Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với sản phẩm cho vay thế chấp để đầu tư và kinh doanh chứng khoán (Trang 29)

1. Tổng quan về Ngân hàng Quốc tế

2.1.1. Môi trường kinh tế

 Sự tăng trưởng kinh tế

Năm 2006 là một năm khá thành công của kinh tế Việt Nam với GDP tăng 8,2%, xuất khẩu tăng hơn 22% , FDI tăng 50%, thị trường chứng khoán bùng nổ với giá trị vốn hóa tăng trưởng 20 lần( 2000%),…

( Theo giá so sánh năm 1994)

Chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (1000 tỷ đồng) Tốc độ tăng so với năm 2005(%) Đóng góp của mỗi khu vực vào tốc độ tăng chung( điểm phần trăm)

Tổng số 425,09 8,17 8,17

Nông, lâm, thủy sản 79,49 3,40 0,67 Công nghiệp và xây

dựng

174,21 10,37 4,16

Riêng công nghiệp 135,98 10,18 3,20

Dịch vụ 171,39 8,29 3,34

Nguồn: Tổng cục thống kê

 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại cũng như tương lai.

Theo số liệu đưa ra trong bản báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 5/4/2007. Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán VN tăng mạnh từ dưới 0,5 tỉ USD vào tháng 12-2005 lên 13,8 tỉ USD (22,7% GDP) vào cuối năm ngoái và hiện nay đạt mức 24,4 tỉ USD. Trong đó ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỉ USD vào thị trường chứng khoán ở VN. Báo cáo cho biết, chỉ số giá chứng khoán Việt Nam đã tăng 144% vào năm 2006 và chỉ trong 2 tháng đầu năm nay đã tăng thêm 50%. WB đánh giá thị trường chứng khoán sẽ còn tiếp tục được mở rộng do 20 doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ niêm yết vào năm 2007. Các công ty lớn dự định niêm yết trong năm nay là Ngân hàng Ngoại thương, Mobifone, Vinafone, Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí, Bảo Việt…

Hiện nay, thuật ngữ chứng khoán đã trở nên quen thuộc đối với người dân. Đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nó là đề tài của các câu chuyện từ quán nước vỉa hè, trong các công sở, trong các hội nghị của chính phủ, trên các báo, tạp chí, các diễn đàn. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đã đang và sẽ hấp dẫn mạnh mẽ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Mặc dù, trong thời gian vừa qua( tháng 3) thị trường chứng khoán liên tục giảm giá nhưng kỳ vọng của nhà đầu tư vẫn lớn. Để chứng minh cho sự kỳ vọng này xin được đưa ra kết quả của cuộc điều tra của Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Kết quả cuộc điều tra trên mạng với hơn 6.000 độc giả của VnEconomy trong 3 tuần của tháng 3 cho thấy, phần lớn nhà đầu tư đang rất kỳ vọng vào việc giá chứng khoán sẽ tăng và tăng khá mạnh vào cuối năm 2007, ngay cả trong lúc thị trường đang trong thời kỳ suy giảm như hiện nay.

Trên thế giới, thống kê chỉ số giá chứng khoán là một phương pháp dự báo giá. Thông thường, những cuộc điều tra thống kê để có được những dữ liệu quan trọng tính sự biến động chỉ số giá, được tổ chức khá công phu và đối tượng được phỏng vấn nhất định phải là các chuyên gia tài chính.

Còn đối với cuộc điều tra này, mẫu được chọn đã đạt hơn 6.000 phiếu bình chọn, đủ lớn về mặt dữ liệu thống kê để phản ánh. Riêng đối tượng là bạn đọc của VnEconomy - những người quan tâm đến các vấn đề kinh tế, đặc biệt là mỗi máy tính chỉ được bình chọn một lần, nên có thể loại bỏ một cách tương đối việc một cá nhân có thể thao túng cuộc bình chọn này.

