Giới thiệu về sản phẩm này tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với sản phẩm cho vay thế chấp để đầu tư và kinh doanh chứng khoán (Trang 51)

1. Tổng quan về Ngân hàng Quốc tế

3.1.Giới thiệu về sản phẩm này tại ngân hàng

Các quy định của ngân hàng về sản phẩm cho vay thế chấp chứng khoán để đầu tư và kinh doanh chứng khoán:

 Điều kiện cho vay:

+ Trường hợp cầm cố chứng khoán để vay vốn tại VIB với mục đích đầu tư và kinh doanh chứng khoán, ngoài những điều kiện chung phải có những điều kiện sau:

- Kinh nghiệm kinh doanh và đầu tư chứng khoán tối thiểu 12 tháng, hoạt động có hiệu quả.

- Mở tài khoản tại công ty chứng khoán mà VIB ký hợp đồng hợp tác( đối với cầm cố chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký tại trung tâm giao dịch chứng khoán.

+ Trường hợp cầm cố chứng khoán đê vay vốn tại VIB với mục đích khác, phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có trụ sở chính hoặc có hộ khẩu thường trú hoặc có KT3 tại địa bàn có điểm giao dịch của VIB.

- Có năng lực tài chính và nguồn thu nhập ổn định

- Mở tài khoản tại công ty chứng khoán mà VIB ký hợp đồng hợp tác( đối với cầm cố chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký tại trung tâm giao dịch chứng khoán).

 Căn cứ xác định số tiền vay:

- Nhu cầu vay vốn thực tế của khách hàng - Khả năng trả nợ vay

- Không vượt quá bất kỳ một tỷ lệ nào trong hai tỷ lệ sau:  70% tổng số tiền đầu tư theo đánh giá của VIB  50% giá trị chứng khoán cầm cố do VIB định giá - Số tiền vay tối thiểu 50 triệu.

 Cách định giá tài sản đảm bảo: + Đối với chứng khoán OTC

- Phòng kinh doanh chứng khoán lập bảng giá chứng khoán hàng ngày

gửi tới các giám đốc đơn vị kinh doanh, phòng phát triển sản phẩm khối KHCN, phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định.

- Quản lý khách hàng định giá chứng khoán cầm cố theo bảng giá do phòng kinh doanh cung cấp chứng khoán.

+ Chứng khoán niêm yết

- Các đơn vị lấy số liệu thống nhất tại một trang Web có uy tín.

- Phòng kinh doanh chứng khoán quyết định cụ thể giới hạn giờ vào lấy giá tham chiếu của ngày làm việc hiện tại và giới hạn giờ vào lấy giá tham chiếu của ngày tiếp theo để tránh khác biệt về giá.

+ Giá chứng khoán được định giá theo căn cứ sau: - Sàn Hà Nội:

Giá định giá= Giá tham chiếu- 20%. - Sàn Hồ Chí Minh:

Giá định giá= Giá tham chiếu- 10%. - OTC:

Giá chứng khoán cầm cố= giá chào mua thấp nhất tại ngày giao dịch gần nhất- 10%.

+ Số tiền mà khách hàng vay sẽ là= Giá định giá* Tỷ lệ cho vay.

Phòng kinh doanh chứng khoán theo dõi giá chứng khoán, nếu giá chứng khoán giảm 15% so với giá của ngày đầu tiên tuần trước hoặc trong tuần thì thông báo cho phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định.

Xử lý chứng khoán cầm cố

- Khi giá chứng khoán niêm yết cầm cố giảm còn 75% - Khi giá chứng khoán OTC giảm còn 80%

Thì ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng trả bớt nợ, hoặc nộp thêm tiền. Nếu khách hàng không thực hiện thì VIB tiến hành xử lý nợ thu hồi trước hạn.

+ Đối với kinh doanh chứng khoán:

- Cho vay từng lần: Thời hạn tối đa 6 tháng - Cho vay theo hạn mức tín dụng

 Hạn mức tín dụng được cấp với thời hạn tối đa 12 tháng  Thời hạn vay của mỗi khế ước nhận nợ không quá 6 tháng - Thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với đầu tư chứng khoán: Thời hạn vay không quá 24 tháng

+ Mục đích khác: Theo quy định của VIB đối với từng mục đích vay vốn.  Phong tỏa tài sản đảm bảo

+ Phong tỏa chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Khách hàng, VIB, công ty chứng khoán ký hợp đồng ba bên về cầm cố tài sản.

