Thách thức khi thực hiện các biện pháp thích ứng cho nghề nuôi ngao xã

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 61)

Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Trước những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây nên, việc đề ra giải pháp khắc phục, cả trước mắt và lâu dài là điều rất đáng quan tâm. Việc dự báo sớm sự hình thành và xu hướng phát triển của các hiện tượng thay đổi khí hậu sẽ là yếu tố quyết định giúp ngành nuôi trồng thủy sản địa phương thích ứng nhanh. Khi được dự báo kịp thời, người dân sẽ chủ động sản xuất và cùng với các ngành liên quan kịp thời giảm nhẹ thiên tai. Để thực hiện tốt công tác dự báo này cần thiết phải có hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường. Tuy nhiên, theo ngành chức năng, việc xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu luôn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, để tránh những thiệt hại không đáng có, các hộ nông dân nên tiếp cận với lịch thời vụ để có kế hoạch sản xuất tốt nhất. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, do chạy theo lợi nhuận để tăng vụ nuôi và tránh áp lực ép giá của thương lái, nhiều hộ gia đình không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật cần thiết như

55

mật độ thả giống quá dầy dẫn tới năng suất ngao không cao. Như vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức đối với người dân là hết sức quan trọng.

Về lâu dài, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng được đặt ra cấp thiết. Ngoài ra, việc sắp xếp lại vùng nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật mới để thuần hóa và du nhập các loài nuôi mới có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường… cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đến nay, ngoài lý do khách quan là tài chính hạn hẹp, sự thiếu đồng bộ giữa các ban ngành cũng khiến cho việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản thêm khó khăn.

56

KẾT LUẬN

Như vậy, biến đổi khí hậu đã đang và sẽ tác động không nhỏ tới nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nghề nuôi trồng thủy sản là nghề có đóng góp ít nhất đối với phát thải khí nhà kính – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu nhưng lại là ngành chịu tổn thương lớn nhất do tác động của biến đổi khí hậu gây ra. Thật vậy, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng diễn ra với cường độ và tần suất lớn hơn, khó lường hơn gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi cũng như hiện tượng mực nước biển dâng có những ảnh hưởng khá lớn đối với nuôi trồng thủy sản ven biển và khu vực cửa sông. Tác động trực tiếp của hiện tượng mực nước biển dâng có thể đặc biệt trở nên quan trọng do lũ lụt ra tăng và hiện tượng nhiễm mặn. Bất kỳ sự tăng lên nào về cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão đều có thể ảnh hưởng tới ngành nuôi trồng thủy sản do phá hủy các tài sản sử dụng trong sản xuất và cơ sở hạ tầng giao cần thiết để giao thương trên thị trường cũng như làm thay đổi môi trường sinh trưởng của các loài.

Theo tính toán, thiệt hại do biến đổi khí hậu (nhiệt độ tăng) gây ra đối với nghề nuôi ngao xã Giao Xuân năm là khá lớn, lên tới 41,5% năm đối với kịch bản trung bình A1B, 38% đối với kịch bản phát thải thấp B1 và 39,5% đối với kịch bản phát thải cao A2. Những thiệt hại về mặt kinh tế này kéo theo đó là những hệ quả đối với xã hội do nghề nuôi ngao là sinh kế quan trọng đối với khu vực này, chiếm đa số trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của khu vực.

Việc xác định và áp dụng các biện pháp thích ứng là rất cần thiết. Rất cần phải có sự áp dụng hài hòa giữa các nhóm biện pháp về chính sách, thể chế & kế hoạch và các biện pháp mang tính kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, cho đến nay ngoài một số biện pháp mang tính tự phát và nhỏ lẻ do người dân tự thực hiện, hiện vẫn thiếu một kế hoạch đồng bộ cho thích ứng với biến đổi khí hậu đối với khu vực này. Đồng thời, còn rất nhiều rào cản, khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình nói trên.

57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

Bộ Tài nguyên & Môi trường. 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 2012.

Bùi, Đại Dũng. 2012. Bài giảng chương trình đào tạo Thạc sỹ Biến đổi khí hậu Khóa 1, Khoa Sau Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mai, Trọng Nhuận và cs. 2011. Lượng giá tổn thất tài nguyên - môi trường cửa sông Hồng do tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh.

