Công ty... 63 4.2.1 Đối với kế toán các khoản phải thu khách hàng ...63 4.2.2 Về trách nhiệm kê khai thuế GTGT...69 4.2.3 Về quản lý các khoản phải thu khác...70 4.2.4 Về việc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:...70 4.2.4.1 Về phương pháp xác định mức dự phòng trong một số trường hợp đặc biệt...70 4.2.4.2. Việc tách thuế giá trị gia tăng trong kế toán dự phòng phải thu khó đòi...71 4.3 Một số giải pháp hỗ trợ khác:...72 4.3.1 Hoàn thiện các phương thức thanh toán để quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng:... 72 4.3.2. Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán:...72 4.3.3. Việc phân tích báo cáo...72 4.3.4. Việc nguồn nhân lực của công ty:...72
KẾT LUẬN...74 TÀI LIỆU THAM KHẢO...75
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu đề tài GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đều phải đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải luôn tự đổi mới và hoàn thiện để phát huy những ưu điểm và ngành nghề kinh doanh của mình.Trong điều kiện đó muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu hoạt động phù hợp với năng lực của mình, có phương án sản xuất và sử dụng nguồn vốn sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều đó thì trước hết các doanh nghiệp phải nắm vững được tình hình tài chính của mình.
Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không thì chúng ta xem xét tổng thể khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tình hình thanh toán các khoản phải thu là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính của DN. Nếu hoạt động tài chính tốt DN sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào và đảm bảo doanh nghiệp sẽ ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản nợ phải thu sẽ kéo dài. Điều này sẽ không tốt cho DN chủ động về vốn để đảm bảo quá trình SXKD và mang lại hiệu quả cao.
Xuất phát từ yêu cầu mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về công tác kế toán các khoản phải thu gắn liền với một đơn vị cụ thể. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán các khoản phải thu tại công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp các kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế, củng cố thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành.
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế toán các khoản phải thu tại các công ty xây lắp.
Tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích kế toán các nghiệp vụ thanh toán.
Thu thập, đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán các khoản phải thu tại Công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh.
Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu tại Công ty.
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu đề tài GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các khoản phải thu tại công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu cụ thể kế toán toán các khoản phải thu tại công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh
1.4.2. Phạm vi về thời gian
Các nghiệp vụ liên quan kế toán các khoản phải thu từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến 31 tháng 12, năm 2014
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu bài chuyên đề này em sử dụng các phương pháp: - Phương pháp kế toán dồn tích
Phương pháp kế toán dồn tích dựa trên cơ sở Dự thu – Dự chi.
Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán chung ” mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền”.
Ví dụ điển hình của phương pháp kế toán dồn tích là phương pháp bán chịu. Doanh thu được ghi nhận vào sổ kế toán khi phát hành hóa đơn, giao hàng thay vì vào thời điểm thu được tiền. Tương tự, một khoản chi phí phát sinh và được ghi nhận khi hàng đã được đặt mua hoặc đã chấm công cho công nhân thay vì thời điểm thanh toán tiền. Do đó, điểm yếu chính của phương pháp kế toán dồn tích đó là công ty phải trả thu nhập trước khi thực nhận được tiền từ doanh thu bán hàng và dịch vụ
- Phương pháp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế
Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.
Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu đề tài GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán.
Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp đối ứng tài khoản
Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Đây là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
Muốn có những thông tin tổng hợp về tình trạng tài chính của đơn vị thì phải lập bảng cân đối tài sản tức là sử dụng phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. Nhưng chỉ có thể tổng hợp và cân đối các loại tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở theo dõi chặt chẽ sự hình thành và vận động biến đổi của các loại tài sản qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh.
Muốn tính giá và ghi chép vào các tài khoản có liên quan một cách chính xác thì phải có những thông tin chính xác về từng hoạt động kinh tế cụ thể của đơn vị tức là phải có những chứng từ hợp lệ phản ánh nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có đầy đủ cơ sở pháp lý để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Nhưng nếu chỉ dựa vào chứng từ thì không thể phản ánh hết sự biến đổi của tài sản. Trong thực tế có những hiện tượng không thống nhất giữa hiện vật với chứng từ, sổ sách do điều kiện khách quan gây ra như: đường dôi thừa do ẩm ướt, xăng dầu bị hao hụt do bốc hơi… Để khắc phục tình trạng trên kế toán phải tiến hành kiểm kê để kiểm tra số lượng và tình hình cụ thể của hiện vật, đối chiếu giữa sổ sách với thực tế trong từng thời điểm có khớp đúng với nhau hay không. Nếu không khớp đúng thì lập biên bản và căn cứ vào biên bản (cũng là chứng từ) mà điều chỉnh lại sổ sách kế toán cho khớp với thực tế. Bảo đảm cho các số liệu của kế toán phản ánh chính xác và trung thực về các loại tài sản của doanh nghiệp.
