4.1 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA
4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu của nông hộ
Những số liệu về nông hộ đƣợc điều tra từ 3 ấp của Xã Hiếu Tử bao gồm ấp Lò Ngò, ấp Ô Đùng và ấp Kênh Xáng. Trong đó ấp Lò Ngò có 20 hộ (chiếm 33,33 %), ấp Ô Đùng 20 hộ (chiếm 33,33%), ấp Kênh Xáng 20 hộ (chiếm 33,33%).
Bảng 4.1 Bảng đặc điểm về nhân khẩu của hộ
ĐVT: ngƣời/ hộ Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch ccc chuẩn Tổng số nhân khẩu 6 2 4.27 1.01 Số lao động trực tiếp Nam 3 0 1.30 0.53 Nữ 2 0 0.60 0.53
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)
Qua bảng 4.1 nhận thấy, trung bình một hộ ở xã Hiếu Tử có tổng số nhân khẩu là 4,27 ngƣời, trong đó hộ có đông nhân khẩu nhất là 6 ngƣời và ít nhất là 2 ngƣời. Ở xã Hiếu tử, mặt dù sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính nhƣng lực lƣợng lao động gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp không cao, trung bình có 1,9 ngƣời/hộ, còn các thành viên còn lại chủ yếu là những ngƣời sống phụ thuộc nhƣ ngƣời già và ngƣời còn đi học; ngoài ra, còn có một lực lƣợng lao động đi làm trong các khu công nghiệp. Trong 1,9 ngƣời/hộ tham gia sản xuất nông nghiệp thì có 1,3 lao động nam và 0,6 lao động nữ, tỷ lệ lao động nam, nữ chênh lệch nhau khá lớn
4.1.2 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất lúa tại xã Hiếu Tử Hiếu Tử
Qua kết quả điều tra 60 hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu cho thấy, độ tuổi trung bình của nông hộ là 43,93 tuổi, trong đó lớn nhất là 57 tuổi và nhỏ nhất là 23 tuổi. Theo điều tra, lực lƣợng trực tiếp sản xuất lúa là những nông hộ có độ tuổi tƣơng đối cao. Lực lƣợng lao động là thanh niên tham gia sản xuất lúa
27
tƣơng đối ít, họ thƣờng chọn nhóm ngành nghề khác để làm việc khi có đủ khả năng lao động. Qua đó, xu hƣớng về khả năng hộ phụ thuộc vào lao động thuê ngày càng lớn do độ tuổi của lực lƣợng lao động chính sản xuất lúa ngày càng cao và không thể đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất lúa.
Bảng 4.2: Tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ sản xuất lúa
Đơn vị tính: năm Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn
Tuổi chủ hộ 57 23 43,93 7,32
Số năm kinh nghiệm 35 5 24,00 6,00
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)
Kinh nghiệm trồng lúa đƣợc xem nhƣ là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Nếu số năm của họ nhiều thể hiện họ có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa góp phần tránh đƣợc thiên tai, lũ lụt. cũng nhƣ cách bón phân, phun xịt hay cách phòng trừ dịch bệnh hiệu quả hơn (Phạm Lê Thông và cộng tác viên, 2010). Theo số liệu đƣợc tổng hợp bảng 4.2, số năm kinh nghiệm trung bình của các chủ hộ là 24 năm, con số này gần bằng so với số năm kinh nghiệm trung bình của các nông hộ ở cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 28,93 năm (Phạm Lê Thông và cộng tác viên, 2010), Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất lúa của ngƣời dân tại xã Hiếu Tử.