Với câu hỏi "Kết thúc năm 2007, theo bạn, chỉ số VN-Index sẽ ở ngưỡng nào?", theo kết quả bình chọn tính đến 16h ngày 4/4/2007, sự lạc quan về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam đã thể hiện rõ nét, khi có tổng cộng 50% số người được hỏi cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt tới mức từ 1.200-1.800 điểm vào cuối năm 2007. Trong đó, ngưỡng kỳ vọng VN-Index từ 1.400 đến 1.600 điểm đạt tỷ lệ cao nhất (20%).

Tất nhiên, kỳ vọng này không phải chính xác tuyệt đối do còn phải tính đến nhiều yếu tố khác, trong đó đặc biệt là sự biến thiên của tâm lý nhà đầu tư tại các thời điểm khác nhau. Trong suốt thời gian khảo sát, số người đầu tư cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt từ 1.400 điểm - 1.600 điểm liên tục dao động trong khoảng 19- 21%. Điều thú vị hơn là trong suốt 3 tuần qua, tỷ lệ này lên xuống cùng chiều với đà tăng giảm của VN-Index. Khoảng dao động từ 1.200 đến 1.400 điểm chiếm tỷ trọng nhiều thứ hai với tỷ lệ từ 16,8 đến 17,5.

Những bình chọn có tỷ lệ gần như tương đương là: từ 1.600 - 1.800, dưới 1.000 điểm và trên 2.000 điểm (dao động từ 10,6-11,9%). Điều này cho thấy tâm lý quá bi quan hoặc quá phấn khích là không nhiều. Các nhà đầu tư trong nước đã ngày càng “điềm tĩnh” hơn sau nhiều phen sóng gió trên thị trường chứng khoán. Xét về mặt tâm lý thì kết quả bình chọn cho thấy phần nào kỳ vọng của nhà đầu tư Việt Nam về sự hình thành thị trường trong tương lai. Đại bộ phận hy vọng là giá chứng khoán lên. Họ lạc quan hơn là bi quan, lạc quan ngay cả lúc thị trường đang trong chu kỳ điều chỉnh giảm mạnh như những ngày cuối tháng ba.

Số đông nhà đầu tư đã tin rằng cuối năm 2007, chỉ số VN- Index sẽ rơi vào khoảng 1.400 -1.600 điểm. Kết quả này đã đặt ra câu hỏi, liệu sự kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư vào mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam có là quá mức hay không, khi tin tưởng chỉ số VN-Index vào cuối năm 2007 không những tăng mà còn tăng lên gấp đôi so với đầu năm (VN-Index ngày 1/1/2007 là 751,77)? Nguồn VNECONOMY ngày 4/4/2007.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang phát triển rất nóng nhưng nó vẫn chưa dựa trên những nền tảng vững vàng:

Trước hết, những nền tảng đó gắn với cấu trúc đặc thù của loại thị trường này: tính “ảo”, độ linh hoạt cao, bản chất đầu cơ, dễ bị bong bong hóa nhờ khả năng khuếch đại thông tin. Nó đòi hỏi phải có một hệ thống doanh nghiệp phát triển triển ổn định, trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ít bị phân biệt đối xử.

Nền tảng đó phải được đảm bảo bằng một khuôn khổ pháp lý vững chắc dựa trên sự công khai, minh bạch. Nền tảng đó đòi hỏi lực lượng môi giới chứng khoán tính chuyên nghiệp và tính trung thực. Nhưng ở nước ta hiện nay về cơ bản vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu, còn nhiều yếu tố chưa hoàn thiện.

Nền tảng thứ hai, lực lượng tham gia thị trường, ở nước ta hiện nay nhìn chung còn mới mẻ. Cả người chơi và những người môi giới đều yếu về lý luận và kinh nghiệm thực tế. Đa số chỉ là những người chơi chứng khoán nghiệp dư. Rủi ro lớn khi: sự hiếu thắng, nội gián, tâm lý bầy đàn, đầu cơ và thao túng, tung tin đồn, thông tin sai lệch đầy rẫy trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay… Thêm vào đó, hệ thống luật pháp lại chưa đầy đủ, chặt chẽ, và hiệu lực thi hành còn thấp thì nguy cơ đó lại càng tăng lên.