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu đề tài GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà
Theo phương pháp này thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền.
- Điều tra thống kê:
Giúp em nắm được hình thức ghi chép, hiểu được phương pháp hạch toán tiêu thụ trong doanh nghiệp.
1.6. Kết cấu chuyên đề
Bố cục chuyên đề gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán các khoản phải thu tại công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán các khoản phải thu tại công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh.
Chương 3: Thực trạng kế toán các khoản phải thu GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Một số vấn đề chung về kế toán các khoản phải thu
2.1.1. Khái niệm chung về các khoản phải thu trong doanh nghiệp
Là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.
Các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là một phần tài sản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai, do đó việc hiểu và hạch toán đúng đắn bản chất của các khoản phải thu là vô cùng quan trọng.
Theo thông tư số 23/2005/TT – BTC ngày 30 tháng 03 năm 2005, các khoản phải thu được phân loại thành các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thu dài hạn. Tuy nhiên, về bản chất các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn chỉ khác nhau về thời gian thu hồi các khoản nợ phải thu. Dưới đây là định nghĩa về các khoản phải thu nói chung.
- Các khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu khách hàng là các khoản phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thời điểm thu tiền không cùng một thời điểm. Các khoản phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi.
- Các khoản ứng trước cho người bán: Là một khoản phải thu của khách hàng, do đơn vị ứng trước cho người bán để mua hàng hoá, dịch vụ. Các khoản ứng trước cho người bán có thể được xem như một khoản đặt cọc của đơn vị để có được một sự đảm bảo của người bán đối với việc cung cấp hàng hoá, dịch cụ cho đơn vị.
- Các khoản phải thu khác: Các khoản phải thu khác bao gồm các khoản phải thu có tính chất phi hàng hoá và vãng lai như thu tiền phạt, tiền bồi thường của người phạm lỗi, khoản chi hộ tiền nhà, điện, nước cho công nhân viên, thu nhập từ hoạt động
Chương 3: Thực trạng kế toán các khoản phải thu GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà tài chính chưa nhận được, các khoản thu do đơn vị cho vay, mượn vật tư hay tiền vốn tạm thời, các khoản đã ghi vào chi phí nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi chờ xử lý, các khoản phải thu khác thường là các khoản mang tính thu hộ và chi hộ của đơn vị.
- Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng: Là số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác nhận của hợp đồng xây dựng dở dang. Là số tiền mà đơn vị phải thu của khách hàng theo tiến độ kế hoạch, điều này đuợc quy định rõ trong hợp đồng. Khoản phải thu này chỉ có đối với các đơn vị có hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
- Các khoản thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ mua vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế GTGT được khấu trừ là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp cho nhà nước thông qua người bán khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định.
- Các khoản dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng phải thu khó đòi thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau. Dự phòng phải thu khó đòi là việc dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán hay các khoản phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không thu hồi được.
Theo thông tư số 23/2005/ TT – BTC, các khoản phải thu ngắn hạn là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi khoản dự phòng phải thu khó đòi).
2.1.2. Phân loại
Theo thời hạn thu hồi nợ
Phân nợ theo thời hạn thu hồi gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn:
+ Nợ ngắn hạn là khoản nợ có thời hạn thu hồi không quá một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng.
Chương 3: Thực trạng kế toán các khoản phải thu GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà kinh doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng.
Theo tính chất
Phân nợ phải thu theo tính chất như phải thu thương mại và phải thu phi thương mại.
+ Phải thu thương mại xuất phát từ việc cung cấp hàng hoá-dịch vụ của công ty cho khách hàng trong kỳ kinh doanh bình thường. Phải thu thương mại có thể là tài khoản phải thu (accounts receivables) hoặc phải thu tiền mặt (notes receivables).
+ Phải thu phi thương mại xuất phát từ các loại giao dịch khác các loại kể trên và cũng có thể là phiếu nhận nợ của bên mua. Ví dụ như các khoản tạm ứng cho nhân viên; các khoản hoàn lại như hoàn thuế, tiền bồi thường bảo hiểm, tiền đặt cọc; và các khoản phải thu tài chính như tiền lãi, cổ tức, v.v.
2.1.3. Chứng từ:
Các khoản phải thu liên quan đến nhiều loại chứng từ: hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng, phiếu xuất, phiếu chi, thu, giấy báo Có của ngân hàng, biên bản xác nhận tài sản thiếu..
2.1.4. Tài khoản sử dụng
TK 131 “ Phải thu của khách hàng” TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” TK 138 “ Phải thu khác”
2.1.5. Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu
- Phản ánh và theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kinh doanh chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian thanh toán được.
- Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp của phần hành các khoản phải thu
- Thực hiện giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành các kỷ luật thanh toán tài chính, tín dụng.
- Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn,