Về phía người sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã đình lập, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 57)

Qua kết quả điều tra thấy rằng hiểu biết của người dân trong xã về sử dụng và quản lý thuốc BVTV còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên người nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

4.6.2.1. Biện pháp ngăn ngừa

Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện cho cây trồng có khả năng chống chịu tốt với dịch hại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của dịch hại, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học về sau, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sinh thái.

Canh tác hợp lý: Kết quả so sánh trên đồng ruộng chỉ ra rằng, thâm canh hợp lý làm cho sâu bệnh giảm đi trung bình 30–70% so với thâm canh

lạm dụng chất hóa chất hiện nay. Trong canh tác hợp lý, vấn đề sử dụng thuốc BVTV đáng quan tâm nhất hiện nay quá 50% nông dân sử dụng thuốc hóa học quá mức cần thiết, nhất là đối với rau ăn lá.

Sử dụng các giống chống chịu, luân canh, xen canh cây trồng: Sử dụng giống chống chịu là chúng ta đã chủ động trong phòng chống sâu bệnh, giảm các chi phí sản xuất do hạn chế sử dụng thuốc hóa học, giúp bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn.

Biện pháp xử lý cây con, hạt giống: là biện pháp chủ động ngăn ngừa dịch hại với ưu điểm là lượng thuốc và công lao động ít, hiệu quả kỹ thuật cao và an toàn với môi trường hơn hẳn phương pháp xử lý thuốc thông thường.

4.6.2.2. Biện pháp sử dụng an toàn và hiệu quả

Biện pháp này trực tiếp làm giảm lượng thuốc dùng trên đồng ruộng cũng như dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV cho con người và hạn chế tác động tiêu cực của thuốc đến môi trường sinh thái.

Tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc BVTV: 4 nguyên tắc dễ nhớ, dễ áp dụng nhưng thường bị người nông dân bỏ qua hoặc thực hiện không chính xác trong quá trình sử dụng thuốc đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.

Tuân thủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc trên mỗi cây trồng:

là một yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng an toan thuốc BVTV. Trong điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới như nước ta, tốc độ phân giải của thuốc khác nhau đáng kể giữa các mùa vụ gieo trồng.

Sử dụng các loại thuốc BVTV từ nguyên liệu sinh học: Là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng trừ được các loại sâu, bọ gây hại cây trồng nông, lâm nghiệp. Vừa an toàn cho người sử dụng, vừa giảm ô nhiễm môi trường.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu đề tài đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Đình Lập tôi thấy và có một số kết luận như sau: người dân đã dần dần nhận thức được những bất lợi và nguy cơ của việc trông cậy đơn thuần vào các biện pháp hóa học để bảo vệ cây trồng, 100% số hộ được hỏi đều sử dụng thuốc BVTV dùng cho cây trồng.

Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp chặt chẽ với trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm BVTV, trung tâm dạy nghề của huyện và các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan ban ngành của xã và hơn thế nữa cán bộ khuyến nông còn thường xuyên trao đổi thông tin và nắm bắt tình hình sản xuất nông nghiệp xã với các trưởng thôn (xóm) của xã Đình Lập để có thể giải quyết những khó khăn (hiện tượng dịch bệnh trên cây trồng) một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên:

+ Phía UBND xã chưa có một cơ quan, bộ phận nào chuyên trách trong việc quản lý sử dụng thuốc BVTV của người dân, do đó tình trạng lạm dụng thuốc BVTV còn xảy ra phổ biến.

+ Hầu hết người dân sau khi phun còn vứt vỏ chai, bao bì thuốc BVTV ngoài đồng, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan, số người này chiếm gần 50% các hộ được phỏng vấn.

+ Người nông dân rửa dụng cụ pha và bình phun tại các ao, hồ, kênh mương làm ô nhiễm nguồn nước mặt.

+ Người dân chưa thực sự hiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người và môi trường , do đó việc áp dụng các biện pháp an toàn chưa triệt để như găng tay chỉ có 23 người trong tổng số hộ được hỏi sử dụng chiếm 57.5% và quần áo chống thấm có 20 người chiếm 50%.

+ Các bệnh do thuốc BVTV gây ra khá phổ biến, người dân sử dụng thuốc BVTV chiếm phần lớn là mắc các bệnh: dị ứng chiếm 95%, đau đầu chiếm 97.5%,…

5.2. Kiến nghị

+ Đối với các cấp chính quyền và cơ quan ban nghành:

– UBND huyện quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý thuốc BVTV ở xã và có các biện pháp để phòng trừ dịch hại tốt hơn nữa cho người dân.

– Phòng Nông nghiệp, trạm BVTV huyện cũng cần phải bổ sung thêm cán bộ có trình độ chuyên môn đến các cơ sở.

– Các cấp lãnh đạo địa phương cần quan tâm, chú trọng và hợp tác với cán bộ xã cùng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng theo hướng CNH–HĐH, cần phát triển đầu tư vào cây trồng được coi là thế mạnh của vùng (cây lúa, cây mía...)

– Tăng cường mở thêm các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo, thăm quan học hỏi, tổ chức thực hiện nhiều mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao.

– Cần có sự phối hợp tỉnh - huyện - cơ sở - bà con nông dân, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể.

– Cần nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở về phương pháp và trình độ chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Lắng nghe và trao đổi ý kiến với các hộ nông dân từ đó xây dựng các quy trình sản xuất phù hợp với địa phương, giúp người dân hiểu cách sử dụng cân đối hợp lý thuốc BVTV, hiểu tác hại của việc sử dụng tùy tiện thuốc BVTV đến sức khỏe con người, môi trường và HST.

+ Đối với bà con nông dân xã Đình Lập.

– Nông dân nên tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất cùng theo dõi, cùng giám sát các hoạt động trên địa bàn.

– Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ rủi ro khi thử nghiệm các lại thuốc BVTV đóng góp ý kiến để có thể có những giải pháp tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

[1] Trần Văn Chiến, Phan Trung Quý (2006). Giáo trình hóa học môi trường. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

[2] Nguyễn Mạnh Cường (2012). Thời gian cách ly của thuốc BVTV.

http://www.trangvangnongnghiep.com/bao-ve-thuc-vat/10295- thoi-gian-cach-ly-thuoc-bvtv.html.07/03/2014

[3] Vương Trường Giang và Bùi Sỹ Doanh (2011). Tình hình xuất nhập khẩu thuốc BVTV ở việt Nam

[4] Trần Quang Hùng (2000). Thuốc BVTV, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. [5] Đỗ Hàm và cộng sự (2007), hóa chất dùng trong nông nghiệp và sức

khỏe cộng đồng, NXB lao động và xã hội Hà Nội

[6] Trần Văn Hai (2008), những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV, bộ môn BVTV, trường ĐH Cần Thơ.

[7] Nguyễn Trần Oánh và cs (2007) – Giáo trình sử dụng thuốc BVTV –

NXB Nông nghiệp.

[8] Chu Thị Thơm và cs (2006) “kỹ thuật sản xuất, chế biến và sử dụng phân bón” – NXB lao động

[9] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật

được phép, hạn chế, và cấm sử dụng ở Việt Nam năm 2004.

[10]Công văn 1011 BVTV – QLT của cục BVTV.

www.ppd.gov.vn/archive/files/FINE%20Scan%20CV.%201011.pd.07/03/2014

[11]Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng.

http://www.vinachem.com.vn/TIEU_CHUAN/BVTV_03/T7.htm.07/04/2014.

[12]Khuyến nông xã Đình Lập năm 2011-2013, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông xã Đình Lập năm 2011-2013.

[13]Nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên liệu 11 tháng năm 2013.

http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.294.gpopen.221453.gpside.l.gpnewtitle.nhap-khau-thuoc-tru- sau-va-nguyen-lieu-luon-tang-so-voi-cung-ky.amx07/03/3014

[14]UBND Tỉnh Lạng Sơn – Đề án 1645: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

ở Lạng Sơn”.

[15]UBND xã Đình Lập năm 2013, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã

Đình Lập

[16]UBND xã Đình Lập, Phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Tiếng Anh

[17]Lowa (2007), Acute Pescide Poisoning Associated with

PyraclostrongbinFungicide,

http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm5651a3.htm.

[18]WHO (1990), public health impact of pesticides used in agriculture

PH LC

PHỤ LỤC 1:

PHIU ĐIU TRA

Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ở xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh

Lạng Sơn” I. Thông tin cá nhân

Họ và tên người phỏng vấn: Đặng Thị Mai

Địa chỉ: Lớp LTK9-Khoa Học Môi Trường – Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Họ và tên hộ gia đình: ………...

Địa chỉ:………...

Giới tính:………….Tuổi: ………..Trình độ; ………..

Số nhân khẩu trong gia đình:……….

Số lao động nông nghiệp chính trong gia đình:………

Tổng thu nhập bình quân/tháng:………

II. Thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp tại các hộ gia đình

1. Ông (bà) hãy cho biết diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng của các loại cây mà gia đình gieo trồng trong năm?

STT Loại cây Diện tích (sào) Năng suất (tạ/sào) Sản lượng (tấn) Thu nhập (triệu đồng) 1 Lúa 2 Ngô 3 Khoai 4 Sắn 5 Đậu tương 6 Rau màu 7 Chè 8 …

1. Ông (bà) hãy cho biết trong năm qua loai sâu bệnh nào xuất hiện trên cây trồng nhà ông (bà) và những loại thuốc BVTV mà ông (bà) đã sử dụng đối với từng loại cây?

