Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của MBBank Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của MBBank Đà Nẵng

khách hàng hoạt động có hiệu quả tại khu vực miền trung.

Mặc dù ra đời khá muộn, nhưng thời gian qua MB Đà Nẵng được đánh giá là một trong những Chi nhánh ngân hàng TMCP có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của MBBank Đà Nẵng Nẵng a. Cơ cu t chc Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Hình 2.1. Sơđồ cơ cấu tổ chức

Bộ máy quản lý của MB Đà Nẵng được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng, năng động, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng.

P. KH Cá Nhân P. Kế Toán & DVKH P. Thanh Toán quốc tế P. KH Doanh nghiệp P. Hành Chính - Tổng hợp Phòng CNTT Khu Vực Miền Trung & Tây Nguyên P. Quản lý Tín dụng BAN GIÁM ĐỐC

- Ban Giám đốc Chi nhánh: Gồm 03 người (01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc), chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của Chi nhánh, đảm bảo Chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả, hoàn thành kế hoạch kinh doanh

được Tổng Giám đốc giao. Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển của Chi nhánh trong từng giai đoạn phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn ngành ngân hàng, trình lên lãnh đạo Hội sở phê duyệt và triển khai các chiến lược đã được phê duyệt. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị về mọi mặt hoạt động của chi nhánh.

- Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng. Đảm bảo hoạt động của Chi nhánh đúng quy chế tài chính ngân hàng.

- Phòng kế toán và Dịch vụ khách hàng: Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng, cung cấp dịch vụ thanh toán, tài khoản cho khác hàng. Huy động tiết kiệm, huy động và quản lý hoạt động nguồn vốn, đề xuất các chính sách lãi suất. Đảm bảo hoạt động của Chi nhánh đúng quy chế tài chính ngân hàng. Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt, giao dịch tiền mặt với NHNN trên địa bàn, quản lý kho quỹ.

- Phòng Khách hàng cá nhân: Thực hiện nhiệm vụ cung cấp và phát triển các sản phẩm của khối khách hàng Cá nhân bao gồm các sản phẩm dịch vụ như: tín dụng, huy động vốn, hoạt động kinh doanh thẻ, ngân hàng điện tử, Kiều hối…

- Phòng quản lý tín dụng: Thực hiện việc tái thẩm định tín dụng, bảo lãnh

đối với các tờ trình thẩm định tín dụng, bảo lãnh của phòng kinh doanh. Thực hiện việc phân tích thị trường trên địa bàn kinh doanh của Chi nhánh. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường và đảm bảo tính an toàn của sản phẩm. Nghiên cứu và đề xuất các chính sách và chếđộ tín dụng.

- Phòng khách hàng Doanh nghiệp: Thực hiện nhiệm vụ thẩm định tín dụng, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ huy động vốn từ các khách hàng là doanh nghiệp và Doanh nghiệp tư nhân, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ kinh doanh khác.

- Phòng hành chính tổng hợp: Chịu trách nhiệm về công tác lễ tân, văn thư, hậu cần. Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự, đào tạo. Phụ trách các chương trình quảng cáo thương hiệu của Ngân hàng.

- Phòng công nghệ thông tin khu vực Miền Trung và Tây Nguyên: Quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và Chi nhánh Đà Nẵng, triển khai các chương trình quản lý điện tử và ứng dụng công nghệ vào hoạt động đối với khách hàng. Là Phòng thuộc cơ quan HO, không chịu sự quản lý trực tiếp từ Chi nhánh.

b. Chc năng, nhim v ca chi nhánh

MB Đà Nẵng là một trong những chi nhánh trực thuộc của MB, hạch toán độc lập. MB Đà Nẵng được thực hiện tất cả các nghiệp vụ của MB, cụ

thể như sau:

- Huy động vốn từ cá doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư: Các sản phẩm huy động vốn của MB rất đa dạng gồm tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp. Dòng sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng gồm các sản phẩm tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm trả trước với nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Ngoài ra, ngân hàng còn nhận vốn ủy thác

đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Hoạt động tín dụng - bảo lãnh: Cung cấp cho khách hàng một dòng sản phẩm tín dụng rất đa dạng và phong phú bao gồm cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án; Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia

nhà; Cho vay du học; Cho vay mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa. Dịch vụ bảo lãnh gồm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm...

- Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu: Với mạng lưới gần 300 ngân hàng đại lý ở gần 70 nước trên thế giới, MB Đà Nẵng cung cấp một cách nhanh chóng và an toàn cho các khách hàng những sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Dịch vụ thẻ: Nhằm nâng cao hơn nữa dịch vụ tiện ích cho khách hàng, năm 2004, ngân hàng đã triển khai dịch vụ thẻ ATM Active Plus cho khách hàng. Thẻ này mang lại cho khách hàng những tính năng ưu việt hơn hẳn những sản phẩm thẻ của các ngân hàng khác như cung cấp cho chủ thẻ dịch vụ bảo hiểm cá nhân tại công ty Bảo hiểm Quân Đội. Ngoài ra nhờ việc kết nối thành công với ngân hàng trong hệ thống liên minh, khách hàng có thể

thực hiện giao dịch tại tất cả những điểm chấp nhận thẻ của MB và hệ thống ATM của ngân hàng liên minh trên toàn quốc.

