3.2.3.1. Nội dung của các phương pháp giảm thiểu
Để có thể thiết lập các phương án giảm thiểu chất thải một cách khả thi thì nhóm kiểm toán cần phải xem xét tất cả các nguyên nhân phát sinh chất thải bao gồm cả những sai sót trong quản lý điều hành sản xuất đến các nguyên nhân phức tạp khác.
Mức độ khả thi của các phương án giảm thiểu chất thải phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia thực hiện. Do đó khi tiến hành xây dựng các biện pháp giảm thiểu chất thải cần thiết phải lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật môi trường, các nhà chế tạo và cung cấp thiết bị. Đồng thời tham khảo các biện pháp giảm thiểu của các nhà máy có công nghệ sản xuất tương tự. Nội dung giảm thiểu chất thải cho một nhà máy có thể bao gồm các vấn đề chính như sau:
- Lựa chọn giải pháp thích hợp cho từng loại chất thải, tăng khả năng tái sử dụng chất thải.
- Thay đổi quy trình công nghệ hoặc từng bộ phận của công nghệ nếu cần.
- Đổi mới các trang thiết bị có hiệu suất sử dụng cao về năng lượng và nguyên liệu.
- Thay đổi việc kiểm soát bằng quá trình tự động hóa.
- Thay đổi điều kiện kỹ thuật, thời gian lưu, nhiệt độ, tốc độ, khuấy, xúc tác. - Thay đổi nhiên liệu hoặc chủng loại nhiên liệu thô.
- Xử lý chất thải bằng các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học phối hợp. - Tuần hoàn tái sử dụng chất thải.
Dưới đây là một số các biện pháp giảm thiểu chất thải cho các công đoạn sản xuất có thể áp dụng ngay mà không quá tốn kém về chi phí:
* Xác định và mua nguyên liệu
- Không nên mua quá nhiều nguyên vật liệu đặc biệt là những loại dễ hỏng và khó bảo quản.
- Cố gắng mua các nguyên vật liệu dưới dạng dễ gia công, bảo quản và chuyên chở.
* Nhận nguyên liệu
- Đòi hỏi nguyên liệu chất lượng cao từ người cung cấp: không nhận các thùng bị rò rỉ, không nhãn hoặc bị hư hỏng.
- Kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ nguyên liệu khi tiếp nhận. + Kiểm tra trọng lượng và thể tích của nguyên liệu. + Kiểm tra thành phần và chất lượng của nguyên liệu.
* Bảo quản nguyên liệu
- Tránh chảy tràn
- Dùng các thùng chứa tròn cạnh để rửa các nguyên liệu.
- Dùng các thùng chuyên đựng một loại nguyên liệu, tránh rửa thường xuyên. - Bảo đảm các thùng chứa được bảo quản ở nơi bằng phẳng tránh hư hỏng. - Kiểm tra thường xuyên tránh nhầm lẫn các thùng chứa.
- Giảm thất thoát do bay hơi bằng cách che phủ.
* Vận chuyển, xử lý nước và nguyên liệu
- Giảm bớt thời gian vận chuyển
- Kiểm tra chảy tràn và rò rỉ trên đường vận chuyển. - Giảm thiểu lượng nước dùng lãng phí
* Kiểm tra quá trình sản xuất
- Các cán bộ vận hành phải được giải thích rõ về các thay đổi trong quá trình vận hành là để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời giảm thiểu chất thải.
- Lập chương trình kiểm sóat chất thải và khí thải từ mỗi công đoạn sản xuất. - Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị.
* Quy trình rửa
- Giảm thiểu lượng nước dùng để rửa một cách tối đa
- Nghiên cứu tái sử dụng nước rửa trước khi thải ra môi trường
- Tăng cường biện pháp quản lý tại nơi sản xuất, kịp thời chấn chỉnh, thay đổi các hạn chế trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chất thải.
3.2.3.2. Đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải
Mặc dù các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên quy trình phân tích đánh giá các biện pháp giảm thiểu/tính toán chi phí lợi ích đều được thực hiện trên cùng một nguyên tắc. Nội dung đánh giá bao gồm:
- Ảnh hưởng về lượng và mức độ gây ô nhiễm của chất thải.
* Đánh giá về môi trường
- Khả năng gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm thứ cấp do thay đổi tính độc, tính phân hủy.
- Ảnh hưởng tới các nguồn nguyên liệu không tái tạo. - Ảnh hưởng tới năng lượng tiêu thụ.
* Đánh giá về kinh tế
Để đánh giá về mặt kinh tế cần phải tính toán chi phí lợi ích. Các tính toán này được so sánh giữa chi phí hiện tại và chi phí theo phương án. Cần đặc biệt chú ý tới các chi phí xây dựng và vận hành.
Khi tính toán chi phí lợi ích của các phương án giảm thiểu chất thải, việc phân tích các chi phí giảm thiểu và xử lý chất thải, xác định các lợi ích kinh tế có thể thu được từ các quá trình giảm thiểu và xử lý chất thải đóng một vai trò quan trọng và quyết định tới việc lựa chọn phương án giảm thiểu khả thi, hiệu quả nhất. Sau đây là các bước cần thiết để tính toán chi phí sản xuất cho các nhà máy:
- Đánh giá/tính toán tiềm năng có thể tiết kiệm được trong việc sử dụng nguồn nhân lực và trong các quá trình sản xuất để hạn chế tạo ra chất thải.
- Đánh giá/tính toán chi phí đầu tư cần thiết và chi phí trong các biện pháp sử dụng nguyên vật liệu, nước, năng lượng một cách bền vững.
- Xác định chi phí cho việc giảm thiểu/xử lý chất thải tại các quá trình hoạt động khi xác định rõ các hoạt động tạo ra chất thải.
- Bước cuối cùng là xem xét tính khả thi: nếu chi phí hàng năm cho phương án giảm thiểu/xử lý chất thải nhỏ hơn chi phí hàng năm để xử lý chất thải hiện tại, thì cần phải xem xét các lợi ích thực thu được từ phương án giảm thiểu/xử lý có đủ bù lại các chi phí đầu tư cho phương án này hay không? Thời gian thu hồi vốn là bao lâu? Nếu xét thấy việc đầu tư này là có lợi hơn việc xử lý chất thải như hiện tại thì có thể thực hiện các bước tiếp theo.
3.2.3.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải
Việc xây dựng một kế hoạch giảm thiểu chất thải cho một cơ sở sản xuất cần thiết phải làm các việc như sau:
- Lên danh sách tất cả các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải.
- Sắp xếp các giải pháp giảm thiểu theo thứ tự ưu tiên dựa trên nguyên tắc: ưu tiên thực hiện trước các phương án/biện pháp dễ thực hiện, chi phí thấp và cho hiệu quả ngay.
- Với các biện pháp xử lý phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn cần phải lập kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể.
Tóm lại một kế hoạch giảm thiểu chất thải cụ thể như sau: - Xây dựng kế hoạch hành động khả thi.
- Sắp xếp các thứ tự ưu tiên thực hiện về thời gian. - Thực hiện các phương án biện pháp ưu tiên.
- Lập chương trình giám sát hiệu quả của các phương án giảm thiểu chất thải - Bổ xung sử đổi quy trình khi cần thiết.
Sau khi chuẩn bị xong kế hoạch thì bước tiếp theo của giai đoạn này là bước tiến hành thực hiện kế hoạch. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, việc thực hiện kế hoạch giảm thiểu được tiến hành theo trình tự sau:
Hình 3.3: Quy trình các bước thực hiện kế hoạch giảm thiểu/xử lý chất thải Đào tạo, huấn luyện
Khảo sát, thiết kế Chọn vị trí
Khởi động hệ thống Thẩm định & hiệu chỉnh
Chạy thử không tải và hiệu chỉnh Xây lắp công trình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Việt Anh,“Kiểm toán môi trường”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2006.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Tiêu chuẩn Việt Nam hệ thống quản lý môi
trường”, 2005.
TCVN ISO 14010: 1997 – ISO 14010: 1996 “Hướng dẫn đánh giá môi trường –
Nguyên tắc chung”, Trang 185.
TCVN ISO 14011: 1997 – ISO 14011: 1996 “Hướng dẫn đánh giá môi trường –
Thủ tục đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường”, Trang 193.
TCVN ISO 14012: 1997 – ISO 14012: 1996 “Hướng dẫn đánh giá môi trường –
Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường”, Trang 203.
3. Cục Bảo vệ môi trường,“Hỏi đáp về bảo vệ môi trường”, Hà Nội, 2003, tr 125. 4. Caroline Lee, “UNB Fredicton Campus Waste Audit”, University of New
Brunswick, 2005.
5. Đinh Xuân Dũng và Nguyễn Thị Chinh Lam, “Kiểm Toán”, Học viện Bưu
chính Viễn thông, 2007.
6. Department of Environment in HongKong, “Environmental Audit: A simple
Guide”.
7. Trịnh Thị Thanh – Nguyễn Thị Hà, “Kiểm toán chất thải công nghiệp”, NXB
Đại học Quốc gia HN, 2003
8. Nguyễn Văn Hoạt và Mai Hoàng Minh, “Giáo trình kiểm toán 1&2”.
9. William C. Culley, “Environmental and Quality Systems Integration, Chapter 19
Environmental Management System Audit”, Lewis Publishers, 1998.