MCD - Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng. 2009. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống.

MCD - Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng. 2011.Đánh giá tác động biến đổi khí hậu tại khu vực huyện Giao Thuỷ và tính dễ bị tổn thương đối với phát triển sinh kế: nghiên cứu trường hợp điển hình tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

Nguyễn, Quang Hùng, Hoàng Đình Chiểu 2009. Đánh giá tác động, tổn hại của Biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy sản và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành thủy sản Việt Nam". s.l. : Viện nghiên cứu hải sản, 2009.

Nguyễn, Việt Nam và cs. 2010. Nghiên cứu tác động của BĐKH tới ngành thủy sản Việt Nam, đề xuất các biện pháp và chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu trong thủy sản.

Nguyễn, V.T., Nguyễn T.H., Trần T., Phạm T.T.H., Nguyễn T.L., Vũ V.T. 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. s.l. : Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2010.

Ong, Kim Ngân 2013. Xuất khẩu thủy sản 2012: Bước dừng cần thiết. 2013. p. Số 158 tháng 2.

Phan, Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào. 2009.Đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

Phan, Thị Vân. 2011. Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh cho ngao nuôi ở miền Bắc. s.l. : Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 2011.

58

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định. 2011.Kế hoạch hành động Ứng phó với Biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn 2020.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định. 2012. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam và tỉnh Nam Định.

Trương Quang Học., Nguyễn Đức Ngữ 2011.Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu.

UNDP. 2009.Việt Nam và Biến đổi khí hậu.

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. 2005. Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên & môi trường (ISPONRE). 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. 2012. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng.

Tài liệu tiếng Anh

Allison, Eadward H. et al. 2008. Vulnerability of national economies to the impacts of climate changeon fisheries.

Canu, Donata Melaku et all. 2010. Effect of global change on bivalve rearing action and the need for adaptive management. 2010 йил, Vols. 42: 13-26, 2010.

DARA International & Climate Vulnerable Forum. 2012. 2nd Climate Vulnerability monitor - A guide to the cold calculus of a hot planet.

Delgado, Christopher L. et al. 2003. Fish to 2020 - Supply and Demand in Changing Global Markets.

Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC). 2011. Assessment of the Economic Impact of Climate Change on the Agriculture sector in Guyana.

Narita, Daiju - Rehdanz, Katrin - Tol, Richard S. J. 2012. Economic costs of ocean acidification: a look into the impacts on global shellfish production. s.l. : Climate Change, 2012, Vols. 113:1049 - 1063. DOI 10.1007/s 10584-011-0383-3.

Ericson, Clifton A. 2005.Hazard Analysis Techniques for System Safety. 2005.

FAO. 2008. Technical background document from the expert consultation held on 7-9 April 2008. Rome : s.n., 2008.

59

Handisyde N.T., Ross L.G., Badjeck M-C & Allisonn E.H. 2007. The effects of Climate chang on World Aquaculture: A global perspective. s.l. : DFID, 2007.

Harley, Christopher D. G. et all. 2006. The impacts of climate change in coastal marine system. s.l. : Blackwell Publising Ltd.,

Harmeling, Sven and David Eckstein. 2013.Global Climate Risk Index.

Intergovermental Panel on Climate Change.2007.SRES.

Intergovermental Panel on Climate Change. 2001. Third Assessment Report - 2nd Working group: Impact, adaptation and vulnerability.

Leith, Peat and Haward, Marcus. 2010. Climate change Adaptation in the Australian Edible Oyster Industry: an analysis of policy and practics.

MCD – Marinelife Conservation and Community Development. 2010.

Climate change vulnerability assessment and community livelihood resilience in the coastal clam aquaculture: A casestudy in the Red River Delta, Vietnam.

Soheila khoshnevis Yazdi, Bahram Shakouri. 2010. The effects of Climate Change on Aquaculture.

Soto, Sena S. De Silva and Doris. 2009. Climate change and aquaculture: potential impacts, adaptation and mitigation.

