Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã tại Việt Nam hiện nay (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn:

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chỉ nên quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, những vấn đề khung đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện quyền lực nhà nước còn những vấn đề cụ thể nên dành cho mỗi địa phương để tạo ra sự chủ động linh hoạt. Bên cạnh những ưu điểm của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay đã được phân tích trên, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính

76

quyền cấp xã cũng bộc lộ những hạn chế, tồn tại sau:

- Tuy đã được điều chỉnh tương đối chi tiết, cụ thể hầu hết các quan hệ quan trọng trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã nhưng vẫn còn có những quan hệ cần phải được pháp luật điều chỉnh nhưng vẫn chưa có qui phạm điều chỉnh. Đó là những quan hệ giữa chính quyền cấp xã với các bộ phận khác của hệ thống chính trị ở cơ sở cấp ủy Đảng ở địa phương, với Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... Hiện nay chỉ có quan hệ giữa chính quyền cấp xã và cấp ủy Đảng ở địa phương được điều chỉnh trong qui chế hoạt động của UBND. Hay có thể kể đến quan hệ giữa chính quyền cấp xã với các cụm dân cư, tổ dân phố, thôn, làng ấp bản hiện nay vẫn chỉ được điều chỉnh bằng những văn bản dưới luật. Những quan hệ này cần phải được luật hóa để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phối kết hợp giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Về nội dung, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã còn có những điểm chưa thể chế hóa có hiệu quả những quan điểm của Đảng và Nhà nước trong cải cách hành chính và trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh cũng như chưa phù hợp với thực tế thể hiện ở những mặt sau:

+ Hiện nay tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở cả ba cấp, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nhìn chung được qui định cơ bản giống nhau cả về tổ chức, về nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động trong khi vị trí, vai trò và đặc điểm của từng cấp chính quyền khác nhau. Chính vì được qui định gần giống như chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện nên trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chưa phát huy được vai trò của cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội cũng như tập trung vào việc giải quyết các nhu cầu của cộng đồng dân cư ở xã phường, thị trấn, thực thi có hiệu quả pháp luật của nhà nước ở địa phương. Mặt khác, qui định giống nhau về mô hình tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của các cấp còn gây ra cồng kềnh, lãng phí vì cấp xã là cấp thực thi, hành động nên không nhất thiết trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp trên có cơ quan, tổ chức nào thì cấp xã cũng cần có tổ chức đó mà chính quyền cấp

77

xã cần được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp hơn. Có thể thấy rõ điều này qua qui định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã hiện nay là các Ban. Mặc dù pháp luật có qui định cung về việc thành lập các Ban chuyên môn thuộc UBND xã, phường, thị trấn nhưng hiện nay việc thành lập các ban chuyên môn cấp xã có sự khác nhau giữa các địa phương cũng như giữa các xã, phường, thị trấn trong cả nước. Một số địa phương tổ chức các Ban chuyên môn với số lượng từ 5-7 Ban (một Ban từ 1-2 người). Điều này làm tăng thêm việc họp hành và làm chậm trễ việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Mặt khác các ban chuyên môn của UBND xã hoạt động mang tính phong trào hơn là mang tính chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế đa số các xã trong cả nước không thành lập ban chuyên môn mà chỉ có các chức danh chuyên môn đảm nhiệm theo dõi từng lĩnh vực chuyên môn của UBND cấp xã mặc dù văn bản qui định phải thành lập các ban chuyên môn..

+ Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay tuy đã có sự phân biệt trong tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) so với chính quyền phường nhưng sự phân biệt này chưa rõ trong khi quản lý nhà nước ở đô thị và ở nông thôn có những đặc điểm khác nhau cơ bản. Sự phân biệt này mới chỉ thể hiện ở việc ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn giống như chính quyền xã, thị trấn, chính quyền phường được qui định thêm một vài nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý đô thị ở phường. Còn về cơ cấu tổ chức, về cán bộ công chức thì được qui định như nhau. Qui định như vậy là chưa hợp lý, làm giảm hiệu quả hoạt động của chính quyền phường, chưa đáp ứng được những yêu cầu bức xúc đặt ra trong quản lý nhà nước ở đô thị trong giai đoạn hiện nay khi mà tốc độ đô thị hóa ở nước ta hiện nay tương đối nhanh trong khi sự phát triển cơ sở hạ tầng chưa theo kịp.

