Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với sản phẩm cho vay thế chấp để đầu tư và kinh doanh chứng khoán (Trang 39)

1. Tổng quan về Ngân hàng Quốc tế

2.2. Môi trường vi mô

2.2.1. Doanh nghiệp

 Mục tiêu của doanh nghiệp đối với sản phẩm cho vay cầm cố và kinh doanh chứng khoán.

Đối với từng sản phẩm ngân hàng cần phải biết họ muốn gì ở sản phẩm này. Mục tiêu hiện tại cũng như trong thời gian tới sẽ là gì. Điều này cần thiết để xác định đâu là sản phẩm quan trọng nhất hiện tại, sản phẩm nào là hiện tại chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng tương lai nó có thể trở thành sản phẩm chủ chốt.

Theo đánh giá của bản thân dựa trên quan sát và tìm hiểu thông tin tôi xin đưa ra một số mục tiêu chính đối với sản phẩm này hiện nay như sau:

- Tiếp tục cho vay cầm cố và kinh doanh chứng khoán như là một trong những sản phẩm quan trọng trong hoạt động tín dụng.

Tại sao phải tiếp tục phát triển trong khi nhà nước đang có động thái không khuyến khích các khoản đầu tư vào chứng khoán. Thứ nhất, đây là xu hướng tất yếu của thị trường và dù muốn hay không nhà nước cũng phải thừa nhận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang phát triển và nó vô cùng tiềm năng. Thứ hai, các ngân hàng cũng luôn có cách để tự bảo vệ mình( như tỷ lệ cầm cố chứng khoán luôn ở mức đảm bảo an toàn cho ngân hàng thường tỷ lệ tối đa là 40% trở xuống, rất ít trường hợp chứng khoán có thể giảm hơn mức này hoặc nếu khi giá hạ xuống nhiều họ sẽ yêu cầu khách hàng nộp bổ sung tiền). Hơn nữa họ cũng có một đội ngũ thẩm định có kinh nghiệm, có trình độ trong công tác thẩm định. - Đi đôi với việc tiếp tục phát triển ngân hàng cũng cần luôn chủ động tìm cách

giảm rủi ro bằng cách:

+Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định, kinh doanh sản phẩm này.

+Tăng cường hợp tác với các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. +Nâng cấp hệ thống tin nội bộ và bên ngoài ngân hàng.

- Mục tiêu tương lai là phát triển sản phẩm cho vay chứng khoán thành một sản phẩm chủ chốt của ngân hàng Quốc tế, đồng thời có thể bán chéo, bán kèm một số sản phẩm khác: như bancasurance, ô tô trả góp, nhà đất…

 Nguồn lực của doanh nghiệp đối với loại sản phẩm đặc biệt này: + Con người:

Cho vay chứng khoán là một sản phẩm còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tính đến nay cũng chỉ khoảng 1 năm các ngân hàng thương mại cổ phần đưa sản phẩm này ra công chúng. Thực tế này dẫn đến ngay cả những công ty chứng khoán còn thiếu nhân lực trong lĩnh vực này. Hoặc có thì cũng không có nhiều kinh nghiệm về thị trường chứng khoán. Và thực tế này cũng xảy ra tại các ngân hàng có các

sản phẩm liên quan đến chứng khoán. Ngân hàng Quốc tế cũng không phải ngoại lệ. Có thể nói nhiều các cán bộ của Ngân hàng Quốc tế hiện nay làm về sản phẩm cho vay và cầm cố chứng khoán không được đào tạo chính thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Mà có được đào tạo thì chứng khoán vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Nó chỉ thực sự được quan tâm trong thời gian vừa qua khi cơn sốt chứng khoán diễn ra cuối năm 2006 đầu 2007. Điều này dẫn đến kinh nghiệm là chưa nhiều. Mặc dù, nhiều cán bộ rất giỏi về tín dụng, về thẩm định, kinh doanh . Thực tế này à điều rủi ro nhất đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần có các sản phẩm liên quan tới chứng khoán nói chung, chứ không riêng gì Ngân hàng Quốc tế. Chứ không phải là biến động của thị trường. Bởi với thị trường chứng khoán con người mới là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động cũng chưa hoàn chỉnh. Sự lên xuống còn chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố tâm lý, nên nhiều khi những sự tính toán tỉ mỉ lại không đúng với những gì diễn ra trên thị trường. Nhưng điều này sẽ nhanh chóng qua đi khi các nhà đầu tư ngày càng khôn ngoan hơn. Con người với sự suy tính và dự báo chính xác sẽ quyết định thành công hay thất bại trên thị trường này. Do đó, điều quan trọng nhất hiện nay là Ngân hàng Quốc tế phải nâng cao trình độ hoặc kinh nghiệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Có thể cử đi đào tạo hoặc thuê chuyên gia tài chính người nước ngoài giảng dạy hoặc tư vấn về chứng khoán để giảm thiểu rủi ro.