Lacasse, Suzanne and Nadim, Farrrokh. 2009. Learning to Live with Geohazards: From Research to Practice.

Stern, Nicolas. 2007.Stern Review.

UNDP. 2003.User's Guidebook for the Adaptation Policy Framework.

UNDP. 2003. User's Guidebook for the Adaptation Policy Framework - Technical paper 4: Assessing current climate risks.

Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment. 2013. High- resolution Climate Projection for Vietnam.

Williams L., Rota A. 2010. Impact of climate change on fisheries and aquaculture in the developing world and opportunities for adaptation. s.l. : IFAD,

World Bank. 2010.Economics of Adaptation to Climate change - Vietnam.

World Bank. 2007. The impact of Sea level rise on developing countries: A comparative analysis. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

World Fish Center - WFC. 2007. Policy brief: The threat to fisheries and aquaculture from climate change.

60

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

Ngao giống trong tự nhiên vẫn đang được coi là nguồn giống quan trọng cung cấp cho nuôi thương phẩm. Hiện nay, một số trại giống đã sản xuất thành công ngao giống, tuy nhiên số lượng chưa nhiều, do đó thu gom con giống trong tự nhiên vẫn trở nên cấp thiết đối với người nuôi.

0. Lựa chọn bãi giống

Bãi giống được lựa chọn ngoài việc dựa trên các kinh nghiệm, còn có thể lựa chọn bãi giống theo các điều kiện sau:

- Bãi giống có thể là bãi ngao trưởng thành hoặc gần bãi ngao trưởng thành. - Đáy là cát bùn (trong đó cát chiếm 70 – 80%).

- Nước triều lên xuống đều, không phơi đáy quá 4 giờ/ngày, độ mặn trung bình từ 15 - 25‰, có lượng nước ngọt nhất định đổ vào.

- Bãi có độ sâu nhất định trong toàn vùng bãi triều, có thể là vùng nước quẩn: ấu trùng ngao trong giai đoạn sống phù du chịu ảnh hưởng rất lớn của dòng chảy, thông thường theo chiều của dòng thuỷ triều, ấu trùng thường bị cuốn đi xa so với bãi đẻ. Đó chính là lý do khi thấy con giống tập trung theo bãi.

Ngoài ra, còn có thể lựa chọn bãi giống tại một vị trí nhất định, có bờ chắn lũ, đắp các bờ có bề rộng từ 30 – 40cm, cao 40cm song song với bờ chắn lũ, chia các ngăn thành từng ô nhỏ, có thể dùng lưới hoặc cây gỗ để làm giảm lưu tốc nước của thủy triều.

Đối với các bãi giống đã được lựa chọn cần có biện pháp quản lý thích hợp như thường xuyên kiểm tra bờ bãi, chống nóng, không cho người đi vào, chống nóng.

1. Phương pháp thu con giống

Có thể chia làm 2 phương pháp thu con giống như sau:

2.1 Phương pháp lấy giống khô

Khi nước triều rút cạn, dùng cào cào cả cát và giống tập trung vào giữa các ô nhỏ đã được chia, trong trường hợp ngao giống vùi sâu có thể cào tiếp lần nữa vào kỳ nước triều rút lần tiếp theo. Đào một hố nhỏ sâu 20cm, chiều dài 3m và chiều rộng khoảng 2m ngay bên cạnh ô giống. Khi nước triều lên, ngao giống sẽ tập trung lên bề mặt trên để lọc thức ăn, dùng sàng hoặc rổ có cỡ mắt sàng thích hợp rửa sạch cát ở nơi hố đào bên cạnh.

61

Trong trường hợp mặt bãi khô, dùng cào 4 răng lật cả cát và ngao giống lên, cho ít nước vào đánh tan thành bùn, đợi ngao giống bò lên mặt bùn rồi thu con giống.

2.2 Phương pháp thu giống nước nông

Khi nước triều cạn, dùng cào ngao cào cả cát và con giống tập trung ở giữa bãi thành một đống hình tròn có đường kính khoảng 6m. Sau đợt triều rút lần sau dùng cào phân ở giữa bãi giống đã tập trung thành một ô trống có đường kính 3 m, sâu 30 cm.