+ Quan hệ giữa HĐND và UBND cấp xã tuy đã được pháp luật qui định tương đối rõ, cụ thể trong lĩnh vực tổ chức cũng như hoạt động theo hướng khẳng định ngày càng rõ nét tính chất chấp hành của UBND đối với HĐND, tính độc lập của HĐND với UBND nhằm tránh một nghịch lý là mặc dù UBND luôn luôn được pháp luật qui định HĐND bầu và chịu trách nhiệm báo cáo công

78

tác trước HĐND, chịu sự giám sát của HĐND nhưng trong thực tế thực thi pháp luật, HĐND chưa thể hiện được đầy đủ các quyền này của mình đối với UBND. Cụ thể như việc thực hiện quyền giám sát của HĐND cấp xã đối với UBND cấp xã. HĐND chưa thực sự giám sát một cách có hiệu quả hoạt động của UBND do trình độ, năng lực đại biểu còn hạn chế; do các chế tài khi xử lý kết quả giám sát chưa phong phú, đa dạng; trách nhiệm của đại biểu HĐND đối với cử tri pháp luật qui định còn chung chung, chưa cụ thể, có những hình thức giám sát còn chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư làng, xã. Chính vì vậy, thực tế những năm qua cho thấy hầu hết các vi phạm của UBND cấp xã dù rất nghiêm trọng nhưng đều được phát hiện, xử lý thông qua các kênh khác. Những vụ việc vi phạm được phát hiện, xử lý thông qua kênh giám sát của HĐND cấp xã rất ít. Vì vậy để hoàn thiện những qui định về mối quan hệ giữa HĐND và UBND cần phải tăng cường vai trò, nâng cao năng lực của HĐND cấp xã, đảm bảo HĐND thực sự là cơ quan quyền lực của nhân dân ở xã, phường thị trấn

+ Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay đã thể hiện việc kết hợp nguyên tắc quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ nhưng có chỗ quan hệ này còn chưa được xác định rõ. Quan hệ giữa các phòng, ban chuyên môn của cấp huyện với chính quyền cấp xã hiện nay cần làm rõ hơn bởi vì mặc dù không phải là cấp trên của chính quyền cấp xã nhưng trong thực tế do pháp luật không điều chỉnh cụ thể mối quan hệ này nên các cơ quan này vẫn chỉ đạo chính quyền cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo chỉ đạo ngành dọc.

Những hạn chế, tồn tại của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Việc tiến hành sự nghiệp đổi mới với những sự thay đổi cơ bản về cơ chế quản lý kinh tế cũng như cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia dẫn đến sự thay đổi hàng loạt các quan hệ xã hội quan trọng trên các

79

lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã mặc dù có được quan tâm sửa đổi nhưng chưa theo kịp những thay đổi nhanh chóng của đời sống.

+ Trong quá trình đổi mới, nhiều vấn đề lý luận về nhà nước, về pháp luật và chính quyền địa phương trong đó có chính quyền cấp xã cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò đặc biệt của chính quyền cấp xã so với các cấp chính quyền khác dẫn đến pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã gần giống như chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp tỉnh về vị trí, tính chất pháp lý lẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động. Điều này làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã.

+ Các nhà lập pháp chưa quan tâm đến việc cần phải luật hóa những mối quan hệ của chính quyền cấp xã với cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị ở cơ sở để tạo nên một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa chính quyền cấp xã và các bộ phận khác của hệ thống chính trị. Chính vì vậy mặc dù phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cơ sở đã có đổi mới nhưng còn nhiều lúng túng, hoạt động của các đoàn thể bị hành chính hóa dẫn đến sự chồng chéo trong nội dung, phương thức hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

+ Nhận thức về việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chưa mang tính hệ thống dẫn đến những sửa đổi thường manh mún chưa mang tính tổng thể và làm cho pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã thiếu sự ổn định. Chúng ta cũng chưa chú trọng

80

đúng mức đến việc tổng kết thực tiễn cũng như tham khảo ý kiến của nhân dân và đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã để tạo cơ sở thực tiễn vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã.

TIỂU KẾT CHƢƠNG II

Chương 2 của Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã gắn với quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Qua phân tích, Luận văn đã làm rõ những nội dung của các quy định về hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Có thể nhận thấy, qua mỗi thời kỳ lịch sử, các quy định đó ngày càng trở nên hoàn thiện, có tính kế thừa và phát triển hơn so với các giai đoạn trước. Chính sự phát triển đó làm cho vấn đề hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ngày càng phát huy vai trò to lớn trong đời sống thực tiễn, thúc đẩy xã hội phát triển. Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã còn có nhiều bất cập như: chưa đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể… Đây là những vấn đề cần được chú ý, cần phải giải quyết khi chúng ta hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã góp phần xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

81

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã tại Việt Nam hiện nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)