- VIB lập thông báo phong tỏa gửi công ty chứng khoán

- Công ty chứng khoán làm thủ tục phong tỏa chứng khoán, xác nhận trên thông báo phải trả và gửi lại cho VIB. Khi có thông báo này VIB mới quyết định giải ngân.

+ Phong tỏa chứng khoán cầm cố hình thành từ vốn vay

- Khách hàng, VIB và công ty chứng khoán ký hợp đồng ba bên.

- VIB giải ngân gửi tiền vào tài khoản của khách hàng mở tại công ty chứng khoán.

- Sau khi có giao dịch, căn cứ vào số chứng khoán khớp lệnh của khách hàng, công ty làm thủ tục phong tỏa chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Trường hợp: chứng khoán khách hàng mua nhỏ hơn số chứng khoán đặt mua nếu khách hàng không tiếp tục đặt lệnh mua chứng khoán vào phiên tiếp thì công ty chứng khoán và khách hàng phải hoàn trả lại cho VIB số tiền đã giải ngân theo tỷ lệ với số chứng khoán không mua được

+ Sau ba ngày làm việc kể từ giao dịch khớp lệnh nếu thủ tục trên không hoàn

thành, giao dịch tín dụng báo cho trưởng phòng quản lý trực tiếp. Tín dụng có thể hủy hoặc gia hạn tối đa không quá 3 ngày.

 Những bộ phận chịu trách nhiệm hoặc liên quan đến sản phẩm này bao gồm: - Phòng kinh doanh nghiên cứu thị trường và đề xuất bổ sung điều chỉnh danh

sách các chứng khoán OTC nhận cầm cố trình ủy ban tín dụng phê duyệt định kỳ hàng quý.

- Phòng kinh doanh chứng khoán trình ủy ban tín dụng: Danh sách chứng khoán OTC nhận cầm cố đột xuất, trong trường hợp có biến động giảm giá chứng khoán liên tục hoặc có nhu cầu bổ sung danh sách chứng khoán nhận cầm cố theo tình hình thị trường hoặc trên cơ sở đề xuất của các đơn vị.

- Phòng kinh doanh chứng khoán căn cứ vào tình hình giao dịch chứng khoán cộng với đề xuất “ Danh sách chứng khoán niêm yết nhận cầm cố trình giám đốc khối KHCN phê duyệt.

- Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định phối hợp phòng Phát triển sản phẩm Khối KHCN xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với từng loại chứng khoán nhận cầm cố trình ủy ban tín dụng phê duyệt.

- Toàn bộ các khoản cho vay cầm cố chứng khoán với bất kỳ giá trị nào đều do trưởng khối quản lý tín dụng, Tổng giám đốc và ủy ban tín dụng phê duyệt theo thẩm quyền.

 Quy trình

1. VIB ký hợp đồng hợp tác với công ty chứng khoán về việc phối hợp cho khách hàng vay vốn cầm cố chứng khoán.

2. Khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn cho VIB.

3. Quản lý khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn thẩm định tình hình tài chính của khách hàng và tình trạng tài sản bảo đảm, nếu đủ điều kiện thì trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Giao dịch tín dụng và khách hàng làm thủ tục ký kết hợp đồng cầm cố

chứng khoán và phong tỏa chứng khoán cầm cố.

6. Giao dịch tín dụng lập hợp đồng tín dụng, chuyển khách hàng và trình cấp có thẩm quyền của VIB ký.

7. Khách hàng lập và ký khế ước nhận nợ, giao dịch tín dụng tiến hành giải ngân theo quy định trong hợp đồng tín dụng sau khi khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh đã nộp phần vốn đối ứng của khách hàng cho khoản vay.

8. Định kỳ theo thỏa thuận, giao dịch tín dụng tiến hành thu nợ gốc và lãi vay của khách hàng.

9. Khi khách hàng tất toán khoản vay, giao dịch tín dụng lập thông báo giải tỏa tài sản cầm cố gửi các đơn vị liên quan.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với sản phẩm cho vay thế chấp để đầu tư và kinh doanh chứng khoán (Trang 51)