Thực tiễn sụp đổ thị trường chứng khoán ở nhiều nước khi nó mới hình thành, với cái giá rất đắt mà phải mất rất lâu mới khôi phục được ( Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Argentina trong khoảng hơn 10 năm trước và một số nước Nam Mỹ khác) do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt hàng loạt là một bài học xương máu cho những nước thị trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam.

 Vấn đề hội nhập kinh tế

Năm 2006 là một năm có khá nhiều sự kiện quan trọng của nước ta trong đó việc tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC và hoàn thành đàm phán gia nhập WTO là hai sự kiện mang ý nghĩa lớn lao nhất. Vị thế và hình ảnh của Việt Nam không ngừng nâng cao trong con mắt bạn bè quốc tế. Cộng với đó là sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Việt Nam trong vài năm trở lại đây nên vấn đề hội nhập kinh tế càng trở thành vấn đề được quan tâm. Trong đó,

sự kiện ngày 7/1/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế sau hơn 15 năm đàm phán gian khổ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất.

Việc Việt Nam vào WTO sẽ mang nhiều lợi ích cho các DN Việt Nam và cả nền kinh tế. Lợi ích đó được thể hiện ở những mặt sau:

- DN Việt Nam được tham gia sân chơi bình đẳng với các thành viên khác của WTO.

- Việt Nam được bảo vệ quyền lợi khi tham gia các vụ kiện liên quan đến đối tác nước ngoài.

- Hội nhập với thương mại quốc tế sẽ tạo động lực để các DN trong nước cải cách hệ thống quản lý kinh doanh, vươn lên ngang tầm với yêu cầu của quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, đẩy mạnh chống tham nhũng… để giảm chi phí sản xuất cho DN.

Đối với khối công ty chứng khoán, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, khối công ty này sẽ được hưởng nhiều lợi ích, đồng thời phải đối đầu với nhiều khó khăn, nổi bật là khó khăn do sự non trẻ của TTCK, đó là:

- Tất cả các công ty chứng khoán hiện nay đều hoạt động với số vốn chủ sở hữu nhỏ bé. Hoạt động tự doanh, bảo lãnh phát hành đều rất hạn chế. Trong khi đó, lượng hàng hoá trên sàn đang tăng nhanh năm 2007, có khoảng 100 DN cổ phần hoá thực hiện niêm yết. Đây chính là thách thức lớn. Việc DN lên sàn ồ ạt tạo ra nhiều cơ hội cho các quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài hơn là cho các công ty chứng khoán và nhà đầu tư trong nước.

- Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến TTCK Việt Nam, nhưng khả năng cung cấp thông tin của TTCK cho họ quá hạn chế: website, báo chí, báo chuyên ngành về chứng khoán còn nhiều chỗ chưa có bản tiếng anh.

- Bất cập về kiến thức quản lý và điều hành công ty chứng khoán cũng là một khó khăn lớn. Nhìn lại đội ngũ lãnh đạo các công ty chứng khoán hiện nay, phần lớn xuất thân từ ngành kế toán, tài chính, ngân hàng nội địa…, chưa từng trải qua cọ sát với TTCK quốc tế, kinh nghiệm kinh doanh, tập quán quốc tế.

Tuy nhiên, WTO cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực cho nhà đầu tư chứng khoán. Cụ thể, với sự tham gia ngày càng lớn của nhà đầu tư nước ngoài,

vấn đề cạnh tranh trên TTCK sẽ ngày càng gay gắt. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đối với những nhà đầu tư nhỏ, không chuyên - vốn chiếm số lượng lớn trên TTCK Việt Nam. Ảnh hưởng này sẽ theo chiều hướng tiêu cực, vì nhà đầu tư nhỏ không được trang bị đủ các điều kiện cần thiết trong cuộc cạnh tranh này. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc sẽ bị gạt ra ngoài cuộc chơi hoặc sẽ được thu hút vào các định chế đầu tư như các quỹ đầu tư, các công ty tài chính -chứng khoán… Thực tế, thời gian vừa qua việc các nhà đầu tư nước ngoài mua vào, bán ra ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước.

