Xây dựng bài toán

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 34)

Cách tiếp cận của nghiên cứu được sơ đồ hóa như hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1. Thiệt hại tiềm tàng đối với nghề nuôi ngao

Từ cơ sở nghiên cứu tổng quan, học viên xác định mức giảm sản lượng do thay đổi điều kiện môi trường dựa trên công thức (1) như đã trình bày ở phần 1.3.2. Đây là công thức sẽ được sử dụng là công thức tính toán tổn thất đối với những tác động ảnh hưởng tới môi trường sinh trưởng của ngao:

R = H*V*E

Dựa trên đặc điểm sinh học và điều kiện sinh trưởng của ngao khá đặc thù, ta có thể đặt ra các giả định về kịch bản biến đổi khí hậu liên quan trực tiếp tới môi trường nuôi ngao. Và đối với mỗi kịch bản, giá trị V sẽ được xác định dựa trên mức độ tổn thương đối với sự sinh trưởng của loài ngao do sự thay đổi điều kiện môi trường. Giá trị này sẽ đươc xác định dựa vào phương pháp cây sự kiện như trình bày ở phần 2.1.3 dưới đây. Giá trị V sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và sẽ tăng lên khi mức độ thảm họa tăng ví dụ như cường độ bão càng lớn thì thiệt hại càng nhiều (Hình 2.2)

Thay đổi điều kiện môi trường

Các hiện tượng cực đoan và thiên tai

Sản lượng giảm

Cơ sở hạ tầng bị phá hủy

Thiệt hại tiềm tàng

28

Hình 2.2. Mối tương quan giữa mức độ thiệt hại và xác suất xảy ra các kịch bản trong đánh giá rủi ro

(Nguồn: CSIRO & BoM, 2007)

Từ đó, ta có được công thức tính toán giá trị R của một thời điểm trong tương lai như sau:

Rx = (H1*V1 + H2*V2 + H3*V3)*Ex

Trong đó: Rx = tổn thất có thể xảy ra tại thời điểm x H1/ H2/ H3 = xác suất của kịch bản 1/2/3

V1/ V2/ V3 = mức độ tổn thương khi kịch bản 1/2/3 xảy ra Ex = giá trị của đối tượng được xét tại thời điểm x

Để hoàn thiện bức tranh nói trên, E sẽ là giá trị của yếu tố dự đoán sẽ chịu rủi ro do biến đổi khí hậu. Giá trị này có thể được tính toán của mô hình IMPACT của Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (International Food Policy Institute – IFPRI). Đây là một mô hình mô phỏng toàn cầu xác định được cung, cầu, thương mại, giá cả thực phẩm của nhiều nhóm mặt hàng khác nhau và an ninh lương thực (Delgado, 2003). Đây là mô hình duy nhất hiện nay tích hợp một loạt các chỉ số đàn hồi toàn cầu bao gồm cả nhuyễn thể và nuôi trồng thủy sản. Mốc thời gian tính toán ở đây sẽ là năm 2030.

Xác suất xảy ra

Thi

ệt h

29

Ngoài ra, việc tính toán thiệt hại về cơ sở hạ tầng của nghề nuôi ngao sẽ được tính toán theo giá trị thực tế dựa trên số liệu khảo sát về chi phí cố định và chi phí biến đổi của các hộ gia đình nuôi ngao.

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)