Đối với kế toán các khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TIẾN THỊNH (Trang 88)

Giải pháp 1: Hoàn thiện sổ sách kế toán khoản phải thu khách hàng

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà

giản không thuận tiện cho việc theo dõi các khoản nợ của khách hàng, cũng như cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý trong việc theo dõi những khách hàng đã thanh

toán. Để thuận lợi hơn cho việc theo dõi các khoản nợ của từng khách hàng, đặc biệt báo cáo số liệu cuối kỳ cho Ban Giám đốc, công ty có thể thiết kế mẫu sổ mới chi tiết hơn. Việc thiết kế mẫu sổ mới này góp phần hoàn thiện việc ghi sổ sách kế toán của công ty, giúp ích cho các nhà quản lý trong việc theo dõi những khách hàng đã thanh toán, đến hạn thanh toán hoặc đã quá hạn thanh toán để từ đó Công ty có hướng thu hồi nợ hợp lý và đúng hạn, tránh trường hợp bị chiếm dụng vốn quá lâu.

Đến cuối kỳ để trợ giúp đắc lực hơn trong công tác kế toán quản lý, Công ty nên lập thêm Bảng kê các khoản nợ phải thu, việc lập bảng kê các khoản nợ phải thu giúp Công ty xác định được khoản nợ nào của khách hàng đã đến hạn thanh toán, khoản nợ nào đã quá hạn và thời gian quá hạn là bao nhiêu.

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà

Đơn vị : Công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh

Địa chỉ : 107 Phố Tây Ga – Phường Phú Sơn - TP.Thanh Hóa

SỐ CHI TIẾT TK 131

Tên tài khoản: Phải thu khách hàng Đối tượng: Ban quản lý dự án thủy lợi TH

Loại tiền: VND Ngày tháng Số hiệu CTGS Diễn giải TK đối ứng Thời hạn

Số tiền Số tiền thanh toán

Nợ Đến hạn Quá hạn Quá hạn đã thanh toán Số dư đầu kỳ 0 60.000.000 01/12 05 Hạng mục III của dự án kênh tưới Như Thanh hoàn thành và nghiệm thu 511 3331 4.632.000.000 463.200.000 Cộng số phát sinh 5.095.200.000 Số dư cuối kỳ 5.155.200.000 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu)

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà

Sổ chi tiết TK131 dùng để theo dõi từng khách hàng .Mỗi một trang sổ dành cho một khách hàng và theo dõi từng tháng. Mỗi khách hàng được theo dõi về thời hạn chiết khấu, thời hạn thanh toán, nợ quá hạn là bao nhiêu.

TK 131 ghi nợ các TK khác dùng để thanh toán của khách hàng.Cộng số tiền nợ của TK 131 sau đó lập lên bảng kê phải thu khách hàng.

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà

Đơn vị : Công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh

Địa chỉ : 107 Phố Tây Ga – Phường Phú Sơn - TP.Thanh Hóa

BẢNG KÊ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG

ĐVT: VND STT

Tên khách hàng Số tiền phải thu

Trong đó

Đến hạn

Nợ quá hạn

Dưới 1 năm Trên 1 năm Trên 2 năm Từ 3 năm trở lên

1 Công ty TNHH Mai Anh 66.724 66.724

2 Công ty TNHH Anh

Phương 248.822.498 95.529

3 Lê Minh Quân 148.037.185 13.432 559.670

4 Lê Trung Chính 21.235.750 10.508 Tổng cộng 484.819.433 119.469.000 66.724 559.670 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu)

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà

Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác thu hồi nợ khách hàng

Trong nền kinh tế như hiện nay ,việc mua bán chịu là không thể tránh khỏi nhưng nếu số tiền mà các KH chiếm dụng của công ty khá lớn với thời hạn quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến việc thanh toán của công ty đối với các khoản nợ. Do đó,em xin đưa ra một số biện pháp sau nhằm hoàn thiện vấn đề thu hồi nợ KH của Công ty

- Công ty khi ký kết hợp đồng phải nên ghi rõ thời hạn thanh toán, nếu mua hàng trả chậm thì số dư nợ của khách hành không quá 20% doanh thu, thời gian nợ trong vòng 1 năm phải thanh toán nếu quá thời hạn thì phải chịu lãi suất theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm thanh toán.