STT Cây trồng Loại bệnh Thuốc trừ bệnh Loại sâu Thuốc trừ sâu Loại cỏ Thuốc trừ cỏ 1 Lúa 2 Ngô 3 Khoai 4 Sắn 5 Đậu 6 Rau màu 7 Chè 8 …

2.Vì sao ông (bà) lại lựa chọn loại thuốc đó?

□ Theo kinh nghiệm.

□ Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông

□ Theo hướng dẫn của người bán thuốc

□ Theo các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, tivi, đài)

Ý kiến khác:………

3.Ông (bà) hãy cho biết mức độ gây hại khi sâu bệnh phát triển? Khi có phun thuốc BVTV:……….. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

………

Khi không phun thuốc BVTV:………

……….

4.Ông (bà) thường phun thuốc BVTV vào lúc nào? □ Phu định kỳ □ Khi phát hiện sâu bệnh □ Khi có sự thong báo của CBKN Ý kiến khác:……….

5. Ông (bà) hãy cho biết cách sử dụng thuốc BVTV của ông (bà)? Loại

thuốc

Số lần phun/vụ

Liều lượng phun (g/sào) (ml/sào)

Thời gian cách ly

6. Hãy cho biết phương thức pha chế thuốc mà ông (bà) đã sử dụng?

□ Phun đơn

□ Phun hỗn hợp

□ Đảo thuốc

Ý kiến khác:………... 7. Hãy cho biết ông (bà) áp dụng pha chế thuốc theo?

□ Chỉ dẫn trên bao bì

□ Hướng dẫn của CBKN

□ Theo kinh nghiệm

□ Theo các hộ nông dân khác

□ Hướng dẫn của người bán thuốc 8. Ông (bà) mua thuốc BVTV ở đâu?

□ Ở chợ

□ Ở cửa hàng bán thuốc

□ Ở nơi khác

9. Ông (bà) có được tập huấn trước khi phun không?

□ có □ Không

IV. Những hiểu biết của người dân về thuốc BVTV và cách phòng chống

1. Theo ông (bà) khi phun thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng tới những ai?

□ Người trực tiếp phun

□ Người làm ruộng gần đó

□ Tất cả mọi người

2. Theo ông (bà) sử dụng thuốc BVTV có thể ảnh hưởng môi trường nào dưới đây? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

□ Đất

□ Nước

□ Không khí

□ Tất cả các thành phần môi trường trên

3. Những triệu chứng mà ông (bà) có thể mắc phải khi tiếp xúc với thuốc BVTV?

□ Dị ứng da □ Mờ mắt

□ Đau đầu □ Đau bụng

□ Nôn Mửa □ Đau mỏi chân tay

□ Ho

4. Khi tiếp xúc với thuốc BVTV ông (bà) đã sử dụng các biện pháp an toàn nào?

STT Biện pháp an toàn Người được PV chọn

1 Ủng 2 Găng tay 3 Khẩu trang 4 Mũ

5 Quan sát hướng gió trước khi phun 6 Chọn thời gian thích hợp để phun 7 Rửa tay bằng xà phòng khi phun thuốc 8 Thay quần áo sau khi phun thuốc 9 Tắm rửa sau khi phun thuốc 10 quần áo chống thấm

11 kính

V. Thái độ của người dân trong quản lý, sử dụng thuốc BVTV

1.Ông (bà) cho biết nơi để thuốc BVTV, bình phun thuốc của gia đình?

□ Để trong nhà

□ Để trong bếp

□ Để trong kho chứa dụng cụ nông nghiệp

2. Ông (bà) hãy cho biết cách xử lý lượng thuốc BVTV dư thừa trong bình phun?

STT Cách xử lý Người được PV chọn

1 Dự trữ cho lần phun sau 2 Phun nốt cho hết

3 Đổ xuống kênh mương, ao, hồ gần đó 4 Phun cho cây ăn quả trong vườn

5 Khác…

3. Ông (bà) xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV như thế nào?

□ Vứt ở ngoài ruộng

□ Vứt ở kênh mương, ao, hồ

□ Vứt cùng rác thải sinh hoạt

□ Chôn lấp

□ Đốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Ông (bà) thường hay rửa bình phun thuốc BVTV ở đâu?

□ Rửa ở ruộng

□ Rửa ở ao, hồ,kênh mương gần nơi phun

□ Mang về nhà

5. Đối với những thuốc BVTV đã hết hạn sử dụng ông (bà) thường xử lý như thế nào?

□ sử dụng tiếp

□ Chôn lấp

□ Đốt

□ Vứt ngoài ao, hồ, kênh mương

Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của ông (bà) !

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Hình 1: Không sử dụng đầy đủ các biện pháp an toàn khi phun thuốc BVTV

Hình 1: Vỏ thuốc BVTV vứt bừa bãi và chung với rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã đình lập, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 57)