2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Nam Định
Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng
Xã Giao Xuân là một xã thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, là khu vực đồng bằng tương đối bằng phẳng, nằm trong hành lang trọng điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cạnh 2 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lạn.
Hình 1.1. Ảnh vệ tinh chụp Khu vực Rừng Quốc gia Xuân Thủy (2007)
Là xã vùng ven biển thuộc vùng đệm VQG Xuân Thuỷ cách trung tâm huyện 7km về phía Đông Nam. Phía Đông Bắc giáp xã Giao Lạc, phía Tây nam giáp xã Giao Hải, phía Tây Bắc giáp xã Bình Hoà và Giao Hà, phía Đông Nam giáp với biển Đông có đê biển và bờ biển dài 2,6 km. Xã Giao Xuân có diện tích đất tự nhiên là 775,54ha.
Đây là xã có vị trí rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là phát triển về các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Đất đai tự nhiên được tạo ra từ nguồn phù sa bồi lắng của sông Hồng. Vật chất bồi lắng gồm hai loại hình chủ yếu: bùn phù sa và cát lắng đọng với 2 vùng có đặc điểm thổ nhưỡng như sau:
19
- Vùng nội đồng: đất phù sa không bị nhiễm mặn hoặc bị nhiễm mặn ở thể nhẹ và trung bình; đất tương đối màu mỡ hiện đang sử dụng chủ yếu để trồng lúa, màu, nuôi trồng thủy sản. Đây cũng chính là nơi tập trung chủ yếu của dân cư trong xã.
- Vùng bãi bồi ven biển: đất mặn, thành phần thổ nhưỡng chủ yếu là bùn, đất pha cát; đất giàu dinh dưỡng và thích hợp với nhiều cây ngập mặn, đang được nuôi trồng thủy sản, trồng rừng; có khả năng canh tác đa dạng, khai thác nhiều sản phẩm và các đặc sản biển có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh, tác động từ phía đại dương, thời tiết, gió bão, lốc lớn kèm theo sóng biển dâng cao khi có triều cường và đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Khí hậu – Thủy văn
Khí hậu mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có mùa đông khá lạnh ít mưa, mùa hè nóng, nhiều mưa, có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 – 11, mùa lạnh từ tháng 11 – 5, khô hanh vào đầu mùa, ẩm ướt vào cuối mùa (Phan Nguyên Hồng, 2009).
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ở Nam Định từ 1.500 đến 1.800mm (trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 là 1.200 đến 1.500mm). Riêng tháng 7, 8, 9 lượng mưa trung bình từ 900 đến 1.200mm chiếm 80÷85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng trong tỉnh, có xu hướng tăng dần từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây. Mưa thường tập trung từng đợt với cường độ lớn 3 đến 5 ngày. Bình thường trong mỗi mùa mưa có ít nhất 3 đến 4 đợt mưa lớn từ 100mm trở lên (theo số liệu thống kê từ 1970 ÷1980 vùng đồng bằng sông Hồng). Mùa đông tiêu biểu là mưa nhỏ, mưa phùn thịnh hành vào nửa cuối mùa đông (tháng 2, 3).
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm Nam Định
Đơn vị: mm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
TB 13,8 23,7 29,4 40,3 187,2 151,9 230,2 267,5 349,3 123,1 65,6 24,6 1567
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2005 (2000 - 2005)
Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm tương đối cao khoảng (22,5 – 24)oC. Chế độ nhiệt cũng phân hoá thành hai mùa khá rõ: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình (28 – 29)oC; Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với
20
nhiệt độ trung bình dưới 20oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động trong khoảng 10oC. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.450 đến 1.500 giờ.
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Nam Định
Đơn vị: ( oC)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
TB 17,0 18,1 20,4 24,7 27,7 29,2 29,3 28,5 27,2 25,2 21,6 18,1 24,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2005 (2000 - 2005)
Độ ẩm không khí tháng trung bình nhiều năm khoảng 84,1%. Những tháng đầu mùa đông độ ẩm không khí xuống thấp gây ra hiện tượng khô hanh. Độ ẩm không khí trung bình lớn nhất khoảng 88,8%.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng từ 1.242,5 giờ (năm 2004) đến 1.636 giờ (năm 2003). Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng từ 1.100 – 1.200 giờ chiếm 80% số giờ nắng trong năm.
Chế độ thủy triều ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động của người dân miền biển Giao Xuân từ nuôi trồng đến khai thác thủy hải sản. Vùng này thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên dưới 23 giờ, biên độ triều trung bình khoảng 150 – 180, lớn nhất là 3,4m, nhỏ nhất là 0,25m. Mực nước triểu cao nhất vào mùa bão và phụ thuộc vào gió. Biến thiên của thủy triều khoảng nữa tháng có 1 lần triều cường và 1 lần triều kém (Phan Nguyên Hồng, 2009).
Độ mặn ven bờ biến đổi tuỳ thuộc các tháng trong năm, dao động từ 110/00 đến 300/00. Ngoài khơi vịnh Bắc Bộ độ mặn khoảng 31,50/00 đến 340/00. Vào mùa lũ, độ mặn vùng cửa sông Hồng chỉ còn khoảng 40/00.
Về mùa đông, hướng gió thịnh hành là hướng Bắc; đầu hè là hướng Đông và chuyển dần về hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió ven biển về mùa đông từ 3,2 m/s đến 3,9 m/s; mùa hè 4,0 m/s đến 4,5 m/s, lớn nhất tới 45 đến 50 m/s (khi giông bão).
Tình hình kinh tế – xã hội xã Giao Xuân
Dân số tính đến năm 2010 toàn xã có 2.869 hộ với 10.454 nhân khẩu, trong khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,7 %, số hộ nghèo 223 hộ chiếm 7,7% tổng số hộ. Nếu so với các vùng khác trong khu vực đồng bằng sông Hồng thì đây là vùng có tỷ lệ nghèo khá cao. Tổng số lao động là 4.529 trong đó có 2.940 là lao động nữ. Thu nhập bình quan đầu người 7 triệu/ năm. Nghề nghiệp chính là nông nghiệp (80,5%), NTTS (14%), và các nghề khác như công chức (3,5%) và các ngành nghề khác (2%). Xã có 5
21
bác sỹ và y tá. Đường giao thông liên xã hiện có là 45 km đường nhựa và 10 km đường giao thông trong xã. Về giáo dục, số học sinh tiểu học là 756 học sinh, trung học cơ sở là 641 học sinh, và số học sinh trung học phổ thông là 550 học sinh. (Nguồn: UBND xã Giao Xuân, 2013).