để hƣớng dẫn nông dân về cách xịt thuốc sao cho đúng lúc, đúng cách, và đúng sâu bệnh, đồng thời hiểu biết về tình hình dịch bệnh của nông dân chƣa cao, nên tình trạng xịt thuốc lan tràn không đúng sâu bệnh còn rất nhiều.

Mô hình 3 giảm 3 tăng: Tiêu chí của biện pháp này là giảm lƣợng giống, phân bón, thuốc và tăng năng suất, sản lƣợng, lợi nhuận cho nông dân. Hiện có 25 hộ trong tổng số hộ đƣợc điều tra đang áp dụng 45,45% nhƣng họ cũng chƣa áp dụng triệt để mô hình này vì nông dân có tâm lý lo sợ nếu ít giống, mật độ cây lúa thƣa, năng suất sẽ không cao hay giảm phân, thuốc, nông dân sợ lúa tang trƣởng không tốt…

Hình thức gieo sạ: Hiện nay gieo sạ bằng hình thức sạ hàng với máy sạ hàng bằng giàn kéo tay đƣợc nông hộ sử dụng rộng rãi trong toàn xã Hiếu Tử. Với sự hỗ trợ của công cụ mới này thì thời gian gieo cấy giảm đáng kể, đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn về tình hình thiếu lao động cho nông dân trong những ngày giáp vụ. Mặt khác, việc gieo lúa bằng giàn còn tiết kiệm đƣợc một lƣợng giống đáng kể so với cách gieo cấy truyền thống, góp phần tăng năng suất. Nhƣ vậy vừa tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí đáng kể cho ngƣời nông dân, vừa tăng đƣợc lợi nhuận. Điều đặc biệt là sạ hàng còn

Khoa học kỹ thuật Số hộ Tỷ lệ %

Chƣơng trình IPM 8 14,55

3 giảm 3 tăng 25 45,45

32

giúp cho máy gặt rải hàng hay gặt đập liên hợp vận hành thuận tiện hơn, khi tuốt lúa bằng máy cũng dễ hơn vì lúa ít bị rối. Trong tổng số 55 hộ đƣợc phỏng vấn có áp dụng KHKT có 96,36% nông hộ áp dụng kỹ thuật sạ hàng vảo sản xuất một, tỷ lệ rất cao, chứng tỏ các hộ nông dân tại xã thừa nhận kỹ thuật sạ hàng mang lại hiệu quả sản xuất cao. Hiện kỹ thuật sạ hàng đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn địa bàn xã Hiếu tử nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.

4.1.6 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ

4.1.6.1 Thực trạng sản xuất

Số liệu thống kê trong mẫu điều tra cho thấy có 4 loại giống lúa đƣợc sử dụng ở 3 ấp của xã Hiếu Tử đó là các giống: IR50404, OM4900, OM7347, và OM5451.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Hình 4.3: Thực trạng sử dụng giống lúa của các nông hộ tại xã Hiếu Tử Qua hình 4.3 có 40% hộ sử dụng giống lúa OM4900 đây là giống lúa cao sản mới đƣợc trồng trên diện tích ở xã Hiếu Tử vài năm trở lại đây. Đây là giống lúa có thể trồng các vụ, cân đối phân, cho lá đòng thẳng dài, năng suất cao ổn định, sạch bệnh và chống chịu bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá.Trƣớc đây giống lúa này chỉ sản xuất ở một số xã trong huyện Tiểu Cần nhƣng do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao nên đƣợc nhiều ngƣời dân truyền tai nhau mua giống này về trồng. Giống IR50404 cũng đƣợc sự tin dùng của nhiều ngƣời cho vụ Hè Thu 2013 khi có đến 17 hộ sử dụng chiếm 28,33% trong tổng số quan sát, giống lúa này có lợi thế là dễ trồng nhẹ phân thuốc, và dễ bán. Còn lại là 2 loại giống OM5451 vá OM7347, đây là 2 loại giống có thời gian sinh trƣởng ngắn phù hợp trồng cho cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Giống lúa OM5451 có đặc tính là chống rầy nâu và đạo ôn khá, năng suất khá cao và ổn định có 9 hộ sử dụng trong tổng số 60, chiếm tỷ lệ 15%. Còn giống lúa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã hiếu tử, huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)