Các quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVT

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã đình lập, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 26)

Thuốc BVTV là vật tư không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Khi sử dụng đúng, thuốc BVTV giúp đẩy lùi dịch hại, giữ năng suất cây trồng cao và ổn định. Nhưng trong quá trình lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, nếu sử dụng không đúng đắn và thiếu biện pháp phòng ngừa thích đáng, thuốc sẽ gây những tác hại không nhỏ cho môi sinh và môi trường. Hậu quả là gây khó khăn cho việc phòng trừ dịch hại, chi phí phòng trừ tốn kém hơn.

Một trong những nguyên nhân gây ra tác hại này là do thiếu sự quản lý chặt chẽ, dùng thuốc không hợp lý, gây ô nhiễm môi trường, gây tổn thất kinh tế to lớn cho từng vùng rộng lớn, gây tổn thất cho mùa màng trong nhiều năm liền. Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV trong bảo vệ mùa màng và nông sản, hạn chế những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra, không những cần tăng cường nghiêm cứu sử dụng hợp lý thuốc BVTV, mà còn cần có những quy định chặt chẽ của nhà nước trong việc thống nhất quản lý các khâu: sản xuất, kinh doanh, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV trong phạm vi cả nước.

2.6.1. Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước

Thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta từ năm 1956. Cho đến nay, hàng năm chúng ta phải nhập hàng trăm triệu USD thuốc BVTV các loại để phòng chống dịch hại gây hại cho cây trồng cây rừng, nông lâm sản...

Khi đất nước còn chiến tranh, thuốc BVTV được nhà nước nhập khẩu, phân phối, lưu thông và sử dụng. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trên như Bộ Nông nghiệp, Công an, Y tế, Giao thông, Lao động... đã ra thông tư liên bộ, quy định chặt chẽ những điều khoản phải thực hiện nhằm đảm bảo an toàn trong mọi khâu trên.

Sau chiến tranh, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước không còn độc quyền trong việc cung ứng thuốc BVTV. Để đảm bảo cho việc cung ứng và sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV, nước ta đã ban hành Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Ủy ban thường vụ quốc hội công bố lần đầu tháng 2/1993 và Pháp lệnh thay thế vào tháng 08/2001 để phù hợp với

tình hình thực tế mới. Kèm theo là hệ thống văn bản phục vụ cho các Pháp lệnh này.

Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là văn bản có tính pháp lý cao nhất của Nhà nước ta về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trong đó có một chương riêng (chương IV) chuyên về quản lý thuốc BVTV.

Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ NN&PTNT bảo đảm an toàn khi xảy ra các sự cố thuốc BVTV, điều kiện sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; những quy định về việc tiêu huỷ, dự trữ thuốc BVTV và những điều nghiêm cấm trong việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV.

Nghị định 58/CP ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”

và “Điều lệ quản lý thuốc BVTV”.

Trong “Điều lệ quản lý thuốc BVTV” (06/2002) quy định lại phạm vi thi hành của điều lệ và đưa ra nhiều định nghĩa về những khái niệm dùng trong điều lệ. Điều lệ cũng quy định các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật về quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Hàng năm Bộ NN&PTNT sẽ ra danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cấm sử dụng. Những điều nghiêm cấm trong việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng thuốc cấm, thuốc giả thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không có nhãn, hoặc có nhãn nhưng vi phạm quy định về nhãn hàng hoá, vi phạm nhãn được bảo hộ; cấm nhập khẩu buôn bán và sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng. Cấm quảng cáo những thuốc không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, những thuốc hạn chế và thuốc cấm sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

NĐ 78/CP ngày 27/11/1996 và được điều chỉnh, bổ sung làm rõ hơn trong Nghị định số 26/2003/NĐ – CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật”. Trong Nghị định số 26/2003/NĐ–CP có quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc xử phạt, những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Riêng mục C trong chương II, quy định cụ thể hình thức xử phạt và mức phạt về quản lý thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã đình lập, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 26)