7. Kết cấu của luận văn:
3.3 Phân biệt mô hình tổ chức chính quyền đô thị với nông thôn
Theo địa vị pháp lý thì vị trí vai trò của chính quyền xã, thị trấn và phường là giống nhau, nhưng trong hoạt động thực tiễn lại khác nhau.
Chính quyền xã, thị trấn đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân ở xã, thị trấn; ở địa bàn nông thôn, kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chính quyền xã, thị trấn quản lý trực tiếp tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất, có vai trò quan trọng trong
91
việc quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực ở xã, thị trấn.Trong khi đó, sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường rất đa dạng và phức tạp. Các hoạt động kinh tế - xã hội, văn hoá giáo dục, y tế, các cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường, kiến trúc đô thị trên địa bàn phường đều được quản lý theo ngành dọc. chính quyền phường đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo các phong trào văn hoá, xã hội, đảm bảo trật tự trị an đường phố và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao, chính quyền phường không đủ khả năng giải quyết việc làm cho nhân dân. Vai trò chính quyền phường trong phát triển kinh tế - xã hội không rõ, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực cũng hạn chế.
Sự khác nhau giữa chính quyền phường và xã, giữa đô thị và nông thôn được thể hiện chủ yếu trong các mặt sau đây:
- Về vị trí vai trò: Phường nằm trong đô thị. Đô thị là những trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội, là hạt nhân và động lực thúc đẩy sự phát triển của quốc gia của tỉnh, của thị xã.
- Kinh tế phường là kinh tế đa ngành, chủ yếu là phi nông nghiệp, tập trung các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ... tốc độ tăng trưởng cao,
tập trung nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phương; còn kinh tế nông thôn là kinh tế đơn ngành, chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Địa giới hành chính của phường nhỏ, chỉ có ý nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước, mọi lĩnh vực hoạt động khác không có sự phân biệt địa giới hành chính. Mật độ dân số cao, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, có nguồn gốc rất khác nhau. Tứ xứ tập trung lại không thuần nhất, mang theo những phong tục tập quán và lối sống khác nhau, liên kết lỏng lẻo, có trình độ học thức và dân trí cao hơn ở nông thôn, dân ngụ cư không chính thức và dân vãng lai cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Do đó quản lý dân cư đô thị khó khăn và phức tạp gấp nhiều lần so với nông thôn. Dân cư nông thôn đơn giản thuần nhất, gắn kết với nhau từ lâu đời, có truyền thống và huyết thống, tạo nên những bản sắc, phong tục tập quán riêng của
92
từng tỉnh, từng huyện, từng xã, thậm chí của từng thôn làng.
- Lối sống của dân cư ở phường hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thông qua mua bán, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng. Cuộc sống của dân cư nông thôn chủ yếu là tự túc tự cấp, nhân dân nông thôn có thể tự túc được những nhu yếu phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Khác với nông thôn, chính quyền ở đô thị phải tính đến những khả năng cung cấp đáp ứng các dịch vụ sinh hoạt của đời sống cư dân.
- Cơ sở hạ tầng đô thị (điện, đường, cấp thoát nước, môi trường...) phức tạp, đồ sộ gấp nhiều lần nông thôn, thể hiện sự đồng bộ, tính thống nhất cao, có nhiều mạng lưới xuyên suốt địa bàn, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, đòi hỏi quản lý tập trung theo chuyên ngành, không thể phân tán cắt khúc trong quản lý và không thể phân cấp cho từng phường.
Ví dụ: Giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, xây dựng, kiến trúc đô thị, phúc lợi công cộng khác, các công trình văn hoá, y tế, thể dục thể thao, công viên, các dịch vụ công cộng... được xác định theo một quy hoạch thống nhất chung trên địa bàn và phục vụ nhân dân toàn thị xã chứ không chỉ riêng một phường nào.
- Quản lý nhà nước ở phường phải tiến hành nhiều nội dung phức tạp, nhiều hoạt động giao dịch giữa chính quyền với công dân và tổ chức trên địa bàn; có nhiều vấn đề trở thành bức xúc ở đô thị như xây dựng trái phép, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông (nông thôn không có). Phường thực hiện không toàn diện công tác quản lý đối với một cấp, không đủ điều kiện quản lý kinh tế trên địa bàn mà chỉ tiến hành cơ chế cộng quản (quản lý chủ yếu theo ngành).