+ Thông tin: Nguồn thông tin mà ngân hàng cần để thẩm định khoản vay chính xác, thông tin chính xác về thị trường chính khoán, thông tin về khách hàng. Bởi thị trường chính khoán yếu tố quan trọng nhất là thông tin.

- Thông tin về thị trường chứng khoán hiện nay chủ yếu được thu thập qua các trang web có uy tín về thị trường chứng khoán như các trang web của các công ty chứng khoán( Công ty chứng khoán Sài Gòn, Công ty chứng khoán ngân hàng Ngoại thương, Đầu tư phát triển, Công thương, Công ty chứng khoán Bảo Việt, Công ty chứng khoán Quốc tế, các báo điện tử như đầu tư chứng khoán, Thời báo kinh tế Việt Nam…

- Thông tin về khách hàng: Để tiến hành cho vay một khách hàng hiện tại ngân hàng đang tiến hành các thủ tục chặt chẽ nhưng cũng không quá mất nhiều thời gian của khách hàng. Để biết thông tin về khách hàng chủ yếu là do khách hàng tự cung cấp( như tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, thu nhập, mục đích khoản vay). Còn những thông tin khác thì ngân hàng rất khó để thu thập bởi nhiều khi khách hàng cung cấp thông tin không chính xác, hoặc giấu giếm thông tin. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng phải rất linh hoạt, tinh tế để thẩm định các thông tin của khách hàng. Với những khách hàng quan trọng họ còn phải tìm cách duy trì quan hệ với khách hàng qua những cuộc gọi điện hỏi thăm hoặc gửi thư hoặc thiệp chúc mừng khách hàng trong những dịp đặc biệt của họ.

2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

- Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh:

Để thành công đối với bất kỳ sản phẩm nào thì không chỉ cần xác định được chính xác mục tiêu của chính mình mà cần phải dự đoán được mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của các ngân hàng khác nhau thường là có sự khác biệt nhất định.

Ví dụ, mục tiêu của Ngân hàng Đông Nam Á là coi cho vay kinh doanh và đầu tư chứng khoán là một trong số những sản phẩm quan trọng hàng đầu.

Mục tiêu của Ngân hàng Á Châu là cung cấp cho khách hàng một loạt sản phẩm liên quan tới chứng khoán với lợi ích đa dạng, khẳng định vị trí số một cũng như nhiều sản phẩm khác của ACB.

Có ngân hàng thì lại muốn hạn chế các khoản vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nên họ đạt ra mục tiêu là kiềm chế dư nợ cho vay ở một giới hạn nhất định để hạn chế rủi ro.

Xác định được chính xác mục tiêu của đối thủ thì ngân hàng Quốc tế mới có thể đưa ra những đối sách phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Tiêu chí Sản phẩm hiện có Mức vay Thời gian vay Lãi suất (tháng ) Phươn g thức trả

ACB Cho vay thế chấp cổ phiếu chưa niêm yết

Cho vay thế chấp chứng khoán niêm yết

Cho vay chứng khoán ngày T

Khôn g quá 40% Tối đa 36 tháng 1.1- 1.16% Trả lãi và gốc hàng tháng

Sacombank Hết hạn mức cho vay chứng khoán

Techcomba nk

Cho vay kinh doanh chứng khoán Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

Vay đảm bảo bằng chứng khoán niêm yết.

