6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC
MBBank cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn và những thay đổi của chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ
ban hành liên quan đến thị trường tài chính - ngân hàng.
Nghiên cứu quy trình tín dụng để có những chỉnh sửa kịp thời và ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình tác nghiệp giữa các bộ
phận liên quan. Trước hết, cần hoàn thiện quy trình cho vay khách hàng, ban hành kịp thời, đầy đủ các quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng tương ứng
với mô hình hoạt động, những phương thức cho vay và những đối tượng vay
đặc thù, phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian qua, nghiên cứu hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây là tiền đề cho việc xây dựng hệ
thống xếp hạn tín dụng nội bộ và là cơ sở áp dụng phương pháp phân loại nợ
và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
Ban hành văn bản quy định về quản lý hạn mức tín dụng đối với khách hàng và một nhóm khách hàng. Càng sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của khách hàng cũng như mô hình xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của từng khách hàng. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.
Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin: Đáp ứng cho nhu cầu truy xuất số liệu thống kê, phục vụ cho công tác QTRRTD nói riêng và quản trị
kinh doanh ngân hàng nói chung.
Ban chính sách và Quản lý tín dụng là đầu mối, tích cực rà soát lại các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng sao cho chuẩn hóa trong toàn hệ thống. Sau khi rà soát, phổ biến đến các khối và cần xây dựng lại thành một Sổ tay tín dụng có hiệu lực duy nhất trong toàn hệ thống và thông đạt đến toàn thể nhân viên. Trong sổ tay tín dụng chỉ tổng hợp những quy trình, thủ tục công việc. Còn đối với các văn bản hướng dẫn chi tiết sẽ thay đổi trong từng thời kỳ, cần cập nhật liên tục thì vẫn theo dõi trên hệ thống mạng nội bộ như hiện nay để thuận tiện cho việc cập nhật văn bản và bảo mật thông tin.
Đặc biệt lưu ý tránh tình trạng văn bản được ban hành mâu thuẫn giữa các Khối, Phòng ban. Để thực hiện được điều này, MBBank cần:
BCS&QLTD, Khối KHDN, Khối KHCN, Khối Vận hành đặc biệt là Ban Pháp chế (nhân viên tại Ban Pháp chế hiện nay trình độ nghiệp vụ còn rất hạn chế, vì đa số là nhân viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều nên giải quyết tình huống đôi khi mang tính sách vở nhiều, không phù hợp với tình hình thực tế). Tuyển chọn những người thực sự có năng lực, tâm huyết với MBBank.
- BCS&QLTD sẽ là đầu mối để tổng hợp và xem xét tính thống nhất của các công văn ban hành và kịp thời hiệu chỉnh những sai sót.
Khi soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện phải rõ ràng, tránh dùng từ đa nghĩa, tránh soạn thảo văn bản chung chung, gây hiểu nhầm khi thực hiện. Phải ghi rõ ràng tên và số điện thoại của nhân viên phụ trách giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện, tránh sự đùn đẩy công việc giữa các nhân viên trong bộ phận, gây khó khăn cho chi nhánh.
Khi có phản hồi của chi nhánh phải gấp rút phân công nhân viên chuyên trách giải đáp thắc mắc một cách rõ ràng, và phân phối toàn hệ thống
để các chi nhánh khác không hỏi lại câu trùng lắp, đồng thời tham khảo khi chi nhánh phát sinh. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình hình kinh tế đang không ổn định, và chính sách của NHNN thay đổi liên tục.
3.3.2. Kiến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước
Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành
Hiện nay ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung ương, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định được khai thác. Hệ
thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho NH trong những việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm.
Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ
quan. Mặt khác thông tin chưa được tin học hóa mà chủ yếu lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ nát khó theo dõi. Do vậy các NHTM thường không có được đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Đặc biệt tìm hiểu thông tin thừ các cơ quan nhà nước như Thuế, Công an…rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quan Thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhưng báo cáo tài chính gửi NH thì vẫn có lãi mà NH không hề biết hoặc không thể biết.
Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và gián tiếp là giúp cac NH thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gở những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản.
Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác.
Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các ngân hàng thương mại vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt
động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.