Từ những đặc trưng khác nhau cơ bản nêu trên cho thấy rõ: Xã, thị trấn là những đơn vị hành chính độc lập. Mọi hoạt động đều diễn ra trong địa giới hành chính của xã, thị trấn. Hoạt động kinh tế của xã, thị trấn là chủ yếu, tiếp đến mới là hoạt động quản lý hành chính - Tư liệu sản xuất và địa bàn sản xuất
93
của nhân dân nằm trong địa giới hành chính của xã, do chính quyền xã trực tiếp quản lý, điều hành. Mọi hoạt động quản lý của chính quyền xã, thị trấn liên quan trực tiếp đến người dân trong xã. chính quyền xã, thị trấn vừa là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan tự quản của xã, thị trấn. Địa giới hành chính phường chỉ có ý nghĩa trong phân cấp quản lý hành chính nhà nước. Còn trong tất cả các lĩnh vực khác địa giới hành chính không có ý nghĩa. Chính quyền phường không quản lý toàn diện kinh tế, các lĩnh vực khác đều được quản lý trực tiếp theo hệ thống ngành dọc. chính quyền phường chỉ thực hiện một số việc quản lý hành chính nhà nước theo pháp luật và một số nhiệm vụ cấp trên giao, thiếu tính độc lập tự chủ của một đơn vị hành chính.
3.4. Một số giải pháp:
Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã được điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã điều chỉnh những quan hệ nảy sinh trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã bao gồm cả các quan hệ trong nội bộ của chính quyền cấp xã, quan hệ nảy sinh giữa chính quyền cấp xã với các cơ quan nhà nước cấp trên và quan hệ giữa chính quyền cấp xã với các bộ phận khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
3.4.1. Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là một bộ phận của ngành luật Nhà nước nói riêng và là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung có liên quan mật thiết đến các chế định khác của ngành luật Nhà nước cũng như của các ngành luật khác. Chính vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã không thể tách rời việc hoàn thiện các pháp luật có liên quan. Thực hiện những giải pháp đổi mới pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã được đề cập ở trên đòi hỏi phải có sự đổi mới cả về nội dung và hình thức của các pháp luật có liên quan. Cụ thể phải hoàn thiện đồng thời các luật sau:
94
trí, tính chất pháp lý của HĐND cấp xã trong đó qui định HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đồng thời là cơ quan tự quản địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân địa phương.
+ Cần hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện và cấp tỉnh. Chính quyền cấp xã là chính quyền cấp thấp nhất và là một bộ phận cấu thành chính quyền địa phương. Sự thay đổi trong pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chỉ phát huy được tác dụng khi đặt trong tương quan với sự thay đổi của pháp luật điều chỉnh đối với các cấp chính quyền địa phương khác. Nhất là đối với chính quyền thành phố ở các đô thị khi thực hiện giải pháp đổi mới nội dung của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở đô thị theo hướng tổ chức chỉ hai cấp chính quyền là thành phố và phường bỏ cấp quận thì cần phải đổi mới nội dung của pháp luật nhất là những qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố.
+ Hoàn thiện Luật Bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Chất lượng của đại biểu HĐND sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND. Vì vậy, nếu Luật Bầu cử đại biểu HĐND không qui định để lựa chọn được các đại biểu đủ phẩm chất, năng lực, đại diện cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương thì HĐND không thể thật sự trở thành cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được. Trong luật Bầu cử đại biểu HĐND các cấp cần qui định chú trọng cả về cơ cấu và cả về tiêu chuẩn đại biểu HĐND trong đó cần nhấn mạnh tiêu chuẩn đại biểu. Không nên vì quá chú trọng đến cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn.
