Như ta đã phân tích những bất cập của việc quy định doanh nghiệp tính số dự phòng cần lập cho khoản nợ phải thu khó đòi trên số phải thu có thuế và phần nợ phải thu bị mất tính vào chi phí do không thu hồi được cũng xoá sổ theo số tiền có thuế là bất cập. Rõ ràng cách tính số nợ bị mất vào chi phí theo số tiền ngoài thuế là công bằng hơn đối với doanh nghiệp.Dó đó nhằm đảm bảo hơn tính công bằng trong chế độ kế toán nói chung cũng như cho các doanh nghiệp nói riêng, nên có thay đổi trong quy định về dự phòng phải thu khó đòi như sau:
Mức dự phòng cần lập tính theo số nợ phải thu ngoài thuế. Cụ thể
Số dự phòng cần lập cho năm tới của
khách hàng A
= Số nợ phải thu ngoài thuế của khách hàng A ×
Tỷ lệ mức trích lập dự phòng theo quy định
Khi thiệt hại thực sự xảy ra, xoá sổ phần nợ bị tính vào chi phí quản lý ngoài thuế theo số tiền ngoài thuế:
Nợ TK liên quan(111,112…) số tiền thu hồi được
Nợ TK 1592 (chi tiết đối tượng): trừ vào số dự phòng nếu có Nợ TK 642 :số thiệt hại ngoài thuế khi xoá sổ
Nợ TK 3331: thuế giá trị gia tăng của số nợ bị mất Có TK131: Toàn bộ số nợ xoá sổ
Đồng thời ghi đơn bút toán: Nợ TK004: “nợ khó đòi đã xử lý”
Tuy nhiên cần phải lưu ý để có thể thực hiện được biện pháp này cần phải có những quy định của các bộ ngành có liên quan như bộ tài chính, tổng cục thuế trong việc hướng dẫn cụ thể về các thủ tục cũng như chứng từ cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng cơ chế này để tránh thế giá trị gia tăng bằng cách kê khai không đúng sự thật (khai khống) về số
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà nợ khải thu khó đòi đã xoá sổ.