7. Kết cấu của luận văn:
3.1.2. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phả
được sự phân cấp hợp lý giữa các cấp chính quyền địa phương nói chung và đối với chính quyền cấp xã nói riêng tạo điều kiện để chính quyền cấp xã tiến hành tổ chức bộ máy và hoạt động hiệu quả
82
Xuất phát từ những yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mặt khác trong một hệ thống quản lý mang tính cấp bậc như chính quyền địa phương thì để hệ thống đó vận hành thống nhất, có hiệu quả, các bộ phận trong hệ thống cũng cần phải được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.Về thực tiễn, có thể thấy nhà nước ta từ khi ra đời đến nay đều có sự kết hợp giữa tập trung và phân cấp trong quản lý đất nước. Tuy nhiên, do đặc điểm, yêu cầu của thời kỳ chiến tranh và sau đó là thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp nên yếu tố tập trung được đề cao. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, mở rộng dân chủ thì vấn đề phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương nói chung và phân cấp hợp lý cho chính quyền cấp xã nói riêng trở thành một yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ phải phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ. Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ cũng xác định phân cấp quản lý là một trong những nội dung chủ yếu của công cuộc cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay.
Phân cấp hợp lý cho chính quyền cấp xã đòi hỏi pháp luật phải phân định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho chính quyền cấp xã một cách cụ thể, rõ ràng trên nguyên tắc việc nào cấp xã giải quyết sát với thực tế hơn, có hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho cấp xã. Pháp luật cũng cần đảm bảo cho chính quyền cấp xã những điều kiện để thực hiện tốt những nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp. Bên cạnh đó pháp luật cũng cần qui định rõ trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn, thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ tránh tình trạng buông lỏng quản lý.
83
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã cần chú ý đến đặc trưng của cộng đồng dân cư, truyền thống, phong tục, tập cần chú ý đến đặc trưng của cộng đồng dân cư, truyền thống, phong tục, tập quán của nhân dân ở cơ sở.
Để pháp luật điều chỉnh có hiệu quả những quan hệ xã hội nảy sinh trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã không thể không chú ý đến những đặc trưng của cộng đồng dân cư, các truyền thống, phong tục, tập quán hiện hữu trong đời sống nhân dân ở cơ sở. Có như vậy mới đảm bảo pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phù hợp và mang tính khả thi cao. Những truyền thống, tập quán nổi bật của cộng đồng làng xã Việt Nam như truyền thống tự quản cộng đồng làng Việt đã được đề cập tới trong nhiều tác phẩm như cuốn "Nông dân Việt Nam trong lịch sử", Tập 1, Tập 2 của Viện sử học (Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 1977, 1978); cuốn "Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam" của tác giả Trần Văn Thân (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996) ... cần phải được pháp luật chú ý phát huy khi xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Kế thừa truyền thống, tập quán này cần phải xem xét, thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò tự quản của chính quyền cấp xã nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh, phù hợp với khả năng của từng xã, phường, thị trấn. Hay đặc trưng huyết tộc của dân cư làng xã bắt nguồn từ lịch sử hình thành làng xã Việt Nam. Quan hệ huyết tộc, thị tộc giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các làng xã đầu tiên từ sự giải thể của chế độ thị tộc nguyên thủy, xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành và Nhà nước đã xuất hiện với chế độ quân chủ bộ lạc. Cơ chế làng, xã cũng xuất hiện như là những đơn vị cơ sở chủ yếu dựa trên quan hệ huyết tộc, thị tộc. Vì vậy pháp luật khi điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã cần phải chú ý đặc trưng này để tránh những hiện tượng như "chính quyền một họ, chi bộ một nhà" cũng đã từng xuất hiện.