( hiện chỉ cầm cố cổ phiếu của một số ngân hàng thương mại)

Tối đa 40%, nhưng Thường là ngắn hạn 3, 6, 9 tháng tùy theo chứng khoán Khoả ng 1- 1.15% Trả lãi và gốc hàng tháng Habubank Tạm dừng dùng sổ đỏ cầm cố để đầu tư chứng khoán, chỉ nhận cầm cố bằng cổ phiếu. Tối đa 40% giá trị cổ phiếu và không Thường thời gian vay là 6 tháng 1,1%/ tháng Trả lãi hàng tháng, gốc trả linh hoạt

quá 3,5 lần mệnh giá

Eximbank Hết hạn mức cho vay đầu tư chứng khoán

Seabank Hết hạn mức cho vay mua chứng khoán

Incombank Chưa có sản phẩm cho vay để mua chứng khoán, đang soạn thảo cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

- Thương hiệu: Về thương hiệu hiện ACB và Sacombank đang có lợi thế vì họ đang là hai vị trí dẫn đầu thị trường khối thương mại cổ phần do có quy mô về vốn, mạng lưới hoạt động và làm tốt công tác truyền thông. Còn các ngân hàng Eximbank, Techcombank, Quốc tế, Habubank, đang đứng ở những vị trí tiếp theo và đang cố gắng vươn lên tốp trên. Hai ngân hàng tốp đầu còn có lợi thế là họ có công ty chứng khoán khá mạnh. Nên số lượng khách hàng biết đến sản phẩm này của họ nhiều hơn. Và thương hiệu là vô cùng quan trọng đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi uy tín lớn mà thương hiệu nó có thể đảm bảo cho điều đó.

2.2.3. Khách hàng

- Các tiêu chí để lựa chọn khách hàng mục tiêu:

+ Kinh nghiệm đầu tư và kinh doanh chứng khoán: Đây là tiêu chí ngân hàng thường phải xem xét trước hết khi quyết định cho vay. Bởi lẽ, ngân hàng không thể đánh bạc được khi giao tiền vào tay một người không biết gì về chứng khoán, vừa mới tập chơi. Ít nhất là người ấy đã phải tham gia thị trường chứng khoán trong một thời gian nhất định và đạt được thành công nhất định. Và khách hàng phải chứng minh cho ngân hàng thấy được điều đó. Chính tiêu chí này để ngân hàng quyết định có cho vay hay không, vay với số lượng bao nhiêu và lãi suất như thế nào, trong thời gian bao lâu.

+ Nguồn trả nợ( thu nhập): Đây là điều ngân hàng cũng vô cùng quan tâm bởi lẽ khi khách hàng đã dùng cổ phiếu để thế chấp rồi nhưng đấy là tài sản để đảm bảo, nó có thể lên xuống trên thị trường nó đang bị phong tỏa và chưa thể bán. Khi đó, khách hàng phải dùng chính nguồn thu nhập của mình để trả lãi và gốc định kỳ( thường là theo tháng). Nguồn trả nợ đảm bảo khách hàng vẫn có thể thanh toán cho ngân hàng khi cổ phiếu có biến động. Nguồn trả nợ này khách hàng sẽ chứng minh cho ngân hàng bằng bảng lương, hợp đồng cho thuê, hóa đơn bán hàng… Thường những khách hàng có nguồn trả nợ cao, ổn định ngân hàng sẽ ưu tiên về số lượng vay, lãi suất và thời gian cho vay. Đây là tiêu chí không thể thiếu trong các sản phẩm tín dụng trong đó có cho vay thế chấp để kinh doanh và đầu tư chứng khoán.

+ Địa lý: Do tính chất đặc thù của sản phẩm chứng khoán cũng như các sản phẩm tín dụng. Nên yêu cầu bắt buộc đối với những người vay sản phẩm này là phải có hộ khẩu thường trú, hoặc tạm trú dài hạn( KT3) tại những địa bàn VIB có chi nhánh. Và không phải bất cứ chi nhánh nào của VIB cũng có sản phẩm này. Điều này, đảm bảo rằng ngân hàng có thể theo dõi, hoặc tìm hiểu thông tin về khách hàng cũng như dễ dàng hơn trong việc thu hồi nợ. Bởi lẽ, không thể cho một người

vay tiền mà người đó, nay ở một nơi mai ở một nơi để rồi không biết đi đâu để tìm họ đòi tiền.

2.2.4. Đối tác

- Công ty chứng khoán: Hiện tại Ngân hàng Quốc tế đã ký thỏa thuận hợp tác với 4 công ty chứng khoán là:

+ Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn( SSI).

+ Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam. + Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt.

+ Công ty chứng khoán Quốc tế.