Sự ảnh hưởng của sự hội nhập kinh tế còn tác động tới thị trường chứng khoán ở khía cạnh là các quy định luật phát hạn chế đối với sự gia nhập của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán( công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, các ngân hàng) sẽ ngày càng được nới lỏng hơn do các cam kết gia nhập tổ chức thương mại quốc tế.

Hội nhập quốc tế cũng dẫn đến việc, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ hơn từ những biến động của thị trường chứng khoán quốc tế. Như cơn bão giảm giá chứng khoán vừa rồi diễn ra ở Mỹ và Trung Quốc và Châu Á. Tuy không tác động lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam( thị trường nước ta chỉ giảm nhẹ) nhưng nó cũng đã phần nào cho thấy sự tác động của thị trường thế giới đối với thị trường chứng khoán. Và trong tương lai gần, thị trường của chúng ta sẽ chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp trước những biến động của thị trường thế giới khi hội nhập sâu rộng hơn và khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.

 Sự kỳ vọng vào phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai

Hiện nay kỳ vọng với sự phát triển của nền kinh tế của nước ta trong thời gian tới là khá cao. Với tốc độ phát triển kinh tế như thời gian vừa qua, vị thế của Việt Nam cũng không ngừng được nâng cao, hệ thống luật pháp không ngừng hoàn thiện, nhà nước đang thực hiện nhiều biện pháp để cải cách hành chính , chống tham nhũng, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến Việt Nam. Trong điều kiện một quốc gia có tốc độ

phát triển vượt bậc như hiện nay và mức thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một trong những nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam có bước tiến vượt

trội như vậy.

Dưới đây là số liệu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Năm 2006, Việt Nam đã khá thành công trong việc thu hút đầu tư, tính ra cả nước thu hút được hơn 7 tỉ USD. Đây là con số khá ấn tượng.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1/1 đến 18/12/2006 Chỉ tiêu Số dự án được cấp phép( Dự án) Số vốn đăng ký ( Nghìn USD) Tổng số Trong đó vốn pháp định Tổng số 797 7.565.675 3.184.224 ( Trong đó) Công nghiệp nặng 235 4.104.448 1.637.940 Công nghiệp nhẹ 237 762.782 351.619 Dầu khí 4 106.600 106.600 Công nghiệp thực phẩm 14 77.360 24.999 Xây dựng 40 120.185 44.880 Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN- KCX 1 51.000 15.000

Xây dựng khu đô thị mới 2 526.091 154.238 Xây dựng văn phòng, căn hộ 11 478.520 157.660 Khách sạn, du lịch 12 482.687 358.390 Dịch vụ 141 211.741 97.429 Giao thông, vận tải, bưu điện

Tài chính, ngân

hang

2 17.000 16.000

Văn hóa, y tế, giáo dục

23 55.748 33.985

Nông, lâm nghiệp 53 119.910 67.250

Thủy sản 2 3.130 1.330

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Còn trong những tháng đầu năm 2007 số liệu về thu hút đầu tư nước ngoài như sau:

1, Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Theo thống kê tính đến ngày 31/3/2007 và chỉ tính riêng trong quý I/2007, đã có khoảng 373 triệu USD từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được giải ngân và con số này đạt khoảng 20% so với kế hoạch năm. Ước tính từ đầu năm đến nay, nguồn vốn ODA được ký kết thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ đạt gần 319 triệu USD. Đây là con số mà Việt Nam chưa bao giờ đạt được trong một thời gian ngắn.

2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã thu hút thêm 2,7 tỷ USD vốn FDI, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến năm 2007, Việt Nam sẽ thu hút được khoảng hơn 10 tỉ USD. Con số này đã phần nào nói lên vị thế của Việt Nam sau hội nhập và đang trên đà tăng trưởng và hoàn thiện xã hội. Có thể nói, trong giai đoạn này, Việt Nam là tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài, hàng loạt dự án được đăng ký, chờ xét duyệt, đây cũng có thể xem là mốc quan trọng đánh dấu bước nhảy vọt

mà gốc thời gian là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. 3. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với sản phẩm cho vay thế chấp để đầu tư và kinh doanh chứng khoán (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)