- Kinh doanh mua bán ngoại tệ: Là lĩnh vực khá mạnh của MB. Với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và hệ thống hỗ trợ hiện đại, ngân hàng có thể đáp

ứng tốt nhu cầu ngoại tệ của khách hàng với mức giá cạnh tranh hợp lý và thủ

tục nhanh chóng thuận tiện. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tư vấn cho khách hàng để quản lý, phòng ngừa rủi ro và các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi. - Các dịch vụ khác: Ngoài các sản phẩm trên, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác như: Dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ

ngân quỹ, chi tra lương hộ cho doanh nghiệp, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, dịch vụ kiều hối...

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của MBBank Đà Nẵng từ

năm 2012 - 2014

a. Hot động huy động vn

Huy động vốn cuối năm 2014 đạt 251 tỷ đồng tăng 42,6% so với năm 2013 cho thấy tốc độ tăng huy động vốn trong năm qua khá cao, trong đó;

- Về cơ cấu nguồn: Nguồn vốn huy động chủ yếu là huy động từ dân cư

và tổ chức kinh tế. Huy động từ tổ chức kinh tế chiếm 4,39% và huy động từ

dân cư là 95,61% tổng nguồn huy động, nguồn vốn huy động từ TCTD chiếm tỷ lệ rất thấp. Nếu phân theo kỳ hạn nguồn vốn thì Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 12,13%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 87.87%. Tiền gửi VND chiếm 98.8%, còn lại là tiền gửi bằng các loại ngoại tệ chiếm 1,2%. Cơ cấu huy

động vốn theo đối tượng huy động giai đoạn 2012 - 2014 thể hiện đồ thị sau:

Hình 2.2. Cơ cấu huy động vốn MBBank Đà Nẵng qua các năm

- Ngoài ra, để bù đắp nguồn VND thiếu hụt cho nhu cầu tín dụng, MBBank Đà Nẵng đã cố gắng cân đối nhận đáp ứng nhu cầu nguồn VND của Hội sở chính, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra ở mức tối thiểu 1.5% đến 2% nhằm duy trì hiệu quả hoạt động.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về huy động vốn tại MBBank Đà Nẵng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ trọng % (2014) Theo đối tượng 280.254 176.181 251.100 100 - Huy động vốn của TCTD 10 10 10 0 - Huy động vốn từ TCKT

& Dân cư, Trong đó:

280.244 176.171 251.090 100 - Huy động vốn từ TCKT 76.469 71.675 10.245 4,39 - Huy động vốn từ dân cư 203.775 104.496 240.845 95,61 Tiền gửi theo kỳ hạn 280.254 176.181 251.100 100 - TG không kỳ hạn 72.909 67.462 30.463 12,13 - TG có kỳ hạn 207.345 108.709 220.637 87,87 Tiền gửi theo loại tiền 280.254 176.181 251.100 100 - TG VND 273.084 173.456 248.077 98,8 - TG ngoại tệ 7.170 2.712 3.023 1,2 b. Hot động dch v, thanh toán

Hoạt động dịch vụ của MBBank Đà Nẵng bắt đầu được hoàn thiện.

Đến cuối năm 2013 thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt khoảng 2.150 triệu

đồng bao gồm thu phí từ các hoạt động thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ khác. Các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh … đã và đang phát huy tác dụng, tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Hoạt động dịch vụ của MBBank đã đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của khách hàng. Trong số đó, thu từ dịch vụ bảo lãnh đến thời điểm

cuối năm 2014 đạt 575 triệu đồng.

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: Đây là hoạt động hiện có của MBBank, nhưng thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp không

đáng kể trong tổng thu nhập từ dịch vụ phí.

Hoạt động chuyển tiền quốc tế tăng trưởng tương đối tốt về cả doanh số

chuyển tiền đi và chuyển tiền đến. Hiện tại, MBBank Đà Nẵng đang thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, dịch vụ Westerm Union, thanh toán quốc tế. Tuy nhiên đối với mảng thanh toán quốc tế thì không thực hiện lệnh chuyển tiền trực tiếp từ chi nhánh mà Chi nhánh chỉ là

đầu mối tiếp nhận hồ sơ sau đó mới chuyển về Phòng Thanh Toán Quốc Tế

Hội sởđể thực hiện lệnh chuyển tiền.

