Tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 30)

Theo số liệu thống kê của UBND xã Giao Xuân năm 2013, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay của xã là 443,54 ha ngoài ra phần lớn người dân của xã tham gia nuôi trồng thuỷ sản trên vung đất công của huyện (thuộc cồn Lu, cồn Ngạn) với diện tích khoảng 700 ha (năm 2010). Toàn bộ diện tích đầm của xã đều cho người dân thuê ngắn hạn, thường là 5 năm, sau đó lại cho thuê lại. Số lượng các hộ nuôi tính đến nay là 219 hộ.

Trung bình một hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản thu hoạch được khoảng 108,09 triệu tiền bán sản phẩm, trừ các khoản chi phí, trung bình một hộ được lãi khoảng 42,37 triệu đồng/năm, tương đương 6,05 triệu đồng/ha/năm. Trong cả xã, sẽ có những hộ làm đầm bị thua lỗ, nhưng có những hộ làm có lãi. Tính trung bình, hoạt động làm đầm ở xã vẫn đạt hiệu quả kinh tế, nếu đầu tư 65,72 triệu đồng thì được lời 42,37 triệu, tương đương nếu đầu tư 1 đồng thì được lời 0,6 đồng (MCD - Trung tâm bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng, 2011).

24

Báo cáo này cũng chỉ ra 4 loại khó khăn đáng lo ngại nhất đối với nghề nuôi ngao tổng hợp từ ý kiến phản hồi của người dân địa phương, gồm có:

- Thứ nhất: Chi phí chăn nuôi cao, đầu ra không ổn định. Hiện nay có tới 71% số hộ làm đầm đều cho rằng chi phí đầu tư lớn. Chi phí đầu tư lớn do phải cải tạo đầm hạ thấp nền và bơm cát tạo môi trường sống tự nhiên cho việc nuôi ngao trong đầm tốn kém khá nhiều kinh phí cải tạo. Hơn nữa, khi sản xuất ra sản phẩm thương phẩm thì đầu ra cũng là một vấn đề làm đau đầu nhiều chủ đầm khi gặp phải tình trạng được mùa mất giá, đầu ra không ổn định.

- Thứ hai: thời tiết thất thường, dịch bệnh, thuốc trừ sâu, hoá chất lẫn vào nguồn nước, mùa khô thiếu nước, xâm nhập mặn. Hiện nay có tới 62,7% số hộ làm đầm cho rằng khí hậu ngày càng thay đổi phức tạp như mưa nhiều, hạn nặng, bão nhiều và nước thuỷ triều dâng cao. Người dân sợ nhất là khi có bão dù với cường độ nhỏ nhưng gặp lúc triều cường thì sẽ phá vỡ bờ đầm gây thiệt hại. Ngoài ra dịch bệnh, thuốc trừ sâu, hoá chất trong đất liền đổ ra lẫn vào nguồn nước và các hiện tượng thời tiết bất thường như xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại gây bệnh cho các loài thuỷ sản nuôi trong đầm dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt.

- Thứ ba: Thiếu vốn, còn nhiều hạn chế về kỹ thuật. Hiện nay có tới 61,2% số hộ cho rằng họ đang thiếu vốn nên không thể mở rộng đầu tư, thay đổi cách làm ăn, cũng như áp dụng kỹ thuật nuôi mới. Người dân cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến họ thiếu vốn như lãi suất cao, không có tài sản thế chấp, ngân hàng không tin vào mục đích vay vốn để nuôi trồng thủy sản. Trong đó, nguyên nhân chính là do lãi suất vay quá cao ở các ngân hàng thương mại, còn Ngân hàng Chính sách Xã hội lãi suất thấp hơn nhưng lượng vay được ít. Kỹ thuật chuyên môn còn nhiều hạn chế do chưa được tập huấn, đa số người được hỏi đều cho rằng họ phải tự học hỏi qua sách báo và các loại tài liệu do họ tự sưu tầm, tìm hiểu và qua kinh nghiệm của những người làm trước hướng dẫn cho những người làm sau, phần lớn chưa được tham gia những lớp tuập huấn chính thức nào.

- Thứ tư: Hạ tầng giao thông lạc hậu. Hiện nay có tới 57,3% số hộ được hỏi cho rằng hạ tầng kỹ thuật giao thông kém đã tác động tiêu cực đến công việc sản xuất của các hộ làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng thông thương tiêu thụ sản phẩm.

