Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc BVTV được bày bán. Theo kết quả điều tra, trong tổng số 40 hộ được hỏi về các loại tuốc BVTV gia đình thường sử dụng trong sản xuất nông nghiệp thì hầu hết các hộ trả lời là không nhớ rõ chính xác tên loại thuốc gia đình sử dụng mà chỉ nhớ ký hiệu hoặc một vài từ trên bao bì. Khi thấy sâu bệnh hại xuất hiện, người nông dân đến hỏi các cửa hàng bán thuốc BVTV về biểu hiện của bệnh căn cứ vào đó để họ bán thuốc.
Bảng 4.6. Danh sách các loại thuốc BVTV chính được sử dụng ở địa phương
STT Tên thuốc Đối tượng phòng trừ
1
Acenidax 17 WP Cỏ hại lúa, cỏ lồng vực, cỏ lác, cỏ lưỡi mác, cỏ vẩy ốc, cỏ bợ
2 Aloha 25 WP Cỏ lồng vực, cỏ chác
3 Ofatox 400 EC Bọ xít hại lúa, rệp hại ngô 4 Gramoxone 20 SL Cỏ các loại
5 Snail 700 WP Ốc bươu vàng hại lúa
6 Ranpart 2% D Diệt chuột
7
Bestox 5 EC Mọt, rầy, bọ xít, sâu cắn ngọn, sâu vẽ bùa3, nhện đỏ hại cam, quýt
8 Bassa 50 EC Bọ rầy, bọ trĩ, rệp sâu cam 9
Actara 25 WP Rệp, rầy nâu, bọ trĩ, bọ phấn, bọ xít, bọ cánh cứng, ...
10 Midanix 60 WP Rầy hại lúa
11 Polytrinp 400 EC Sâu tơ bắp cải, nhện đổ cây co múi 12 Nimbecidine 0.03 EC Sâu tơ hại rau
13 Biocin 16 WP Sâu tơ hại rau cải, sâu xanh hại đậu 14
Starner 200 WP Vi khuẩn hại cây trồng : Bệnh thối nhũn, cháy bìa lá,..
15 Cazole 20 WP Khô vằn, đạo ôn hại lúa 16 V – T Vil 500 SC Khô vằn hại lúa
17 Sherpa 25 EC Sâu cuốn lá, bọ xít, sâu khoang 18 Comite 73 EC Nhện đỏ hại chè, rau đậu, cây có múi 19 Motox 2,5 EC Sâu cuốn lá, bọ trĩ
20 Conphai 10 WP Rầy nâu hại lúa
21 Regent 800 WP Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu 22 Heco 600 EC Cỏ lồng vực, cỏ lác, vẩy ốc, cỏ chác 23 Vanicide 5 SL Khô vằn hại lúa, thối gốc khoai tây 24 HN – SAMOLE 700 WP Trừ ốc bươu vàng
25
Ridomil 68 WP Trị sương mai, mốc sương, chết cây con,... ở khoai tây, dưa chuột
26 Tilt – super 300 EC Nghet rễ, khô vằn, đen lép hạt 27 Xanthomix 20 WP Đặc trị bệnh cháy bìa lá, chín sớm 28 Kamsu 2 L Trừ bệnh đạo ôn, vàng lá, đốm lá
29 Kabim 30 WP Trừ bệnh đạo ôn, vàng lá, đốm cháy lúa
( Nguồn: Kết quả quan sát và phỏng vấn cán bộ khuyến nông, BVTV và người bán thuốc tháng 6/2014 )
Qua bảng trên ta thấy, các chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng khá đa dạng, người dân đã sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV với nhiều loại hoạt chất và độ độc khác nhau. Hầu hết chúng là thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng. Nhưng khi thấy nhiều sâu bệnh xuất hiện, tâm lý người dân thường muốn diệt nhanh, đạt hiệu quả cao để bảo vệ cây trồng nên họ tự ý tăng lượng thuốc hoặc do do diện tích đất của người dân thường chênh lệch với mức khuyến cáo nên việc tính toán liều lượng sử dụng thường gặp khó khăn.
Ví dụ : khi sử dụng thuốc Golnitor WDG theo khuyến cáo thì sử dụng 1 gói cho 1 sào nhưng nếu diện tích là 1,5 sào thì lượng thuốc người dân sử dụng là 2 gói / 1,5 sào. Do đó đã làm tăng liều lượng của thuốc đối với cây trồng, gây ảnh hưởng đối với cây trồng, ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Do vậy, người nông dân cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm, theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và hướng dẫn của người bán thuốc có trình độ, kinh nghiệm.
Về việc chọn dạng thuốc BVTV: Mặc dù nhiều công ty sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam đang cố gắng cho ra đời những dạng thuốc mới tiên tiến, ít gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người sử dụng như dạng viên tan (WG), dạng dung dịch hòa tan (SL), dạng huyền phù đậm đặc (SC), dạng vi hạt (WDG),... Tuy vậy, số lượng thuốc thương phẩm được tạo ra dưới dạng tiên tiến trên còn quá thấp. Các dạng thuốc cũ như dạng nhũ dầu (EC) hay dạng bột thấm nước (WP) vẫn chiếm đa số. Hơn thế nữa các thuốc được tạo thành phẩm dưới dạng tiên tiến mặc dù đã dược đăng ký nhưng vì những lý do về thương mại như : Giá thành phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng, ... vẫn còn ít được sử dụng trong sản xuất.
Khi được hỏi vì sao lại sử dụng các loại thuốc trên, có 8 hộ (chiếm 20%) được hỏi mua thuốc theo kinh nghiệm, 16 hộ (chiếm 40%) theo tư vấn hướng dẫn của người bán thuốc, 12 hộ (chiếm 30%) theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và 4 hộ (chiếm 10%) theo các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, đài, tivi,…).
