qua thẻ VIB.
Lý do: + Cơ hội
Hiện nay, có tình trạng bất cập là cứ đến sát kỳ thi các sinh viên lại phải chen chúc để nộp học phí. Tình trạng này gây tâm lý mệt mỏi cho các sinh viên cũng như chính những thầy cô phụ trách thu học phí. Nhưng điều này có thể giải quyết một cách đơn giản bằng việc thanh toán học phí qua thẻ. Sinh viên có thể nộp học phí ở bất cứ nơi đây( miễn là có máy ATM của VIB), bất cứ thời gian nào mà không phải chen chúc. Hơn nữa, thói quen dùng ATM đã đang trở thành phổ biến đối với giới trẻ. Nếu nhà trường đồng ý thanh toán học phí, học bổng qua thẻ thì điều này rất tiện lợi.
Nhưng ngân hàng sẽ cân nhắc rằng như thế thì ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ đâu:
Thứ nhất, ngân hàng có thể thu một khoản phí nhất định trên số học phí thu. Điều quan trọng là tính toán khoản phí này như thế nào cho phù hợp.
Lợi ích thứ hai, nếu các trường chưa cần dùng khoản tiền này thì có thể coi đó như là một khoản tiết kiệm và có tính lãi. Ở trường hợp này ngân hàng có thể huy động thêm một khoản vốn đáng kể.
Lợi ích thứ ba, sinh viên không những dùng thẻ chỉ để thanh toán học phí, mà nếu thuận tiện họ còn sử dụng thẻ này như một chiếc thẻ thực thụ để nhận tiền, gửi tiền, thanh toán…
Sinh viên, trong tương lai gần họ sẽ đi làm và sẽ có lương, khi đó họ vẫn có thể vẫn sử dụng thẻ VIB vì khi đó nó đã trở nên quen thuộc. Khi đó, đây mới thực sự là thị trường mà VIB mong đợi với khách hàng cực kỳ tiềm năng. Hơn nữa, VIB đang có nhiều chương trình khuyến mại để tăng khách hàng sử dụng thẻ, vậy tại sao không nhắm vào đoạn thị trường mặc dù còn chưa mang lại nhiều lợi nhuận nhưng lại cực kỳ tiềm năng trong tương lai.
Hơn nữa, số lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên toàn quốc là rất lớn.
Chỉ lấy một ví dụ đơn giản: Mỗi năm trường đại học kinh tế quốc dân có thêm khoảng hơn 3000 sinh viên chính quy, cộng với ít nhất là từng đấy sinh viên hệ tại chức, văn bằng hai, cao học, liên kết . Như vậy mỗi năm trường có khoảng gần 30000 sinh viên. Chỉ riêng một trường đại học mà con số đã lớn như vậy thì tổng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chỉ tính trên hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lớn đến mức nào.
+ Thách thức
Tuy nhiên, tiềm năng là như vậy nhưng có một điểm bất lợi chính của VIB là hiện VIB mới chỉ có chi nhánh tại 14 tỉnh thành phố trọng điểm kinh tế. Điều này, dẫn đến việc các bậc phụ huynh ở những tỉnh không có chi nhánh của VIB không thể chuyển tiền vào tài khoản của con cái họ dễ dàng được. Nhưng điều này cũng có thể giải quyết nếu VIB liên kết được với Ngân hàng Nông Nghiệp bởi lẽ Ngân hàng này có chi nhánh rộng khắp trên cả nước. Điều này là một trở ngại lớn, rất khó khắc phục nhưng nó sẽ được giải quyết dần dần vì VIB đang mở rộng nhanh chóng hệ thống chi nhánh của mình.
Điều nữa, là sản phẩm này có thể các ngân hàng khác copy mà đặc biệt là một số ngân hàng có lợi thế về mạng lưới hoạt động hơn nhiều VIB.
Lợi nhuận giai đoạn đầu mang lại sẽ thấp, thậm chí không đủ bù đắp chi phí, nhưng tiềm năng lại rất lớn.
+ Phương thức thực hiện:
- Ngân hàng sẽ thuyết phục các trường đại học đồng ý cho thanh toán học phí qua thẻ của VIB, nếu được thì kèm cả chi trả lương cho cán bộ nhân viên. Lúc đầu có thể tiến hành ở khối các trường dân lập, bán công bởi mức học phí của họ cao hơn và các trường dân lập cũng dễ chấp nhận những cái mới hơn các trường công lập.
