7. Kết cấu của luận văn:
1.2.1. Sự thể hiện quyền lực của nhân dân
Nhân dân Việt Nam hiện nay chính là: "Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tr.124].
Thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết là xây dựng đất nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xét dưới góc độ quan hệ quyền lực là xây dựng một xã hội, trong đó mọi quyền lực, mọi lợi ích đều thuộc về nhân dân, mà cơ bản là nhân dân lao động. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là sự khẳng định về quyền lực của nhân dân. Ngày nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên theo nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhận thức sâu sắc rằng muốn dân giàu, nước mạnh phải bắt đầu từ tiềm năng tàng ẩn ở cơ sở. Vì cơ sở là nơi cung cấp nguồn nội lực về nhân lực, nguyên vật liệu chủ yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở giàu và mạnh thì cả nước ta mới giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng bắt đầu từ cơ sở.
17
Quan hệ quyền lực được biểu hiện ít nhất giữa hai chủ thể hành động: chỉ huy ra lệnh và tuân thủ phục tùng. Các chủ thể ở đây có thể là các cá nhân, tổ chức, giai cấp, dân tộc, nhân dân... Chủ thể giữ vai trò chỉ huy ra lệnh thường có sức mạnh và địa vị ưu thế hơn trong quan hệ xã hội so với những địa vị ưu thế trong xã hội, và khi có địa vị ưu thế thì lại có thêm sức mạnh. Song, hai mặt này có thể tách rời nhau trong một giới hạn nhất định: có sức mạnh nhưng chưa có vị thế tương xứng, và có vị thế lại thiếu sức mạnh tương xứng. Quyền lực thuộc về nhân dân xuất phát từ quyền tự nhiên của con người. Quyền tự nhiên của con người là tối cao và bất khả xâm phạm. Đó là quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Cũng theo luật tự nhiên mà con người phải kết hợp với nhau thành cộng đồng xã hội và xã hội lại cần đến quyền lực chung để duy trì và đảm bảo hoạt động bình thường của đời sống xã hội, gọi là quyền lực công. Quyền lực của nhân dân, quyền lực của mọi thành viên xã hội, mọi người có phần quyền như nhau đối với quyền lực công. Song mọi người lại phải phục tùng quyền lực công - biểu hiện tập trung ý trí, sức mạnh của cộng đồng xã hội.