+ Cần hoàn thiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Qui chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đảm bảo cho nhân dân có thể tham gia bàn bạc những công việc ở địa phương có liên quan đến quyền lợi của người dân cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã. Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của
95
pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Trong pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay cần qui định cụ thể hơn về cách thức thực hiện những việc người dân được tham gia ý kiến cũng như những việc người dân được quyết định và được kiểm tra giám sát. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các chế tài thích hợp đối với các trường hợp chính quyền cấp xã không thực hiện đúng những qui định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
3.4.2. Thường xuyên tiến hành việc hệ thống hóa pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã.
Tiến hành hệ thống hóa pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là một công việc rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng điều chỉnh của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã mà từ trước đến nay chưa được quan tâm đúng mức. Như đã đề cập ở phần trên, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã được qui định chủ yếu trong luật tổ chức HĐND và UBND và ngoài ra còn được qui định rải rác trong rất nhiều các Luật chuyên ngành, các văn bản dưới luật khác. Hệ thống hóa pháp luật cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sự nhìn nhận tổng quát pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, phát hiện những điểm không phù hợp hoặc những mâu thuẫn, chồng chéo cũng như những lỗ hổng trong việc điều chỉnh tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã của pháp luật hiện hành để có những biện pháp hoàn thiện. Hệ thống hóa cũng góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Hệ thống hóa pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã có thể được thực hiện dưới hình thức tập hợp hóa. Đây là việc sắp xếp các văn bản qui phạm pháp luật, các qui phạm pháp luật riêng biệt về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã theo một trình tự nhất định như theo cơ quan ban hành, theo thời gian ban hành, theo cấp độ hiệu lực pháp lý... Với hình thức hệ thống hóa này không làm thay đổi nội dung của các văn bản qui phạm pháp luật, không bổ sung thêm các qui phạm pháp luật mới. Tập hợp hóa các văn bản qui phạm pháp
96
luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã sẽ giúp loại bỏ những qui phạm đã hết hiệu lực hoặc rõ ràng mâu thuẫn với văn bản của cấp trên. Thông qua việc thường xuyên tập hợp hóa các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã thành tập hệ thống văn bản sẽ giúp cho việc đảm bảo tính thống nhất của các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời cho phép đánh giá về vấn đề có đủ qui phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chưa để từ đó có biện pháp bổ sung đảm bảo tiêu chí pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phải đầy đủ nhằm điều chỉnh có hiệu quả lĩnh vực này.
3.4.3. Nâng cao trình độ xây dựng pháp luật của các cơ quan và đội ngũ cán bộ công chức liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là một bộ phận của ngành luật Nhà nước nói riêng và là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung có liên quan mật thiết đến các chế định khác của ngành luật Nhà nước cũng như của các ngành luật khác. Việc nâng cao trình độ xây dựng pháp luật đặc biệt là nâng cao chất lượng văn bản pháp quy phạm pháp luật cần chú trọng một số vấn đề cơ bản:
- Cần bám sát thực tiễn nảy sinh các quan hệ pháp lý hiện thực để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tránh sự chủ quan, để làm được việc này cần phải có những nghiên cứu đánh giá thực tiễn. Hiện nay nhiều bộ, ngành có những đề xuất, sáng kiến luật nhưng nhiều đề xuất, sáng kiến đó còn thiếu căn cứ khoa học, nên dẫn đến tình hình xây dựng các văn bản pháp luật thiếu hiệu quả. Chính vì thế những chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật cần phải được nghiên cứu, được xây dựng trên những căn cứ đánh giá đúng yêu cầu thực sự của thực tiễn.
- Có quy trình báo cáo đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan trước khi xây dựng các văn bản mới. Đây là hoạt động thường không được chú ý đầy đủ và rất yếu trong thời gian vừa qua. Xác định hình thức văn bản phù hợp. Tầm quan
97
trọng, tính chất phức tạp của các quan hệ pháp lý đến đâu thì xác định hình thức văn bản pháp lý đến đó, tránh sử dụng các hình thức văn bản vượt quá tầm. - Kết hợp hài hoà giữa chi tiết và khái quát trong mỗi văn bản. Cụ thể để văn bản dễ và nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhưng lại phải tránh quá chi tiết thiếu sự bao quát dẫn đến những khó khăn khi gặp phải những vấn đề mới nảy sinh, không có trong quy định.
- Cần rà soát lại các văn bản hiện có, huỷ bỏ những quy định đã không còn hiệu lực, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, sửa chữa, bổ sung các quy định cho rõ, hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Việc nâng cao trình độ xây dựng pháp luật là yếu tố quan trọng để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, cần có các giải pháp đào tạo bồi dưỡng phù hợp, bên cạnh đó cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các cán bộ, công chức làm việc tại chính quyền cấp xã tạo điều kiện phát huy năng lực của bộ máy chính quyền cơ sở.