Sự hợp tác có lợi cho cả hai phía: Phía Ngân hàng thì sẽ được công ty chứng khoán đảm bảo phong tỏa chứng khoán đã được cầm cố cho ngân hàng, giảm rủi ro, mà vẫn phát triển được lượng khách hàng của mình. Về phía công ty chứng khoán sẽ có nhiều khách hàng hơn, và ngân hàng sẽ chuyển tiền mua chứng khoán trực tiếp đến công ty chứng khoán.

- Công ty bảo hiểm: Hiện nay chưa có sản phẩm bảo hiểm chứng khoán. Tuy nhiên, Ngân hàng Quốc tế đang có sự hợp tác với các công ty bảo hiểm như: AIA, Bảo Việt. Nhưng hiện tại đã có sản phẩm Bancasurance, tức là hợp tác ngân hàng Bảo hiểm. Với sản phẩm này Ngân hàng sẽ giới thiệu cho khách hàng mua bảo hiểm khoản vay của mình với công ty bảo hiểm mà ngân hàng đang ký hợp tác. Điều này, có lợi cho khách hàng khi họ gặp rủi ro, họ sẽ nhận được sự đền bù. Ngân hàng sẽ có thêm một khoản phí hoa hồng do công ty bảo hiểm trích ra từ phí bảo hiểm thu của khách hàng, đồng thời họ cũng tránh đi được một phần rủi ro khi khách hàng rủi ro. Còn công ty bảo hiểm tất nhiên là họ có khách hàng và có thêm lợi nhuận. Và đặc biệt đối với sản phẩm chứng khoán luôn tiềm ẩn rủi ro thì sự hợp tác này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nói như trên thì rủi ro nhiều nhất là về phía công ty bảo hiểm, nhưng không hẳn là như vậy. Bởi lẽ, họ hiểu rằng khi cho vay ngân hàng cũng đã tính đến một mức an toàn nhất định, và rủi ro cũng

không lớn lắm thì họ mới quyết định cho vay. Công ty bảo hiểm sự thực sự rủi ro khi có sự sụt giảm cực lớn trên thị trường chứng khoán.

- Các doanh nghiệp phát hành chứng khoán:

Hiện nay, Ngân hàng Quốc tế chỉ nhận cho vay thế chấp để kinh doanh và đầu tư chứng khoán của một số công ty nhất định sau:

Tại trung tâm giao dịch chứng khoán Sài Gòn: STT Mã chứng

khoán

Tên công ty niêm yết Vốn thị trường ( 14/4/07)

Chỉ số P/E (14/4/07)

1 AGF Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang

760,18 Tỉ 34

2 BBC Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà

397,85 Tỉ 32,3

3 BMP Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh 2.186,47 Tỉ 32,67

5 CII Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

2.010 Tỉ 70,62

6 DCT Công ty cổ phần Tấm lợp Vật liệu

xây dựng Đồng Nai

416,15 Tỉ 24,13

7 DHA Công ty cổ phần Hóa An 360,36 Tỉ 9,87

8 DHG Công ty Cổ Phần Dược Hậu

Giang

2.088 Tỉ 47,13

9 FPT Công ty Cổ Phần Phát triển đầu tư

công nghệ FPT

31.621,32 Tỉ

104,92

10 GIL Công ty cổ phần SXKD & XNK Bình Thạnh

307,13 Tỉ 15,3

11 GMD Công ty cổ phần Đại lý Liên Hiệp

Vận Chuyển

12 HAP Công ty cổ phần Giấy Hải Phòng 491,39 Tỉ 33,7

13 HAS Công ty cổ phần Xây lắp Bưu

điện Hà Nội

196,16 Tỉ 23,34

14 IFS Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc

tế

1.058,79 Tỉ 20,81

15 ITA Công ty cổ phần Khu Công

nghiệp Tân Tạo

6.255 Tỉ 57

16 KDC Công ty cổ phần Kinh Đô 5.910 Tỉ 59,59

17 KHP Công Ty Cổ Phần Điện lực Khánh

Hoà

667,57 Tỉ 57,65

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội: STT Mã chứng

khoán

Tên công ty niêm yết Vốn thị trường( tỉ)

Chỉ số P/E

1 ACB Ngân hàng cổ phần Á Châu 28502 57.66

2 BCC Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

3735 198.35

3 BMI Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 7469 76.56

4 BVS Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt 4852 94.81 5 HPC Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng 820 75

6 MPC Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú

3510 387,33

7 NTP Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền phong

8 SSI Công ty cổ phần Chứng khoán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với sản phẩm cho vay thế chấp để đầu tư và kinh doanh chứng khoán (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)