Tại Giao Thủy, Nam Định phổ biến chủ yếu hai loài: Ngao dầu (Meretrix meretrix) tên thường gọi là vạng (tại Nam Định) và Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) tên thường gọi là nghêu (tại các tỉnh Nam bộ)
Theo sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống của Trung tâm bảo tổn sinh vật biển và phát triển cộng đồng phát hành năm 2009, ngao là loài rộng nhiệt, chúng có thể sống trong điều kiện nhiệt độ từ 13 - 40oC. Trong đó ngao dầu thích hợp nhất với nhiệt độ từ 26- 28oC, nghêu Bến Tre sống tốt trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30oC. Độ sâu trung bình từ 0,1-0,8m nước, tốc độ dòng chảy là 0,1 - 0,25m/s, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) trong khoảng 4 -6mg/l, pH từ 6 - 7 và độ mặn 15-25o/oo tốt nhất là 20o/oo.
22
Ngao có thể sống được trong vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 2 - 3m nước; đây là khu vực có sóng gió nhỏ; nước triều lên xuống và có nguồn nước ngọt ổn định chảy vào. Đáy là cát và bùn trong đó cát chiếm 70 - 90% và thời gian phơi bãi không quá 4 - 8 giờ mỗi ngày (MCD - Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng , 2009).
Kỹ thuật nuôi: về cơ bản kỹ thuật nuôi ngao ở Nam Định đã được cải thiện nhiều và có phần tốt hơn so với các tỉnh Bắc Bộ (kỹ thuật cải tạo bãi, san bãi theo từng kích cỡ, dây căng đáy cắt nhớt, kỹ thuật làm vây, cắm cọc, điều chỉnh diện tích mỗi vây tối thiếu 0.5ha để có hiệu quả, kỹ thuật đánh luống, thu hoạch bằng cắm cọc v.v..), tuy nhiên tình hình chung là khu vực nuôi ngao ở xã Giao Xuân nói riêng và huyện Giao Thủy nói chung đều thả nuôi với mật độ dày đặc, ngao có xu hướng chậm lớn, độ béo giảm, thời gian nuôi dài hơn (theo đánh giá của bà con và cơ quan chức năng), nếu không có những hành động cải thiện thì có thể làm giảm giá trị hàng hóa. Hiện ở Nam Định đang rà soát quy hoạch, giúp các bãi nuôi thông thoáng hơn, và đưa ra khuyến cáo mật độ nuôi để rút ngắn thời gian nuôi. Cụ thể trong quy chế nuôi trồng thủy sản bền vững của xã Giao Xuân, cũng như trong sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi Ngao do MCD hỗ trợ xây dựng đã đưa ra mức mật độ phù hợp. Đồng thời MCD cũng khuyến cáo mỗi vây nuôi nên có diện tích từ 0,5 ha trở lên.
Mùa vụ thả nuôi: Ở Nam Định nói chung, ngao hầu như được thả nuôi quanh năm. Tuy nhiên tác động từ nước ngọt, bão lụt là những trở ngại chính đối với nghề này, bên cạnh đó là vấn đề nắng nóng kéo dài, bãi trơ khô và dịch bệnh. Hiện thách thức chính ở khu vực này là do bị ảnh hưởng bồi lắng của việc xây dựng đập Vọp nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của ngao. Hiện UBND huyện Giao Thủy đang thực hiện dự án cải tạo hệ thống thủy lợi, cung cấp nước ngọt để pha loãng độ mặn và cung cấp thức ăn cho khu vực nuôi ngao, đây được xem là những nỗ lực đáng kể để giải quyết vấn đề do đập Vọp gây ra.
Đầu tư vào nghề nuôi ngao, chủ nuôi không phải lo thức ăn, nhưng phải tạo môi trường cho ngao sống thuận lợi. Người nuôi ngao thường chia diện tích nuôi thành những đầm rộng 2-3ha, có ô quây riêng biệt bằng lưới. Để có vùng nuôi bảo đảm yêu cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư 7-8 triệu đồng/ha để phun cát, tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của thuỷ triểu. Tiếp đó, người nuôi còn đầu tư 6-7 triệu đồng/ha để mua lưới quây phù hợp với từng giai đoạn phát
23
triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao. Người nuôi ngao có kinh nghiệm thường không chọn đầm nuôi tại vùng có sóng to gió quá lớn vì lớp cát tầng đáy luôn bị xáo trộn, làm cho ngao giống bị chết hoặc chậm lớn.
Hàng năm cứ vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm ngao con trong tự nhiên nở rộ. Những chủ nuôi ngao ở xã Giao Xuân cũng như vùng lân cận vừa tận dụng ngao giống trong tự nhiên, vừa mua con giống sinh sản nhân tạo để nuôi thả. Ngao giống còn nhỏ thả dày nên cứ khoảng 4-5 tháng, chủ nuôi lại phải “san bãi” cho mật độ nuôi thưa ra. Từ ngao “cúc” (tương tự như chiếc cúc áo) nuôi thành ngao thương phẩm trọng lượng 80-100 con/kg mất khoảng 18-24 tháng. Cũng thời gian như trên ở nơi nguồn nước tốt, sẵn thức ăn, chỉ 50-60 con đã đủ 1kg bán ra thị trường với giá cao hơn ngao nhỏ 2-3 nghìn đồng/kg.
Mặc dù trong tỉnh đã có cơ sở sản xuất giống ngao, nhưng với lượng ít nên chủ nuôi còn tận dụng con giống có sẵn trong tự nhiên hoặc mua ở nơi khác về để nuôi. Nhu cầu về con giống mỗi năm một tăng. Nếu không chủ động được nguồn giống, các chủ nuôi phải mua giống từ ngoài tỉnh sẽ không bảo đảm chất lượng hoặc tận dụng khai thác nguồn giống trong tự nhiên quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái.