6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Định dạng rủi ro trong hoạt động cho vay
Một trong những hạn chế có thể nhìn thấy được trong hoạt động quản lý RRTCV của MBBank là khả năng định dạng rủi ro chưa cao, chủ yếu là
đến khi xảy ra rủi ro hoặc sắp xảy ra rủi ro mới có phát hiện và mọi biện pháp
đưa ra thường tương đối bị động, mang tính tình thế. Vì vậy, một vấn đề cốt yếu là phải xây dựng một hệ thống căn cứ chuẩn để định dạng rủi ro. Để nâng cao hơn nữa năng lực định dạng rủi ro trong hoạt động cho vay, MBBank cần phải tiến hành đồng bộ các hoạt động sau đây:
a. Lập bảng câu hỏi nghiên cứu
Đây là một bảng câu hỏi do các chuyên gia quản trị rủi ro cho vay và các chuyên gia phê duyệt thống nhất đặt ra nhằm có những định hướng tốt trong việc nhận định rủi ro đối với một khoản vay và làm cơ sở đề ra các giải pháp phòng ngừa khắc phục khi có rủi ro xảy ra.
b. Đẩy mạnh hoạt động cung cấp, thu thập và lưu trữ dữ liệu
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống báo cáo chi tiết trên phần mềm T-24, giám sát chặt chẽ việc cập nhật dữ liệu thông tin khách hàng lên hệ thống. Hiện tại, việc cung cấp thông tin của khách hàng vay vốn thường được nhập vào theo các thông tin kê khai trên mẫu mở tài khoản. Các thông tin này thường chưa đầy đủ và toàn diện đối với một khoản vay ( VD: địa chỉ liên lạc thường là địa chỉ trên Giấy chứng minh nhân dân của người vay, không phải là địa chỉ thực; số điện thoại thường là số di động, dễ thay đổi, không có thông tin về những người bảo lãnh, người thân của khách hàng vay vốn...). Hiện nay, tuy Trung tâm thu nợ đã lập một bản báo cáo chi tiết về tình hình nhắc nợ của khách hàng nhưng báo cáo này chỉ phù hợp với các cấp lãnh đạo cao nhất trong khi những người trực tiếp quản lý khách hàng chưa được thông báo để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra đối với những khoản nợ bị nhắc nhiều lần với tuổi thọ quá lâu. Để khắc phục tình trạng này, MBBank cần phải có một bảng hồ sơ khách hàng rõ nét hơn, tích hợp những thông tin cần thiết trên cùng một bảng hồ sơ như : Khách hàng vay, địa chỉ hiện tại, sốđiện thoại di động và cố định của khách hàng, số điện thoại của người bảo lãnh, người thân, các thông tin về khoản vay, thông tin về nhắc nợ vay...đảm bảo những người quản lý và những người trực tiếp theo dõi khách hàng có thể truy cập và cập nhật dữ liệu khi cần thiết. Bên cạnh đó, MBBank cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các phương pháp tiên tiến để phân tích số liệu, xây dựng một khung chương trình phân tích dữ liệu để kịp thời chỉ ra rủi ro tiềm tàng đối với danh mục khoản vay hiện có để nhanh chóng có các biện pháp hữu hiệu phân tán rủi ro.
c.Tiến hành thường xuyên và hiệu quả hơn nữa các hoạt động đánh giá cho vay
báo cáo kết luận của các bộ phận liên quan, đồng thời, theo dõi sát sao các hoạt động khắc phục và chỉ đạo của Ban giám đốc đảm bảo báo cáo kịp thời các phát sinh trong quá trình thực hiện. Khi phát hiện thấy rủi ro mang tính hệ
thống, thực hiện tổng kết nghiên cứu để có thể đưa vào chính sách cho vay trong thời gian sớm nhất. Để có thể làm yêu cầu này, MBBank phải cung cấp
đủ nguồn lực về con người và kỹ thuật để Khối quản lý cho vay và quản trị rủi ro cũng như Khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ có thể tiến hành các hoạt
động này tốt hơn.
d.Thường xuyên rà soát lại các quy trình hướng dẫn cho vay hiện có
Lấy ý kiến từ phía bộ phận tiếp xúc khách hàng trực tiếp để nhận dạng rủi ro phát sinh từđó có các điều chỉnh phù hợp, hạn chế rủi ro.