Ngân hàng đã tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối, không chỉ là

ở chi nhánh và phòng giao dịch mà còn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

c. Hot động tín dng

Tình hình dư nợ tín dụng của MBBank Đà Nẵng tăng trưởng khá tốt trong hai năm 2012 – 2014, tổng dư nợ cho vay MBBank Đà Nẵng đến cuối năm 2013 đạt 771,7 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm 2012. Sự tăng trưởng tín dụng gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: Nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế TP Đà Nẵng nói riêng. Năm 2014 do tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động ngân hàng nên dư nợ giảm nhưng không nhiều do trong thời gian qua Chi nhánh đã xây dựng được nền tảng hệ khách hàng tương đối ổn

lệ nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm.

Cơ cấu tín dụng hiện tại là khá hợp lý, phù hợp với định hướng của chính sách tín dụng đã được Hội đồng Quản trị MBBank thông qua. Dư nợ

ngắn hạn chiếm 20,7% tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 79,3%; dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm >90%, cho vay bằng ngoại tệ chiếm gần 10%. Hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng rất mạnh về qui mô, đa dạng về sản phẩm và thay đổi cơ cấu tín dụng tích cực.

Tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh huy động vốn thì cơ cấu dư nợ theo thời hạn như vậy là khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn để cho vay cũng như trong từng thời kỳ sẽ có áp lực về thanh khoản.

Nhìn chung chất lượng tín dụng khá tốt so với tính hình chung của thị

trường cũng như quy định của NHNN, năm 2014 tỷ lệ nhóm 1 và nhóm 2 chiếm 97,72% tổng dư nợ. Nợ nhóm 3 chiếm 1,48%, nợ nhóm 4 chiếm 0,64% và nhóm 5 chiếm 0,16%.

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay giai đoạn năm 2012 đến 2014

ĐVT: Tỷđồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Theo thời hạn cho vay 617 771,7 100 754,6 100 - Ngắn hạn 152,6 158,3 20,5 156,5 20,7 - Trung dài hạn 464,4 613,4 79,5 598,1 79,3 Theo thành phần kinh tế 617 771,7 100 754,6 100 - DN Quốc doanh 0 0 0 0 0 - DN Ngoài quốc doanh 466,3 607,9 78,77 587 77,78 - Hộ KD cá thể, cá nhân 150,7 163,8 21,23 167,6 22,22 Theo ngành nghề 617 771,7 100 754,6 100 - Thương mại, dịch vụ 250,5 310,2 40,17 296,7 39,33

- Công nghiệp, xây dựng 322,9 408,8 53,0 397,2 52,63 - Nông nghiệp 5,1 5,7 0,74 10,5 1,39 - Khác 38,5 47 6,09 50,2 6,65 Theo nhóm nợ 617 771,7 100 754,6 100 - Nhóm 1 522,7 659,6 85,47 616,2 81,66 - Nhóm 2 88,6 102,5 13,28 121,2 16,06 - Nhóm 3 5,5 6,328 0,82 11,16 1,48 - Nhóm 4 0,18 2,7 0,35 4,829 0,64 - Nhóm 5 0,02 0,617 0,08 1,207 0,16 Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay: Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn cao, chiếm gần 80% so với tổng dư nợ cho vay, trong khi đó tỷ trọng dư

nợ tín dụng ngắn hạn chỉ chiếm 20%. Về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn.

Hình 2.3. Dư nợ theo thời gian MBBank Đà Nẵng qua các năm

Dư nợ cho vay phân loại theo thành phần kinh tế: Chiếm tỷ lệ cao nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm trên 77,78%, kế đến là các khách hàng hộ cá thể, cá nhân chiếm 22,22%. Với chính sách hợp lý, MBBank Đà

Nẵng đã và đang nhanh chóng xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng, chiếm lĩnh đa số thị

phần khách hàng có liên quan đến quân đội.

Trong tương lai sắp tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu tối đa thì việc dự kiến, ngăn ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ rủi ro tín dụng là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, định hướng hiện nay của Ngân hàng là phát triển mạnh vào đối tượng khách hàng là cá nhân nhằm đi theo hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ

hiện đại với hệ khách hàng cá nhân lớn, phân tán. Đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng so với tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Dư nợ cho vay theo ngành nghề

0 100 200 300 400 500 600 700 800 Thương mại, dịch vụ Công nghiệp, xây dựng Nông nghiệp Khác T đồ ng

Hình 2.4. Biểu đồ dư nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2014

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tiền tệ trong nước. MBBank đã phần nào chứng tỏđược hướng đi đúng đắn, hiệu quả của Hội đồng Quản trị, của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên MBBank giai đoạn 2012 - 2014.

d. Kết qu hot động kinh doanh

Quy mô tài sản tăng trưởng với cơ cấu hợp lý: Đến cuối năm 2014, tổng tài sản của MBBank Đà Nẵng đạt 786 tỷđồng, giảm 2,36% so với năm 2013.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)