Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã đình lập, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 33)

Phần lớn nông dân Việt Nam đều phải tiếp xúc với thuốc BVTV để bảo vệ mùa màng, nông sản,...Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc BVTV đều gây độc hại đối với sức khỏe con người, có tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái.

Khi trực tiếp tiếp xúc và sử dụng thuốc BVTV dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường tiếp xúc, vị độc, xông hơi, gây nhiễm độc và ngộ độc thuốc BVTV. Những người ít hay không tiếp xúc với thuốc BVTV có thể bị nhiễm độc do ăn, uống nông sản, nguồn nước, nước mưa có dư lượng thuốc BVTV.

Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe bao gồm:

– Nhiễm độc cấp thường gặp là các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt do thức ăn bị nhiễm thuốc BVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp và sự tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là nguyên nhân phần lớn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến thuốc BVTV (Lowa, 2007) [17].

– Các ảnh hưởng mãn tính do tiếp xúc với thuốc BVTV với liều lượng trong thời gian dài có liên quan tới nhiều sự rối loạn và các bệnh khác nhau. Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa thuốc BVTV với bệnh ung thư ( ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang, thận ). Các hậu quả sinh sản : đẻ non, vô sinh, thai dị dạng,...

Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có những con số chính xác về ngộ độc thuốc BVTV trên phạm vi toàn cầu. Theo tổ chức y tế liên Mỹ ước tính khoảng 3% người lao động tiếp xúc với thuốc BVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động trong nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa là khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm. Ở Việt Nam, đến

những năm 80 mới có công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và tác dụng độc hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người.

Nói tóm lại, thuốc BVTV có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tuy nhiên nó còn gây nên nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới HST và con người. Do vậy, cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

– Thành phần, số lượng và các loại thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.

– Người sử dụng và quản lý thuốc BVTV.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Đình Lập - huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.

– Phạm vi thời gian: số liệu điều tra phỏng vấn năm 2014. – Thời gian nghiên cứu: từ ngày 05/05/2014 đến 05/08/2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

– Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

– Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ở xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

– Đánh giá nhận thức của người dân về tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe và môi trường.

– Đánh giá việc áp dụng các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc BVTV và tình hình tham gia tập huấn về sử dụng và quản lý thuốc BVTV của người dân.

– Đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng và quản lý thuốc BVTV.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Qua khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương tôi đã tiến hành điều tra ở 4 thôn: Kim Quán, Tà Hón, Bản Chuông, Còn Đuống để thực hiện đề tài.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

– Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến quản lý và sử dụng thuốc BVTV.

– Các văn bản, báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

– Số liệu về điều kiện kinh tế – xã hội và sản xuất nông nghiệp của xã Đình Lập.

3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

– Khảo sát thực địa : tiến hành khảo sát thực tế địa điểm nghiên cứu từ đó có cái nhìn tổng quan về thực trạng môi trường nông nghiệp ở khu vực, những ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường khu vực.

– Phỏng vấn nông hộ sử dụng bảng hỏi có cấu trúc: tiến hành phỏng vấn 40 người dân tham gia sử dụng thuốc BVTV ở 40 hộ nông dân, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 10 hộ. Các thông tin thu thập được bao gồm các thông tin về người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV, về cách sử dụng và quản lý thuốc BVTV của người dân và một số thông tin khác liên quan đến thuốc BVTV.

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

3.3.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Nhằm tham khảo ý kiến của cán bộ xã và người dân có kinh nghiệm về tình hình sử dụng và quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Đình Lập

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phạm vi ranh giới: Xã Đình Lập nằm bao quanh thị trấn Đình Lập, có địa giới hành chính:

– Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Lộc Bình. – Phía Nam và Đông Nam giáp xã Cường Lợi. – Phía Đông giáp xã Bính Xá và xã Kiên Mộc. – Phía Nam và Tây Nam giáp xã Thái Bình.

4.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa thế và tài nguyên thiên nhiên

* Điều kiện địa hình.

Xã Đình Lập nằm trong khu vực địa hình hoàn toàn là đồi núi đất, đá sét kết phong hoá và phong hoá mạnh. Địa hình tương đối phức tạp, hình thành nhiều dãy núi chạy gần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; độ cao trung bình trên 200 m so với mực nước biển.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Xã Đình Lập có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21,40C, nhiệt độ cao nhất là 35,70C, nhiệt độ thấp nhất là 1,70

C, chia thành hai mùa khá rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, do ảnh hưởng của địa hình nên vào mùa khô, khí hậu lạnh kéo dài và có sương muối; mùa mưa lượng mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm, dễ gây tình trạng xói mòn đất.