được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát
được ngân hàng thương mại, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
Một trong những bộ phận được ngân hàng thương mại sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức Tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về
khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần chú trọng
đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách tuyển chọn và
đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo.
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
Hoạt động cho vay của các NHTM liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước và chiến lược, chính sách kinh tế của Nhà nước. Vì thế, một trong những giải pháp quan trọng, giúp các NHTM đạt
mục tiêu hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả và đạt chuẩn mực quốc tế là các giải pháp của Chính phủ.
Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.
Nhà nước phải không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để
khuyến khích SXKD, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng.
Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật, chủ động đi trước sự phát triển của nền kinh tế xã hội, thu thập ý kiến các thành phần có tác động để bảo đảm việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế, thúc đẩy sự phát triển của các thị
trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ, các sản phẩm phái sinh, thị trường mua bán nợ... nhằm phân tán, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Về chính sách đảm bảo tiền vay :
- Việc đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất: cần có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận về quyền sở hữu tài sản trên đất và đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản trên đất khi thế chấp quyền sử dụng đất.
- Cần có quy định riêng về việc thế chấp cầm cố loại tài sản khi Nhà nước giao vốn DNNN trước đây mà không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.
Vấn đề phát mại tài sản thế chấp:
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan theo hành luật pháp phải đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, tránh dây dưa, kéo dài, nâng cao hiệu lực của Cơ quan thị hành án nhằm thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về cưỡng chế, buộc người vi phạm phải thi hành án.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại MBBank Đà Nẵng, chương 3 tác giả đã đưa ra các giải phápàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý các vấn đề có tính chất lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Đề xuất kiến nghị các cơ quan hữu quan một số vấn đề nhằm tạo lập môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, nó đáp ứng phần lớn nhu cầu tín dụng của mọi thành, ngành nghề phần kinh tế. Tín dụng ngân hàng đảm bảo cho sự vận hành thông suốt của sản xuất và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho công chúng.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng trong những năm vừa qua, đặc biệt ở mảng khách hàng cá nhân, việc tăng cường hiệu quả từ dịch vụ bán lẻ này cần phải có những nghiên cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để chiếm lĩnh thị trường và quản trị rủi ro được tốt. Mọi sự đổ vỡ về tín dụng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng trong chính chi nhánh và cả hệ thống. Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro song hành với quá trình phát triển và hội nhập luôn được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm nghiên cứu. Trước những yêu cầu thực tế khách quan cùng với việc áp dụng các biện pháp nghiên cứu linh hoạt, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra:
- Thứ nhất, khái quát các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại NHTM, tìm hiểu các biện pháp và các công cụ mà các NHTM áp dụng để QTRR cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro.
- Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động và QTRR tín dụng trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro đảm bảo cho hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn
định và bền vững, trên cơ sở đó đi sâu phân tích và đánh giá những kết quả đạt được, nguyên nhân và những điểm còn hạn chế trong hoạt động quản trị
nhánh Đà Nẵng.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp cơ bản và một số kiến nghị có tính chất khả thi đối với các cơ quan hữu quan nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, do phạm vi của đề tài lớn, phức tạp với những biến động vĩ mô rất nhanh chóng trong thời điểm nghiên cứu, do quỹ thời gian hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả xin chân thành cáo lỗi và mong muốn nhận được sự góp ý để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Hùng An (2005), “Kiểm toán nội bộ các NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005.
[2] TS. Nguyễn Minh Duệ (2007), Bài giảng quản trị rủi ro, Trường
ĐHBK Hà Nội.
[3] Lê Văn Dũng (2007), “Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí ngân hàng số 7 tháng 4/2007.
[4] TS. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
[5] Fred R. David (2003), Khái luận về chiến lược quản trị, Nhà xuất bản thống kê.
[6] Trần Văn Hân (2005), “Biểu hiện mất an tòan trong cho vay của NHTM”, Tạp chí Ngân hàng số chuyên đề năm 2005.
[7] PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội.
[8] TS. Trần Huy Hoàng (2004), “Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 12/2004.
[9] TS. Trần Huy Hoàng (2004), “Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 12/2004.
[10] Nguyễn Thanh Hồng (2004), “Một số vấn đề về kiểm toán nội bộ
nghiệp vụ cho vay tại các NHTM”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 4 (2004).
[11] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB.