4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phạm vi ranh giới: Xã Đình Lập nằm bao quanh thị trấn Đình Lập, có địa giới hành chính:
– Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Lộc Bình. – Phía Nam và Đông Nam giáp xã Cường Lợi. – Phía Đông giáp xã Bính Xá và xã Kiên Mộc. – Phía Nam và Tây Nam giáp xã Thái Bình.
4.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa thế và tài nguyên thiên nhiên
* Điều kiện địa hình.
Xã Đình Lập nằm trong khu vực địa hình hoàn toàn là đồi núi đất, đá sét kết phong hoá và phong hoá mạnh. Địa hình tương đối phức tạp, hình thành nhiều dãy núi chạy gần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; độ cao trung bình trên 200 m so với mực nước biển.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Xã Đình Lập có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21,40C, nhiệt độ cao nhất là 35,70C, nhiệt độ thấp nhất là 1,70
C, chia thành hai mùa khá rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, do ảnh hưởng của địa hình nên vào mùa khô, khí hậu lạnh kéo dài và có sương muối; mùa mưa lượng mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm, dễ gây tình trạng xói mòn đất.
4.1.1.4. Chếđộ thủy văn
Hệ thống thuỷ văn chịu ảnh hưởng chính của sông Lục Nam, suối Đình Lập và một vài con suối nhỏ khác là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã
4.1.1.5. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn nước chủ yếu là các khe suối bắt nguồn từ dốc Kéo Cọ, suối Đình Lập và các khe suối nhỏ khác.Tuy nguồn nước mặt chưa dồi dào nhưng cũng đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có các tài liệu khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, qua khảo sát sơ bộ tại các hộ dùng giếng khoan và giếng đào chất lượng khá tốt. Tuy nhiên các tạp chất trong nước tương đối cao.
4.1.1.6. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 12.978,05 ha chiếm 10,97% diện tích tự nhiên toàn huyện. Xét về tính chất, xã Đình Lập có 3 loại đất chính là: Đất Feralit đỏ vàng, đất Feralit vàng nhạt, đất thung lũng và đất phù sa.
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng các loại đất chính của xã Đình Lập Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 4.326,01 100 4.326,02 100 4.326,02 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 582,4 13,13 576,2 13 572.1 13 99,1 99,75 99,4 2. Đất Lâm nghiệp 1.513,5 34,91 1.520.3 36 1.533,2 36,5 103.1 101,5 102,3 3. Đất nhà ở 37,2 0,85 38,2 0,87 38.5 0,9 102,1 101,8 101,95 4. Đất chuyên dùng 80,5 1,83 81.1 1,89 82.1 2 102,8 103,3 103,1 5. Đất chưa sử dụng 2.112,5 43,28 2.111.4 38,24 2.100,2 34,6 97,9 98,8 98,4 (Nguồn: UBND xã Đình Lập)[15]
Diện tích rừng của xã là 4.803,19 ha với nhiều loại cây phong phú như: Dẻ, Lát, Đinh hương và nhiều loại cây có giá trị khác, rừng ở đây có độ che phủ tương đối thấp và lượng cây to còn ít. Rừng trồng của xã có 7.828,39 ha chủ yếu là, thông, keo.
* Thuận lợi và khó khăn của xã về điều kiện tự nhiên: + Thuận lợi:
- Có vị trí địa lý sát với thị trấn nên có nhiều mặt hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội.
- Đất đai có nhiều thuận lợi vì các loại đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có diện tích khá rộng, còn nhiều tiềm năng về sử dụng đất và các loại đất nằm sát khu dân cư và các trục đường chính.
- Khí hậu thời tiết thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi. - Nguồn lao động và nhân lực khá dồi dào đủ khả năng đáp ứng nguồn lao động cho việc phát triển kinh tế xã hội.
+ Khó khăn:
Với địa hình là một vùng núi nên xã vẫn là vùng địa hình đồi núi phức tạp và bị chia cắt mạnh, do đó về các ngành như: Giao thông, hệ thống thuỷ lợi phức tạp hơn, diện tích đất nông nghiệp, khu dân cư và chuyên dùng bị hạn chế cho việc phát triển diện tích bởi đồi núi nhiều.