Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với nuôi ngao giống và nuô

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 57)

Hiện tại, theo kết quả khảo sát cũng như các buổi thảo luận sâu với một số chủ hộ nuôi ngao trong khu vực này, các hộ gia đình cũng đã thực hiện các biện pháp thích ứng mang tính tự phát giúp tránh được một phần hiện tượng nắng nóng kéo dài cũng

51

như thay đổi môi trường theo xu hướng bất lợi đối với sự sinh trưởng của ngao như bơm nước vào khu vực nuôi, quây bằng ni lông đảm bảo mực nước phù hợp 30-40cm; hạ lưới bả xuống để không khí lưu thông tốt hơn và mát hơn, sử dụng lưới đen để che nắng khi có nắng nóng kéo dài hay chuyển sang nuôi ngao tại khu vực có bãi sâu hơn. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và một số biện pháp có chi phí tương đối cao như sử dụng lưới che, chuyển bãi nuôi, etc.

Theo tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng” (2012) của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường, trong lĩnh vực thủy sản, các chiến lược và giải pháp thích ứng phụ thuộc vào một số điều kiện vật lý, sinh thái và kinh tế - xã hội gồm có:

- Bản chất tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn tài nguyên thủy hải sản; - Bản chất loài thủy hải sản: nước mặn, nước lợ hay nước ngọt;

- Vị trí nguồn thủy hải sản;

- Loại thủy hải sản: nước ấm hay nước lạnh; - Hiện trạng nghề thủy hải sản;

- Bản chất ngành nghề: thương mại hay trợ giá;

- Tầm quan trọng của nghề thủy hải sản đối với kinh tế địa phương, toàn quốc và vùng; - Các hoạt động thích ứng của các ngành khác như tài nguyên nước, tài nguyên rừng ven biển, nông nghiệp và sử dụng đất.

Dựa vào đặc điểm sinh trưởng của loài ngao, các tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề nuôi ngao cũng như tầm quan trọng của nghề nuôi ngao Giao Thủy trong nuôi trồng thủy sản miền Bắc, các biện pháp thích ứng sẽ được phân loại đối với từng yếu tố biến đổi khí hậu như bảng dưới đây. Mặc dù việc lượng giá tổn thất chỉ chú trọng vào yếu tố nhiệt độ tăng và sự ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ; các biện pháp thích ứng sẽ được đề xuất cho cả 4 yếu tố biến đổi khí hậu.

52

Bảng 3.8. Đề xuất các biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Yếu tố biến đổi khí hậu tác động tới nghề nuôi ngao Tác động tiềm tàng Biện pháp thích ứng Biện pháp liên quan đến thể

chế, chính sách và kế hoạch Biện pháp mang tính kỹ thuật Nhiệt độ tăng dẫn tới nhiệt độ nước biển bề mặt tăng Ngao tăng trưởng chậm hoặc thậm chí gây ra hiện tượng ngao chết hàng loạt - Áp dụng phương pháp tiếp

cận dựa trên hệ sinh thái trong

ngành nuôi trồng thủy sản5

- Nghiên cứu và chuyển giao

công nghệ (học hỏi các kinh nghiệm của ngành khác, khu vực khác; đa dạng hóa loại hình nuôi trồng; sử dụng giống tốt, giống bản địa phù hợp với điều kiện môi trường thay đổi)

- Giám sát và phân vùng nuôi

trồng thủy sản

- Áp dụng các biện

pháp chăm sóc và quản lý, giám sát đầm ương nuôi phù hợp đảm bảo môi trường thích hợp; cải tiến kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc - Áp dụng các biện pháp cảnh bảo sớm để có biện pháp ứng phó kịp thời Độ mặn nước biển thay đổi do xâm ngập mặn hay do nắng nóng hoặc mưa lớn kéo dài, lũ lụt Ngao tăng trưởng chậm hoặc thậm chí gây ra hiện tượng ngao chết hàng loạt - Áp dụng phương pháp tiếp

cận dựa trên hệ sinh thái trong ngành nuôi trồng thủy sản

- Nghiên cứu và chuyển giao

công nghệ (học hỏi các kinh nghiệm của ngành khác, khu vực khác; đa dạng hóa loại hình nuôi trồng; sử dụng giống tốt, giống bản địa phù hợp với điều kiện môi trường thay đổi)

