Phân tích chi phí sản xuất lúa lúa vụ Hè Thu năm 2013 của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã hiếu tử, huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 47)

nông hộ xã Hiếu Tử.

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, các khoản chi phí sản xuất trong vụ Hè Thu năm 2013 của 60 hộ tại xã Hiếu Tử đƣợc tổng hợp trong bảng 4.11 nhƣ sau:

86.67% 13.33%

Thƣơng Lái Công Ty

36

Bảng 4.10: Các khoản mục chi phí trong sản xuất lúa của nông hộ

Đơn vị tính: đồng/1000m2

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Chi phí sản xuất lúa là là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của hộ sản xuất. Tổng chi phí sản xuất lúa bao gồm các khoản mục chi phí lao động, chi phí phân bón, chi phí giống, chi phí máy móc thiết bị, chi phí thuốc BVTV

Từ bảng 4.10, tổng chi phi phí sản xuất lúa của hộ trung bình là 1.693.807 đồng/1.000m2

và có sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất (3.339.000 đồng/1.000m2) và giá trị lớn nhất (975.900 đồng/1.000 m2

). Nguyên nhân là do có sự chênh lệch về các khoản chi phí nhƣ lao động, phân bón, giống, thuốc BVTV, chi phí máy móc thiết bị giữa các hộ. Các nông hộ khác nhau thì có mức sử dụng khác nhau tùy theo kinh nghiệm cũng nhƣ mức độ tiếp thu kỹ thuật canh tác. Theo số liệu phân tích, các khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là chi phí phân bón, chi phí lao động và chi phí máy móc; các khoản chi phí chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp hơn trong cơ cấu là chi phí thuốc BVTV và chi phí giống. Biểu đồ 4.5 sẽ thể hiện rõ mức độ ảnh hƣởng của từng khoản chi phí trong cơ cấu chi phí sản xuất.

Khoản mục Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Sai số chuẩn Tỷ trọng % Chi phí phân bón 710.000 262.800 474.000 87.000 27,98 Chi phí thuốc BVTV 515.000 120.100 273.520 79.850 16,15 Chi phí máy móc thiết bị 478.000 384.000 412.875 14.983 24,38 Chi phí giống 196.000 95.000 155.412 26.612 9,18 Chi phí lao động 1.440.000 114.000 378.000 254.000 22,32 Tổng chi phí 3.339.000 975.900 1.693.807 462.445 100,00

37

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Hình 4.5 Cơ cấu chi phí trung bình trong sản xuất lúa của nông hộ điều tra tại xã Hiếu Tử

a/ Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất trồng lúa của nông hộ. Dựa vào bảng 4.10 và hình 4.5 ta thấy chi phí phân bón trung bình là 710.000 đồng/1000m2 chiếm tỷ trọng cao nhất 27,98% tổng chi phí, có sự chênh lệch giữa chi phí phân bón lớn nhất (474.000 đồng/1000m2)

và chi phí phân bón nhỏ nhất (262.800 đồng/1000m2). Nguyên nhân do hộ không có điều kiện về vốn sẽ bón phân với số lƣợng ít và chủ yếu bón phân URE (giá phân URE thấp hơn phân DAP và Kali sỏi) trong khi đó hộ có vốn nhiều có chi phí phân bón cao là do sử dụng phân với liều lƣợng nhiều, bón nhiều phân DAP, Kali sỏi chi phí phân bón là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất lúa. Do đó, việc phân tích các khoản mục cấu thành nên chi phí phân bón có ý nghĩa quan trọng. Chi phí phân bón trong sản xuất lúa của nông hộ tại xã Hiếu Tử gồm chi phí phân Ure, chi phí phân DAP, chi phí phân Kali sỏi, phân NPK (20-20-15) và (16-16-8). Cũng nhƣ các loài cây nông nghiệp khác, cây lúa cần có một lƣợng dinh dƣỡng rất lớn để cây sinh trƣởng và phát triển, đặc biệt là đạm, bảng 4.11 mô tả lƣợng N, P, K nguyên chất đƣợc nông hộ tại xã Hiếu Tử sử dụng trong vụ lúa Hè Thu năm 2013.

Chi phí phân bón 27.98% Chi phí thuốc BVTV 16.15% Chi phí máy móc, thiết bị 24.38% Chi phí giống 9.18% Chi phí lao động 22.32%

Chi phí phân bón Chi phí thuốc BVTV Chi phí máy móc, thiết bị Chi phí giống

38

Bảng 4.11: Số lƣợng N, P, K nguyên chất đƣợc nông hộ sử dụng

Đơn vị tính: kg/1000m2 Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Sai số chuẩn

Lƣợng N 14,82 7,48 10,98 1,79

Lƣợng P 10,56 4,56 7,29 1,52

Lƣợng K 9,60 1,5 4,73 2,06

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Bảng 4.11 cho thấy trên diện tích 1000 m2

đất sản xuất lúa, lƣợng nguyên chất N đƣợc sử dụng nhiều nhất là 14,82 kg, thấp nhất 7,48 kg và trung bình 10,98 kg. Tiếp theo là lƣợng P nhiều nhất đến 10,65 kg, thấp nhất là 4,56 kg và trung bình là 7,29 kg. Đáng chú ý là lƣợng nguyên chất K đƣợc nông hộ sử dụng rất ít, trung bình chỉ có 4,73 kg/1000m2. Nguyên nhân của sự khác nhau về số lƣợng nguyên chất N, P và K là do nông hộ bón phân theo kinh nghiệm, thói quen và cảm tính.

b/ chi phí máy móc, thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau chi phí phân bón trong tổng chi phí sản xuất trung bình của nông hộ với 412.875 đồng/1000m2 chiếm tỷ lệ 24,38%. Chi phí máy móc của nông hộ bao gồm chi phí làm đất (bao gồm cày, sới, trục), chi phí nhiên liệu dầu cho máy bơm nƣớc, chi phí thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Các số liệu đƣợc tổng hợp ở bảng 4.13 dƣới đây:

Bảng 4.12: Chi phí máy móc, thiết bị của nông hộ

Đơn vị tính: 1000 đồng/1000m2 Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Sai số chuẩn Tỷ trọng % Làm đất 140.000 39.000 122.067 14.130 29,72 Bơm nƣớc 91.430 44.000 63.412 9.606 15,44 Thu hoạch bằng máy GĐLH 246.429 220.000 225.274 5.719 54,84 Tổng cộng 477.859 303.000 410.753 29.455 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013) Ghi chú: GĐLH: Gặt đập liên hợp

39

Qua bảng 4.12 ta thấy chi phí thu hoạch bằng máy GĐLH chiếm tỷ trọng cao nhất 54,84% trong chi phí máy móc, thiết bị. Đây cũng là một điều dễ hiểu khi khâu thu hoạch là khâu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn vào chi phí chung của sản xuất, thu hoạch bằng máy GĐLH tiết kiệm đƣợc thời gian và giảm thất thoát. Tiếp đến là chi phí làm đất trung bình với 122.067 đồng/1000m2 chiếm 29,72% chi phí cho việc sử dụng máy móc, thiết bị trong hoạt động sản xuất. Chi phí làm đất cao nhất là 140.000 đồng/1000m2

do những hộ có nguồn lực về tài chính nên tu sửa lại đất đai kỹ hơn hoặc các mùa vụ trƣớc trồng hoa màu nên chi phí làm đất vụ này tƣơng đối cao, còn những hộ đất đai canh tác nhiều năm thì chỉ trục sới lại là có thể sản xuất vụ Hè Thu, ngoài ra một số hộ có diện tích đất canh tác ít nên sau khi thu hoạch họ chỉ đốt rơm, rạ là có thể tiếp tục canh tác nên chi phí làm đất ít hơn. Hộ có chi phí làm đất thấp nhất là 39.000 đồng/1000m2. Chi phí bơm nƣớc trung bình của các hộ là 63.412 đồng/1000m2

với chi phí thấp nhất là 44.000 đồng/1000m2 và cao nhất 91.430 đồng/1000m2. Chi phí bơm nƣớc có sự chênh lệch nhƣ vậy là do những hộ không có đƣờng dẫn nƣớc lên ruộng nên phải bơm nhờ những hộ khác với chi phí nhiên liệu nhiều hơn.

c/ Chi phí lao động

Tiếp đến là chi phí lao động cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao với chi phí trung bình là 378.000 đồng/1000m2 (22,32% tổng chi phí). Lao động là một yếu tố dầu vào không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Lao động bao gồm lao động thuê và lao động gia đình. Trong quá trình sản xuất lúa thì lao động có thể ở hầu hết các khâu từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình canh tác: làm đất, làm cỏ, gieo hạt, bón phân, xịt thuốc, bơm nƣớc, thu hoạch. Những hoạt động trên cần nhiều lao động và yêu cầu về thời gian (thực hiện nhanh và kịp thời) nên hộ phải sử dụng lao động thuê. Tất nhiên, không phải nông hộ nào cũng thuê lao động ở tất cả các khâu mà họ có thể sử dụng lao động nhà nhằm giảm bớt chi phí canh tác. Tùy vào khâu sản xuất mà nông hộ quyết định thuê lao động hay sử dụng lao động gia đình. Những hoạt động có thể sử dụng lao động gia đình thì nông hộ tận dụng khai thác lao động gia đình để tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập. Qua đó, ta thấy chi phí lao động là khoản mục chi phí quan trọng, có tác động khá lớn đến chi phí sản xuất lúa của nông hộ tại xã Hiếu Tử.

40

Bảng 4.13: Số ngày công lao động gia đình và ngày công lao động thuê mà nông hộ sử dụng.

Đơn vị tính: ngày công/1000m2 Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Sai số chuẩn Ngày công lao

động gia đình 12 0.2 2.69 2.29

Ngày công lao

động thuê 1.2 0 0.49 0.3

Tổng cộng 13.2 0.2 3.18 2.59

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Qua bảng 4.13 cho thấy phần lớn nông hộ sản xuất lúa tại xã Hiếu Tử sử dụng ngày công lao động gia đình là chủ yếu trung bình 2,69 ngày công/1000m2, nông hộ sản xuất lúa tại xã Hiếu Tử chủ yếu là “lấy công làm lời” nên khoản sử dụng ngày công lao động gia đình nhiều hơn lao động thuê nhằm giảm đƣợc chi phí sản xuất tăng lợi nhuận. Ngày công lao động thuê sử dụng rất ít trung bình 0,49 ngày công/1000m2

. Tùy theo tính chất nặng nhọc của công việc và yêu cầu về thời gian nên mỗi hoạt động trong sản xuất lúa cần số lƣợng lao động khác nhau và thời gian lao động cũng khác nhau.

d/ Chi phí thuốc BVTV

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trong tổng chi phí, vì trong vụ lúa Hè Thu sâu, bệnh hại lúa thƣờng cao hơn so với 2 vụ còn lại và các thuốc BVTV có giá tƣơng đối cao nên khoản chi phí này khá cao, với chi phí trung bình là 273.520 đồng/1000m2

chiếm 16.15% tổng chi phí sản xuất lúa. Trong đó thấp nhất là 120.100 đồng/1000m2

và cao nhất là 515.000 đồng/1000m2

. Các hộ có chi phí thấp là do thăm đồng thƣờng xuyên nên sẽ phát hiện sớm các loại sâu, bệnh hại lúa từ đó sẽ có cách phòng, trị kịp thời vì thế chi phí thuốc BVTV sẽ ít tốn kém hơn. Còn các hộ có chi phí thuốc BVTV cao là các hộ chậm trễ trong xịt thuốc khi bệnh nặng mới trị nên chi phí rất cao, Ngoài ra đối với các nông hộ mua thuốc BVTV với hình thức trả sau (thanh toán cuối vụ) thì phải trả số tiền mua các loại vật tƣ này cao hơn do có kèm lãi suất, cộng với việc giá cả vật tƣ nông nghiệp tăng giảm không ổn định, các nông hộ không thể cập nhật giá cả kịp thời dẫn đến mua với giá cao, đó cũng là nguyên nhân làm cho chi phí thuốc BVTV tăng cao.

41

e/ Chi phí giống

Tuy chi phí giống chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí 9.18% nhƣng giống vẫn là 1 trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất lúa, giống tốt hoặc xấu, sạ nhiều hay ít điều ảnh hƣởng đến năng suất của vụ thu hoạch. Chi phí giống cao hay thấp thì phụ thuộc vào số lƣợng gieo trồng và giá lúa giống.

Bảng 4.14: Số lƣợng giống và chi phí giống mà nông hộ sử dụng Tiêu chí Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất Trung

bình Sai số chuẩn Số lƣợng giống/1000m2 Kg 16 12 14 1.1 Chi phí giống/1000m2 Đồng 196.000 95.000 155.412 26.612 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ tại xã Hiếu Tử, 2013)

Theo số liệu điều tra chi phí giống trung bình của nông hộ là 155.412 đồng/1000 m2. Chi phí giống phụ thuộc vào số lƣợng giống và giá lúa giống. Khi hộ sử dụng số lƣợng giống nhiều hơn hoặc mua giống với giá cao thì chi phí giống tăng lên. Ngƣợc lại, hộ sử dụng số lƣợng giống ít và giá lúa giống thấp thì chi phí giống thấp. Chi phí giống trên cùng diện tích 1.000 m2

đất sản xuất lúa có sự chênh lệch, chi phí thấp nhất 95.000 đồng/1.000 m2

và cao nhất 196.000 đồng/1.000 m2. Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn giữa chi phí giống cao nhất và thấp nhất là do những nông hộ tham gia “cánh đồng mẫu lớn” đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ về giá lúa giống 40%/kg. Bên cạnh đó, số lƣợng giống đƣợc nông hộ sử dụng cũng khác nhau trên cùng diện tích 1.000 m2, nhiều nhất 16 kg và thấp nhất 12 kg. Số lƣợng giống có sự khác nhau giữa các hộ là có thể là do kinh nghiệm sản xuất và các yếu tố tự nhiên tác động đến tỷ lệ nảy mầm của giống.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã hiếu tử, huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 47)