- Thuyết phục để đạt được sự hợp tác từ phía ngân hàng khác( Nông Nghiệp) cho thẻ của VIB có thể dễ dàng nhận tiền và chuyển tiền hơn.
- Sau khi, có được sự đồng ý từ phía nhà trường ngân hàng có thể làm thẻ miễn phí cho sinh viên: trong dữ liệu có đầy đủ yếu tố về sinh viên đó như lớp, tên tuổi, mã số thẻ sinh viên…Đồng thời cũng mở một tài khoản cho chính nhà trường để sinh viên có thể chuyển tiền.
Đây chỉ là một số gợi ý nhỏ mà qua sự quan sát của bản thân tôi nhận thấy được. Mặc dù, để triển khai một sản phẩm mới thì không hề đơn giản. Tuy nhiên, tôi nhận thấy trong tương lai sản phẩm này hoàn toàn có thể triển khai được khi mà thói quen giữ tiền mặt được thay thế bằng việc thanh toán qua thẻ tín dụng. Chắc chắn còn nhiều điều phải suy tính, cân nhắc về sản phẩm này. Nhưng tiềm năng của nó là vô cùng lớn và ngân hàng có thê xem xét về gợi ý này.
LỜI MỞ ĐẦU ... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ... 3 1. Marketing ngân hàng ... 3 1.1. Khái niệm ... 3 1.2. Vai trò ... 4
1.2.1. Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng ... 4
1.2.2. Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường. ... 6
1.2.3. Marketing góp phần tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. ... 6
1.3. Đặc điểm của Marketing ngân hàng... 7
1.3.1. Marketing ngân hàng là loại hình Marketing dịch vụ ... 7
1.3.2. Marketing là loại hình Marketing hướng nội ... 9
1.3.3. Marketing ngân hàng thuộc loại Marketing quan hệ ... 10
2. Thị trường chứng khoán ... 11
2.1. Khái niệm ... 11
2.2. Đặc điểm ... 11
2.3.1. Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế ... 12
2.3.2. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán. .. 13
2.3.3. Chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế. ... 13
2.3.4. Chức năng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. 13 3. Chứng khoán ... 14
3.1. Khái niệm ... 14
3.2. Đặc trưng ... 14
3.2.1. Chứng khoán luôn gắn với những khả năng thu lợi ... 14
3.2.2. Chứng khoán luôn gắn với rủi ro. ... 14
3.2.3. Chứng khoán có khả năng thanh khoản. ... 14
3.3. Phân loại chứng khoán ... 15
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ... 16
1. Tổng quan về Ngân hàng Quốc tế ... 16
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển ... 16 1.2. Lĩnh vực hoạt động ... 17 1.3. Cơ cấu tổ chức ... 18 1.4. Tình hình kinh doanh ... 22 1.5. Chiến lược ... 24 1.6. Những hoạt động Marketing cụ thể ... 24
1.6.1. Nghiên cứu thị trường ... 24
1.6.2 . Marketing- mix ... 25
2.1. Môi trường vĩ mô ... 29
2.1.1. Môi trường kinh tế ... 29
2.1.2. Môi trường chính trị - luật pháp ... 38
2.2.1. Doanh nghiệp... 39 2.2.2. Đối thủ cạnh tranh ... 42 2.2.3. Khách hàng ... 45 2.2.4. Đối tác ... 46 2.2.5. Công chúng... 49
3.1. Giới thiệu về sản phẩm này tại ngân hàng ... 51
3.2. Những cơ hội và thách thức ... 55
3.2.1. Thách thức ... 55
3.2.2. Cơ hội ... 62
4. Chu kỳ sống sản phẩm ... 64
4.1. Nhận thức về chu kỳ sống sản phẩm ... 64
4.1.1. Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường( giai đoạn giới thiệu) ... 64
4.1.2. Giai đoạn phát triển... 64
4.1.3. Giai đoạn bão hòa( chín muồi) ... 65
4.1.4.Giai đoạn suy thoái ... 65
4.2. Chu kỳ sống sản phẩm cho vay chứng khoán của Ngân hàng Quốc tế ... 66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ... 70
1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại Ngân hang Quốc tế ... 70
2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với sản phẩm cho vay thế chấp để đầu tư và kinh doanh chứng khoán. ... 72
2.1. Marketing nội bộ ... 72
2.2. Liên kết chặt chẽ hơn với nhiều công ty chứng khoán hơn... 73
2.3. Kết hợp với công ty bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm chứng khoán. .... 74
3. Đề xuất hướng phát triển một sản phẩm mới: Sản phẩm chi trả học phí qua thẻ VIB. ... 75
...