Hiện nay trên địa bàn xã Đình Lập có 9 cửa hàng kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV với quy mô khác nhau, thường bán ở nhà hoặc ngoài chợ .Các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV thường lấy thuốc từ nhiều nguồn khác nhau như ở các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc ở các đại lý lớn.
4.2.3. Thực trạng sử dụng thuốc của người dân vùng nghiên cứu
4.2.3.1. Thời gian sử dụng và cách ly
Khi được hỏi về mức độ gây hại khi sâu bệnh xuất hiện, 40 hộ dân được phỏng vấn đều trả lời rằng nếu không phun thuốc BVTV kịp thời thì chỉ một thời gian ngắn sau khi phát hiện bệnh sẽ phát triển rất nhanh chóng. Vì vậy, nếu không tiến hành phun thuốc hoặc phun thuốc không đúng thời điểm thì năng suất sẽ giảm mạnh có thể dẫn đến mất mùa. Trong khi đó Đình Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên thời tiết mưa nắng thất thường, đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và phát triển.
Vì những lý do trên mà các hộ dân được hỏi tiến hành phun thuốc khi phát hiện có sâu bệnh, cỏ dại phát triển không có ai tiến hành phun thuốc theo định kỳ.
Nguyễn Mạnh Cường (2012) [2] định nghĩa “ thời gian cách ly là khoảng thời gian ngắn nhất từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc phân hủy đạt mức dư lượng tối đa cho phép”.
Trong thực tế, thời gian cách ly được quy định từ ngày phun thuốc lần cuối lên cây trồng cho đến ngày thu hoạch nông sản được tính bằng ngày. Thời gian cách ly là khác nhau với từng loại thuốc trên mỗi loại cây trồng và nông sản tùy theo tốc độ phân hủy của thuốc trên cây trồng và nông sản đó.Ví dụ : Thời gian cách ly của thuốc Dimethoate với rau là 7 ngày, với lúa, khoai tây, cây ăn quả là 14 ngày. Với thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học thời gian cách ly là thường là 7 – 15 ngày, còn những loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc thì thời gian cách ly thường là 1 – 3 ngày.
Qua điều tra cho thấy, 40 hộ được hỏi trả lời rằng họ thu hoạch nông sản sau khi phun thuốc BVTV đủ thời gian cách ly ghi trên bao bì sản phẩm.
Ví dụ: Đối với bệnh Đạo Ôn trên lúa người nông dân thường sử dụng thuốc Filia 525 SC với thời gian cách ly là 14 ngày.
Theo như kết quả phỏng vấn 40 hộ dân, chỉ có cây lúa là đảm bảo thời gian cách ly. Còn với các hộ trồng rau thì hầu như là không tuân thủ đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn, chỉ có những hộ trồng rau phục vụ sinh hoạt gia đình mình mới lưu ý điều này. Nguyên nhân là do những sản phẩm có mẫu mã đẹp mới đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, để đạt hiệu quả kinh tế cao người nông dân bất chấp hướng dẫn vẫn thu hoạch để bán khi chưa đủ thời gian cách ly. Những hộ tự ý tăng lượng thuốc khi phun, lượng tồn dư hóa chất BVTV trong nông sản sẽ cao hơn nhiều do các sản phẩm thông thường. Điều này gây ra nguy cơ rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm không an toàn này.
4.2.3.2. Cách pha, liều lượng thuốc BVTV
Bảng 4.7. Cách pha chế thuốc BVTV của người dân (n = 40)
STT Thông tin Số người Tỷ lệ áp
dụng (%) I Cách pha chế thuốc BVTV chủ yếu khi phun
1 Phun đơn 15 37.5
2 Hỗn hợp 15 37.5
3 Đảo thuốc 10 25
II Cơ sở áp dụng khi pha chế thuốc
1 Theo chỉ dẫn trên bao bì 26 65
2 Theo hướng dẫn của cán bộ
khuyến nông 0 0
3 Theo các hộ nông dân khác 0 0
4 Theo kinh nghiệm sản xuất 14 35
( Nguồn : Kết quả điều tra tháng 6/2014 )
Các hộ được hỏi về cách pha, liều lượng thuốc BVTV khi phun họ áp dụng theo chỉ dẫn trên bao bì chỉ có 26 hộ (chiếm 65 %) và theo kinh nghiệm sản xuất có 14 hộ (chiếm 35 %), và không áp dụng theo chỉ dẫn của CBKN. Còn về cách pha thuốc BVTV chủ yếu khi phun thì có 15 hộ phun đơn (chiếm 37,5 %), 15 hộ phun hỗn hợp( chiếm 37,5 % ) và 10 hộ đảo thuốc qua các lần phun (chiếm 25%).
Do tập quán canh tác của người dân thường pha thuốc theo cảm tính chứ không có dụng cụ đong đếm chính xác như : ống đong, que khuấy, xô pha thuốc, bình phun. Đặc biệt khi sử dụng thuốc ở dạng lỏng, người nông dân thường ước lượng tỉ lệ chứ không có dụng cụ đong đo chính xác.
Một số hộ còn phun theo mức độ sâu, bệnh hại. Tức là khi phát hiện sâu, bệnh hại ở mức độ nặng người dân tự ý tăng liều lượng thuốc hoặc phun hỗn hợp nhiều loại thuốc trong một lần phun. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người trực tiếp phun và môi trường xung quanh.
4.3. Thực trạng quản lý sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp của người dân xã Đình Lập