Hiện đại hóa hệ thống thông tin trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hiện đại hóa hệ thống thông tin trong hoạt động cho vay

a. MBBank Đà Nng cn phi hin đại hóa h thng thông tin trong qun lý bng vic thc hin các bin pháp

Hiệu quả của công tác tín dụng phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của thông tin nên nâng cao chất lượng tín dụng thông tin là một đòi hỏi khách quan, cấp bách. Thông thường, ở các nước phát triển, nguồn cung cấp thông tin rất nhiều từ cơ quan thông tin đại chúng hoặc từ các cơ quan chuyên bán thông tin. Ở Việt Nam hiện nay, các CBTD rất khó khăn trong vấn đề nguồn thông tin. Mặc dù đã có trung tâm thông tin tín dụng CIC nhưng các thông tin

ở đây còn nghèo nàn, mới chỉ dừng lại ở các thông tin khách hàng vay vốn của chi nhánh hiện đang có tài khoản ở ngân hàng nào, số dư bao nhiêu, quá hạn bao nhiêu…và độ chính xác không cao.

từ đó hạn chế, phòng ngừa RRTD, MB chi nhánh Đà Nẵng cần phải không ngừng đổi mới phương pháp thu nhập, lưu trữ và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị bảo đảm cho Ban lãnh đạo có thể tiếp cận được các nguồn thông tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chi nhánh nên thu thập và lưu trữ thông tin thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành những lĩnh vực kinh tế, ngành nghề khác nhau. Hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống phòng ngừa rủi ro tại chi nhánh cần được nâng cấp để

hoạt động hiệu quả hơn, trở thành nguồn thông tin thống nhất, chuẩn xác mà khi cần có thể dễ dàng khai thác. Để đạt được mục đích này, việc thu thập thông tin thị trường và thông tin ngành cũng như thực tế biến động của nền kinh tế phải được cập nhật ổn định và phải có được sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ quản lý hiện đại để thu thập lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu kịp thời (sao lưu các bài báo, tạp chí tin tức trong và ngoài nước theo chủđề, từ khóa, theo ngày và được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử dễ tìm kiếm, truy nhập), tránh làm việc thủ công để nâng cao hiệu quả công việc.

Ban hành Quy chế thông tin nội bộ, xác định rõ thẩm quyền truy cập hệ

thống của từng Chi nhánh, từng vị trí công tác đồng thời quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các Chi nhánh/ Đơn vị kinh doanh trong việc cung cấp và sử dụng thông tin, có chế tài thưởng phạt rõ ràng đối với công tác cung cấp và sử dụng thông tin một cách hợp lý.

Nỗ lực tìm kiếm các nguồn thông tin phân tích, dự báo ngành từ các tổ

chức trung gian trong và ngoài nước và các Bộ, Ngành bằng cách lập các hợp

đồng trả phí thường niên để có được nguồn thông tin cập nhật và toàn diện hơn giúp việc định hướng cho vay chính xác hơn.

b. MBBank Đà Nng cn phi hin đại hóa công ngh tin hc bng vic thc hin các bin pháp

những công nghệ mới nhất vào phân tích và đánh giá rủi ro, thiết lập mạng lưới thông tin rộng khắp và liên tục đảm bảo việc truy nhập và cập nhật thông tin được diễn ra liên tục, nâng cao chất lượng của công tác cho vay cũng như

nhu cầu quản lý và hòa nhập với các Ngân hàng trong nước và quốc tế.

Trang bị máy móc tin học bao gồm máy tính cá nhân, máy chủ, hệ

thống cáp mạng nội bộ, cáp quang hóa đường mạng internet theo dự kiến phát triển nhân sự cho từng Chi nhánh/ Đơn vị kinh doanh đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cho cán bộ làm việc.

Thiết lập hệ thống quản lý thông tin nội bộ hiện đại hơn, đảm bảo mọi thông tin về chính sách, định hướng, chỉ thị và bài học cho vay đều được lưu trữ trên hệ thống và mọi người đều có thể truy cập, tìm hiểu dễ dàng thông qua hệ thống công cụ tìm kiếm có sẵn. Cải thiện khả năng lưu trữ và chuyển giao dữ liệu trên hệ thống thư điện tử và mạng giao tiếp nội bộ (chat) của Ngân hàng.

Thiết lập hệ thống lưu trữ hồ sơ cho vay điện tử: Mọi giấy tờ hồ sơ cho vay phải được lưu dưới dạng bản cứng và bản mềm để tránh tình trạng thất lạc hồ sơ và phải được lưu trữ một cách thống nhất theo các quy ước dễ truy suất tìm hiểu. Các thông tin điện tử dạng này đòi hỏi phải có quyền truy cập mới có thể xem xét được.

Bộ phận IT Miền Trung thông tin cần phải hỗ trợ kịp thời các yêu cầu truy suất báo cáo và có các hướng dẫn hạch toán cụ thể khi có sự thay đổi về điều kiện, thời hạn, lãi suất cho vay để các thông tin này được phản ánh chính xác trên hệ thống, hạn chế tối đa lỗi truy cập quá tải do hệ thống gây ra. Mặt khác, cần định kỳ có bộ phận backup kịp thời không để mất dữ liệu thu thập

được. Để đạt được điều đó, MBBank Đà Nẵng cần phải đầu tư hệ thống máy chủổn định, đào tạo các chuyên viên phần mềm và phần cứng của Bộ phận IT Miền Trung cũng như cung cấp đủ người, phương tiện để bộ phận này có thể

tiến hành cài đặt từ xa cũng như giải quyết trực tiếp các vấn đề phát sinh tại các Chi nhánh/ Đơn vị kinh doanh khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 92)