- Công ty nên tăng cường tìm kiếm các hợp đồng của khách hàng có phương thức thanh toán nhanh, điều tra về tình hình tài chính và khả năng chi trả của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng .

- Công ty phải có kế hoạch quản lý các khoản thu hợp lý với từng hợp đồng kinh tế. Nếu các hợp đồng nào có quy mô lớn thì chia thành nhiều lần thanh toán và thanh toán dứt điểm. Phương thức thanh toán này làm cho giảm phần nào áp lực thanh toán với các bên đối tác .

- Ngoài ra, chính sách thu hồi những khoản nợ mua hàng quá hạn cũng là vấn đề đang được đặt ra tại Công ty, Công ty nên thông báo cho khách hàng trong khoảng 10 ngày trước thời hạn thanh toán để khách hàng thanh toán chủ động hơn tránh việc trì hoãn. Công ty có thể gửi thư, gọi điện thoại, cử người đến gặp khách hàng trực tiếp, ủy quyền cho người đại diện, tiến hành các thủ tục pháp lý …. Rõ ràng khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng cách áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn thì cơ hội thu hồi nợ cũng lớn hơn, nhưng các biện pháp áp dụng tại công ty muốn tốt thì chi phí bỏ ra cũng phải lớn . Thêm vào đó thì một số khách hàng có thể khó chịu khi bị đòi tiền gay gắt, họ không tỏ ra thiện cảm và doanh thu trong tương lai có thể bị giảm xuống .

Để quản lý tốt hơn các khoản phải thu, chúng ta cần phải xem xét sự biến động đối với các khoản phải thu trên các số liệu hạch toán, xác định thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu.

Giải pháp 3: Chính sách tín dụng

Công ty nên áp dụng mức chiết khấu cho cả những lần thanh toán theo lộ trình,số tiền giảm giá tính theo số tiền thanh toán mỗi lần để khuyến khích khách hàng.Tránh tình trạng đốc thúc khách hàng quá. Khi đó các khoản nợ nếu chưa được

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Hà

trách nhiệm thông báo tình hình thực tế thanh toán nợ kèm với đó là chính sách chiết khấu thanh toán của công ty để khách hàng có quyết định thanh toán.Hình thức này sẽ giúp công ty đạt hiệu quả tối ưu vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Giải pháp 4: Tỷ lệ đặt trước bắt buộc

Hiện nay công ty có sự phân biệt mức tỷ lệ này cho các nhóm khách hàng.Để đảm bảo tính công bằng và giảm sự biến động của các khoản nợ công ty nên áp dụng mức ứng trước chung cho khách hàng là 10 %.Với mức ứng trước 10% công ty có kỳ vọng giảm gánh nặng cho các khoản phải thu sau này.

Giải pháp 5: Nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách tín dụng với khách hàng.

Khi đã có một chính sách toàn diện và được đánh giá có hiệu quả thì khâu quan trọng tiếp đó là thực thi nó trong thực tế. Công ty nên chú trọng và nghiêm túc áp dụng chính sách này một cách triệt để đảm bảo tôn trọng tính trung thực, khách quan và công bằng với khách hàng. Việc thực thi cũng đòi hỏi tính sang tạo, linh hoạt mềm dẻo, cần có những thay đổi hợp lý nếu thấy cần thiết. Khi áp dụng cần có sự cân nhắc đến các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến các điều kiện của khách hàng, điều kiện hiện tại của công ty để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Công ty cần có một hướng dẫn thực thi cụ thể bao gồm các quy định về chính sách tín dụng, điều kiện khách hàng được hưởng các ưu đãi tài chính, qui trình nghiệp vụ cần thiết… để làm căn cứ cho các bộ phận trong công ty đổi chiếu thực hiện. Đồng thời công ty cũng có thong báo cụ thể về các quy trình mới này cho các đối tác khách hàng, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và khuyến khích khách hàng hợp tác với công ty.

Cần có một cơ chế, công ty có thể giao trách nhiệm cụ thể cho bộ phận kế toán tài chính có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra công việc thực thi chính sách tín dụng đối với khách hàng, nếu có bất cứ sự thay đổi, biến động nào thì bộ phận chuyên trách cần có sự điều chỉnh chính sách tín dụng và công tác thực thi cho phù hợp với diễn biến mới.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TIẾN THỊNH (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w