4.1.1.4. Chếđộ thủy văn

Hệ thống thuỷ văn chịu ảnh hưởng chính của sông Lục Nam, suối Đình Lập và một vài con suối nhỏ khác là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã

4.1.1.5. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước chủ yếu là các khe suối bắt nguồn từ dốc Kéo Cọ, suối Đình Lập và các khe suối nhỏ khác.Tuy nguồn nước mặt chưa dồi dào nhưng cũng đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có các tài liệu khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, qua khảo sát sơ bộ tại các hộ dùng giếng khoan và giếng đào chất lượng khá tốt. Tuy nhiên các tạp chất trong nước tương đối cao.

4.1.1.6. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 12.978,05 ha chiếm 10,97% diện tích tự nhiên toàn huyện. Xét về tính chất, xã Đình Lập có 3 loại đất chính là: Đất Feralit đỏ vàng, đất Feralit vàng nhạt, đất thung lũng và đất phù sa.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng các loại đất chính của xã Đình Lập Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 4.326,01 100 4.326,02 100 4.326,02 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 582,4 13,13 576,2 13 572.1 13 99,1 99,75 99,4 2. Đất Lâm nghiệp 1.513,5 34,91 1.520.3 36 1.533,2 36,5 103.1 101,5 102,3 3. Đất nhà ở 37,2 0,85 38,2 0,87 38.5 0,9 102,1 101,8 101,95 4. Đất chuyên dùng 80,5 1,83 81.1 1,89 82.1 2 102,8 103,3 103,1 5. Đất chưa sử dụng 2.112,5 43,28 2.111.4 38,24 2.100,2 34,6 97,9 98,8 98,4 (Nguồn: UBND xã Đình Lập)[15]

Diện tích rừng của xã là 4.803,19 ha với nhiều loại cây phong phú như: Dẻ, Lát, Đinh hương và nhiều loại cây có giá trị khác, rừng ở đây có độ che phủ tương đối thấp và lượng cây to còn ít. Rừng trồng của xã có 7.828,39 ha chủ yếu là, thông, keo.

* Thuận lợi và khó khăn của xã về điều kiện tự nhiên: + Thuận lợi:

- Có vị trí địa lý sát với thị trấn nên có nhiều mặt hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội.

- Đất đai có nhiều thuận lợi vì các loại đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có diện tích khá rộng, còn nhiều tiềm năng về sử dụng đất và các loại đất nằm sát khu dân cư và các trục đường chính.

- Khí hậu thời tiết thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi. - Nguồn lao động và nhân lực khá dồi dào đủ khả năng đáp ứng nguồn lao động cho việc phát triển kinh tế xã hội.

+ Khó khăn:

Với địa hình là một vùng núi nên xã vẫn là vùng địa hình đồi núi phức tạp và bị chia cắt mạnh, do đó về các ngành như: Giao thông, hệ thống thuỷ lợi phức tạp hơn, diện tích đất nông nghiệp, khu dân cư và chuyên dùng bị hạn chế cho việc phát triển diện tích bởi đồi núi nhiều.

4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

4.1.2.1. Tình hình dân số của xã Đình Lập

Dân số toàn xã: 3.758 người, 922 hộ /18 thôn, Đình Lập là xã có 5 dân tộc anh em sinh sống là: Dân tộc Tày 50% và dân tộc Nùng 20%, dân tộc Kinh chiếm 15%, dân tộc Sán Chỉ 1%, dân tộc Dao 9%, họ chung sống và đã tạo cho nơi đây một nét đẹp văn hoá của một miền đất đa phong tục tập quán và lễ hội.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước khe, suối, nước giếng khoan, giếng đào. Một số thôn đã được đầu tư các công trình cấp nước tập trung đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh như thôn Còn Quan, thôn Bản Chuông, thôn Nà Pá, thôn Kim Quán, Tà Hón.

* Giao thông vận tải:

Hiện nay hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh. Trên địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 4B (Đoạn qua địa bàn xã là 18 km) và tuyến Quốc lộ 31(Đoạn qua địa bàn xã là 9,0 km). Ngoài ra còn có các tuyến đường huyện, đường nội thôn.

* Hệ thống công trình phục vụ giáo dục, y tế, thông tin liên lạc:

Giáo dục – đào tạo: Mạng lưới trường học đã có ở tất cả các xã trên địa bàn xã gồm 2 trường tiểu học; 1 trường trung học cơ sở và được duy trì và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở được đẩy mạnh, hiện nay xã đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

Về thông tin liên lạc: Hiện nay 100% các xã đã được phủ sóng phát thanh, truyền thanh, truyền hình; và 100% có điểm Bưu điện văn hoá xã để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Xã có một trạm y tế đặt tại thôn Còn Đuống với 1 bác sĩ, 3y sỹ và 1 nữ hộ sinh thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Trạm nằm tại trung tâm xã thuận tiện cho mọi người dân đến khám chữa bệnh và có các nhân viên y tế tận tình khám chữa bệnh cho người dân.

4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế tại địa phương

* Thực hiện chính sách của xã:

- Đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng cơ cấu về dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Phối hợp các cấp các ngành, quan tâm chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng nhằm góp phần đẩy nhanh các dự án đầu tư trên địa bàn.

* Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ:

Bảng 4.2. Giá trị sản sản xuất các ngành của xã năm 2011 – 2013 Chỉ

tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) 12/11 13/12 BQ Nông Nghiệp 34,36 74,09 33,81 70,64 34,53 69,2 98,39 102,13 100,3 CN – TTCN 7,62 16,43 8,47 17,69 9,25 18,5 111,15 109,21 110,2 TM – DV 4,39 9,48 5,85 11,67 6,11 12,3 113,26 104,4 108,8 Tổng GTSX 46,37 100 47,86 100 49,89 100 103,2 104,24 103,72 (Nguồn:UBND xã Đình Lập)[15]

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình kinh tế xã hội của xã Đình Lập đã có nhiều thay đổi, tổng giá trị sản xuất tăng đều qua ba năm 2011 – 2013. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 103,72%. Năm 2011 tổng GTSX là 46,37 tỷ, năm 2012 là 47,86 tỷ, năm 2013 là 49,89 tỷ có sự gia tăng tỷ trọng đồng đều ở các ngành.

* Tình hình sản xuất trồng trọt:

Năm 2011 thời tiết thuận lợi nên các loại cây trồng cơ bản trồng hết diện tích, diện tích lúa và các loại cây màu đều phát triển tốt. Đến năm 2013 đầu năm do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài đã làm chết 8,9 ha ngô và 180 kg thóc giống. Trong cơn bão số 5 đã làm 7 ha ngô, 9 ha lúa bị gẫy, đổ.

Dưới đây là bảng số liệu về tình hình sản xuất trồng trọt của xã trong vòng 3 năm qua từ năm 2011 – 2013

Bảng 4.3. Tình hình sản xuất trồng trọt của xã qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) Lúa 345,2 78 29.355 379 84 31.766 374,5 90 30.332 Ngô 336 75 25.580 340 90 29.122 355 86 30.550 Sắn 111 260 28.860 124 280 34.720 132 300 39.600 Khoai tây 2 40 80 2 80 160 5.8 80 464 Khoai sọ 5 40 200 6 80 480 7 80 560 Lạc 2 40 80 4 40 160 5 40 200 Mía 22 1.200 26.400 23 1.200 27.600 25 1.200 30.000 Rau, đậu 15 40 600 13 42 546 11,7 44 514,8 (Nguồn:UBND xã Đình Lập)[15]

Nhìn chung chỉ có những tháng đầu năm thời tiết lạnh kéo dài gây khó khăn cho bà con nhưng trong năm điều kiện thời tiết thuận lợi nên tình hình sản xuất nông nghiệp của xã cũng đã đạt được những kết quả mong đợi.

* Tình hình chăn nuôi:

Chăn nuôi có từ lâu đời và được nhân dân trú trọng, phát triển trong những năm gần đây bởi ngành chăn nuôi đã tạo ra được nguồn thu nhập cho người dân. Do trong năm qua thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài và dịch lở mồm long móng đã làm chết 60 con trâu, bò (trong đó chết rét 41 con, chết dịch 19 con).

Dưới đây là bảng số liệu thống kê tình hình chăn nuôi của xã Đình Lập trong những năm gần đây, từ năm 2011 – 2013.

Bảng 4.4. Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2011 2012 2013 12/011 13/12 BQ Tổng đàn trâu Con 848 873 989 102,6 106,6 104,6 Tổng đàn bò Con 318 457 491 109,3 107,4 108,4 Tổng đàn lợn Con 2.402 2.605 2.737 108,5 105,1 106,8 Tổng đàn gia cầm Con 16.754 18.900 20.060 112,8 106,2 109,5 (Nguồn: UBND xã Đình Lập)[15]

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình chăn nuôi của xã vẫn phát triển theo hướng ổn định qua từng năm mặc dù dịch bệnh, thiên tai lũ lụt, rét đậm rét hại kéo dài nhưng số lượng trâu bò, lợn gà, gia súc gia cầm của xã qua từng năm vẫn tăng.

* Thuận lợi và khó khăn của xã về kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã đình lập, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)