- Giám sát và phân vùng nuôi

trồng thủy sản

- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng (hệ

- Áp dụng các biện

pháp chăm sóc và quản lý, giám sát đầm ương nuôi phù hợp đảm bảo môi trường thích hợp - Áp dụng các biện pháp cảnh bảo sớm để có biện pháp ứng phó kịp thời

5 Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ sinh thái trong ngành nuôi trồng thủy sản (Ecosystem approach to

aquaculture - EAA) là phương pháp tích hợp thủy sản trong một hệ sinh thái rộng hơn theo đó phát triển tính bền vững của hệ thống sinh thái – xã hội (Phụ lục 4)

53

thống đê kè, tưới tiêu) giúp giải quyết hiện tượng xâm ngập mặn, lũ lụt Sự thất thường của bão, áp thấp nhiệt đới Phá hủy cơ sở vật chất nuôi ngao - Áp dụng phương pháp tiếp

cận dựa trên hệ sinh thái trong ngành nuôi trồng thủy sản

- Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng đảm

bảo có tính chống chịu đối với biến đổi khí hậu

- Gia cố các công trình cơ sở hạ tầng liên quan - Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, khôi phục hệ sinh thái - Áp dụng các biện pháp cảnh bảo sớm để giảm nhẹ rủi ro Hiện tượng

axit hóa đại dương

Ngao tăng

trưởng chậm

- Áp dụng phương pháp tiếp

cận dựa trên hệ sinh thái trong ngành nuôi trồng thủy sản

- Nghiên cứu và chuyển giao

công nghệ (học hỏi các kinh nghiệm của ngành khác, khu vực khác; đa dạng hóa loại hình nuôi trồng; sử dụng giống tốt, giống bản địa phù hợp với điều kiện môi trường thay đổi)

- Giám sát và phân vùng nuôi

trồng thủy sản

- Áp dụng các biện

pháp chăm sóc và quản lý, giám sát đầm ương nuôi phù hợp đảm bảo môi trường thích hợp

Như vậy, đối với các yếu tố biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường nuôi ngao làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của ngao như nhiệt độ tăng, độ mặn thay đổi và axit hóa đại Dương (độ pH thay đổi) thì các biện pháp tương tự nhau đặc biệt là các biện pháp về thể chế, chính sách và kế hoạch.

Đối với các biện pháp mang tính kỹ thuật, cụ thể đối với quá trình ương ngao giống, do trong giai đoạn này ngao rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và quản lý đầm ương nuôi phù hợp đảm bảo môi trường thích hợp đối với ngao giống (Phan, 2011):

- Lựa chọn ương ngao giống trong đầm (hạn chế nuôi ngoài bãi) để đảm bảo môi trường phù hợp, khi ngao đã đủ lớn mới chuyển sang nuôi ở bãi nước sâu

54

- Tiến hành vệ sinh đầm ương nuôi và vớt rêu hàng ngày

- Nước trong đầm được thảo ra và lấy vào theo thủy triều, luôn luôn giữ mực nước ở mức 60cm so với bề mặt cát

- Khi thời tiết mưa nhiều, lượng mưa lớn thì chỉ tháo nước bề mặt, không tháo cạn tránh cho ngao bị sốc vì thay đổi môi trường đột ngột

- Sử dụng lưới đen khi có nắng nóng kéo dài

Đối với việc nuôi ngao thương phẩm, ngoài vấn đề chất lượng con giống cần đảm bảo cũng như mật độ ương và nuôi ngao phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, các hộ nuôi ngao cũng cần lưu ý tới các kỹ thuật như sau giúp nâng cao khả năng thích ứng của ngao nuôi đối với biến đổi khí hậu:

- Tiến hành cải tạo bãi nuôi bằng cách phun sục nước và bơm cát vào bãi tránh tình trạng thời gian phơi bãi quá lâu

- Thường xuyên vệ sinh lưới vây và bãi như nhặt hết vỏ ngao chết, ốc, bèo - Tiến hành che bãi ngao bằng lưới đen khi thời tiết nắng nóng

- Hạ lưới bả xuống để gió lưu thông giúp giảm nhiệt độ bãi nuôi

- Quây bãi bằng ni lông giúp đảm bảo mực nước phù hợp 30 – 40cm đảm báo thời gian phơi bãi phù hợp

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)