7. Kết cấu của luận văn:
3.2.1 Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã theo hướng đảm
cho HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Đề cập tới việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trước hết phải đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND cấp xã
Hiện nay HĐND cấp xã cũng như HĐND các cấp được pháp luật xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Từ vị trí pháp lý này mà HĐND cấp xã được qui định hàng loạt những nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng ở địa phương trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt động của HĐND cấp xã vẫn mang tính hình thức, chưa khẳng định được đây thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước.
Việc pháp luật hiện nay qui định thành lập trường trực của HĐND cấp xã là phù hợp. Tuy nhiên, nếu Thường trực HĐND cấp xã chỉ gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND cấp xã thì sẽ không đảm bảo cơ chế làm việc tập thể. Vì vậy, nên qui định Thường trực HĐND cấp xã gồm có 3 người: Chủ tịch và Phó Chủ tịch và Ủy viên HĐND cấp xã. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND cấp xã cần giữ nguyên như qui định hiện nay nhưng cần bổ sung thêm những nhiệm vụ, quyền hạn khác của HĐND không thuộc trường hợp bắt buộc phải quyết định tại kỳ họp HĐND thì trao cho thường trực HĐND giải quyết và phải chịu trách nhiệm báo cáo trước HĐND trong kỳ họp gần nhất.
85
Đối với đại biểu HĐND số lượng đại biểu như pháp luật hiện nay qui định đã được tăng lên đảm bảo có đủ đại diện cho các tầng lớp nhân dân địa phương nhưng cần phải nâng cao chất lương đại biểu mới đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND. Cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu trong đó chất lượng phải đặt lên trên. Cần bổ sung thêm tiêu chuẩn có uy tín, có khả năng tập hợp ý kiến và sự tham gia của cử tri, có bản lĩnh chống tham nhũng vì đây là cấp cơ sở, là nơi tai mắt của nhân dân có thể thông qua nhân dân kiểm soát hoạt động của các cơ quan và cán bộ nhà nước. Để nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã pháp luật cần phải bổ sung qui định cụ thể hóa trách nhiệm của đại biểu HĐND trước nhân dân. Bên cạnh những trách nhiệm nghiêng về mặt định lượng như phải tiếp xúc cử tri, tham dự đầy đủ các cuộc họp của HĐND... bổ sung thêm qui định hàng năm cần có sự bỏ phiếu của đại diện cử tri để đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu, thông báo kết quả này trong kỳ họp của HĐND để gắn và nâng cao trách nhiệm của đại biểu HĐND cấp xã trước cử tri.
Kỳ họp HĐND cấp xã là hình thức hoạt động quan trọng nhất của HĐND để giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu của HĐND cũng cần phải được đổi mới. Ngoài số kỳ họp như hiện nay, cần tăng thêm số lượng các kỳ họp, để việc tăng thêm số lượng kỳ họp có hiệu quả cần phải phân chia tính chất của các kỳ họp. Theo đó có những kỳ họp nhằm giải quyết những vấn đề chung, bao quát như xây dựng chương trình toàn khóa, kế hoạch năm và tổng kết đánh giá năm. Pháp luật qui định trách nhiệm của HĐND trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp thực hiện các loại nhiệm vụ, quyền hạn trên, đặc biệt tập trung vào nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, nhiệm vụ quyền hạn giám sát và nhiệm vụ, quyền hạn tự quản. Còn những nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên ủy quyền có thể giao cho UBND thực hiện theo qui định của pháp luật.