Trong đợt triều lần sau, khi nước triều rút chỉ còn khoảng 1 m, dùng chân đạp nước xung quanh bãi giống, ngao giống kiếm ăn ở mặt ngoài quanh đống giống do bị dòng nước kích thích sẽ tập trung ở ô trống ở giữa. Dùng sọt tre để với giống. Khi nước triều còn rất thấp, tiếp tục dùng tay vỗ nước quanh đống giống để ngao giống tập trung tiếp vào ô trống ở giữa để vớt con giống lên thuyền.

2. Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm

3.1 Chọn bãi nuôi

Ngao có thể sống được ở vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 5 – 10m, bãi nuôi được lựa chọn là bãi triều, các eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên xuống, nơi có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào. Đáy là cát bùn (trong đó cát chiếm 70 – 80%), độ mặn dao động trung bình từ 15 – 25‰, thời gian phơi bãi không quá 4 – 5 giờ/ngày.

3.2 Chuẩn bị bãi nuôi

3.2.1 Quây lưới quanh bãi nuôi * Nguyên liệu:

- Lưới xăm cũ (không bị rách) loại Polyetylen, cỡ mắt lưới 2a ≤ 1cm, cao ≤ 80cm.

- Cọc tre hoặc cành cây, ngọn phi lao hay các loại cây khác có tại địa phương với đường kính kích cỡ ≤ 0,5cm, dài 1m.

- Cọc tre hoặc gỗ loại lớn * Trình tự quây lưới

- Lưới sẽ vùi dưới mặt đất 30 cm và dùng các cọc nhỏ nâng lưới lên so với mặt bãi từ 60 - 70cm. Cứ 1,5m cắm 1 cọc loại nhỏ và 10m cắm một cọc loại lớn để giăng lưới, lưói dựng hơi ngả vào trong mặt bãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

62

- Làm vệ sinh mặt bãi, thu gom tất cả những vật lạ như: đá sỏi lớn, mảnh sành sứ, vỏ hộp lon, bao bì nilong... ra xa khỏi mặt bãi.

- Cày xới mặt bãi: Để ngao con dễ dàng chui xuống sâu, tránh hiện tượng ngao bị cuốn trôi trước khi thả cần phải cày xới mặt bãi. Khi triều rút cạn dùng bừa hoặc cào xới tơi bề mặt bãi khoảng 5 – 10cm, nhặt bỏ đá sỏi trong quá trình cày xới. San phẳng mặt bãi, tránh những vũng lồi lõm có cua cá ẩn nấp làm ảnh hưởng đến ngao nuôi.

Với các vùng có thời gian nuôi trên 3 vụ, chất hữu cơ lắng đọng có thể tăng lên 5 – 6 lần so với bình thường, bề mặt bãi có lớp đất cát đen dày khoảng 2 – 3 cm và có mùi thối của khí H2S nếu chỉ cải tạo bình thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngao nuôi. Với các trường hợp như vậy, cần lựa chọn thời điểm cải tạo bãi vào mùa nắng, cày lật mặt bãi, phơi khô. Có thể tiến hành phơi đáy nhiều lần nếu cần thiết.

- Đánh luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của nước thuỷ triều khi lên xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống làm một lối đi nhỏ để tránh dẫm lên bãi sau khi thả ngao. Nếu ở các khu vực nuôi ngao có thời gian phơi bãi quá 5giờ/ngày hoặc thời gian phơi bãi kéo dài đặc biệt vào mùa hè cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm nhất định cho bãi nuôi. Với các khu vực có điều kiện địa hình như vậy, trong quá trình cải tạo mặt bãi cần cày xới cẩn thận, độ tơi xốp của bề mặt bãi có thể lên tới 20 – 30cm. Nếu luống có bề rộng 1,5m thì cứ 2 đến 3 luống liên tiếp đào một rãnh nhỏ có chiều rộng 50cm, sâu 50 – 70cm. Nếu luống rộng 4 – 5m thì cách mỗi luống cần có một rãnh như vậy.

Căng dây trên mặt bãi để tránh hiện tượng di chuyển đi nơi khác của Ngao.

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 61)