Năng suất: Mặc dù các vây nuôi khá dày nhưng theo đánh giá của các hộ nuôi ngao, năng suất nuôi ở Nam Định vẫn cao hơn so với các tỉnh ven biển Bắc bộ và Bắc

25

Trung bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) do lợi thế nằm ở vùng cửa sông Hồng phù sa dồi dào, lượng thức ăn tự nhiên phong phú. Đồng thời, so với các tỉnh ĐBSCL thì năng suất ngao nuôi ở Nam Định cũng cao hơn do là ngao nuôi trong vây, thả giống cỡ lớn nhanh thu hoạch hơn còn nghêu ở các tỉnh ĐBSCL là nghêu tự nhiên, thời gian nuôi dài hơn do giống cỡ nhỏ và giữ lại những cá thể lớn hơn 2 năm tuổi để làm nghêu bố mẹ. Theo kết quả khảo sát của MCD năm 2010, năng suất nuôi ngao nuôi ở xã Giao Xuân nói riêng và Nam Định nói chung khoảng 30-80 tấn/ha sau 12-16 tháng nuôi; cao nhất có năm đạt 100 tấn/ha cao hơn so với khai thác nghêu tự nhiên ở Bến Tre, Trà Vinh (trung bình 20-40 tấn/ha/năm; cao nhất 60 tấn/ha/năm). Đồng thời, năng suất ổn định hơn và thường là cao hơn so với ngao nuôi ở Nghệ An, Thanh Hóa 20-40 tấn/ha. Tuy nhiên, theo người dân năng suất ngao nuôi đang có xu hướng giảm do mật độ dày.

Hoạt động nuôi Ngao: có 3 loại hình sản xuất là nuôi Ngao thịt, chuyên ương nuôi Ngao giống và khai thác giống tự nhiên. Ngoài ra, hàng ngày còn một bộ phận dân cư thu bắt các loài nhuyễn thể trên vùng bãi và ven biển.

Nguồn giống:

Hàng năm, vùng nuôi Ngao của huyện Giao Thuỷ nói chung và xã Giao Xuân nói riêng đều có giống tự nhiên, chủ yếu là giống Nghêu (Bến Tre), giống Ngao bản địa (Ngao dầu, Ngao mật) chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên, nguồn giống ngày một suy giảm, năm có năm không có. Việc khai thác Ngao giống tự nhiên rất tuỳ tiện, khi phát hiện có giống (loại rất nhỏ không nhìn thất bằng mắt thường) là tổ chức thu bắt nên tổn thất sau ương nuôi lên đến 60 - 70%.

Nguồn giống nhập từ nơi khác ngày một khó khăn do các tỉnh phía Nam quản lý nguồn giống rất chặt. Ngao giống được mua trôi nổi, thời gian vận chuyển dài nên kết quả ương nuôi thấp.

Về sản xuất giống nhân tạo: Trên địa bàn huyện đã cho sinh sản giống Ngao bằng phương pháp nhân tạo từ năm 2005. Năm 2011 đã sản xuất đượ 3 tỷ ngao cám, đến nay giống ngao sinh sản nhân tạo đã đáp ứng được 40% giống cung cấp cho vùng nuôi. Hiện ở huyện Giao Thủy có 3 trại sản xuất giống ngao cung cấp cho nuôi thương phẩm. Theo chủ trại giống Cửu Dung, sản lượng ngao giống nhân tạo của Giao Thủy năm 2009 đạt 305 triệu con, đáp ứng 10 % nhu cầu thả nuôi của huyện Giao Thủy.

26

Về tổ chức và quản lý sản xuất: Sản xuất nuôi ngao mặc dù tập trung và có hợp tác ở qui mô nhóm nhỏ nhưng chưa hình thành được các hợp tác xã, hội nghề nghiệp đủ mạnh để hỗ trợ công tác quản lý sản xuất, hỗ trợ việc thực hiện truy xuất và giám sát cũng như đại diện cho ngư dân tác động vào chính sách, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Ở Giao Thủy có Hội nuôi nhuyễn thể nhưng Hội này chưa bao gồm tất cả những người nuôi ngao mà chỉ gồm những thành viên có diện tích lớn, chiếm khoảng 2/3 diện tích nuôi, và điều lệ Hội vẫn chưa được Sở Nội Vụ thông qua để được hoạt động chính thức, chưa có con dấu, tài khoản riêng.

Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm:

Trước năm 2004, Ngao chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và tiêu thụ nội địa. Từ năm 2005 đến nay lượng Ngao thương phẩm tiêu thụ qua Trung Quốc của huyện giảm mạnh kèm theo giá bán thấp và thường bị ép giá. Một vấn đề bất lợi là Trung Quốc chỉ thu mua Ngao từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm sau, người nuôi phải tận thu để bán nên không còn Ngao trưởng thành bổ sung cho nguồn Ngao bố mẹ mùa sinh sản. Thị trường nội địa còn nhỏ hẹp, sức tiêu thụ thấp nên ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển. Việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu hoạt động đơn lẻ, không có tổ chức, cạnh tranh không lành mạnh làm cho giá bán thương phẩm ngày một giảm.

Vấn đề chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm:

Sản phẩm Ngao ở huyện Giao Thủy nói riêng, ở tỉnh Nam Định nói chung đã được Châu Âu (EU) công nhận là thực phẩm an toàn cấp B liên tục từ năm 2004 đến nay. Ngao Tiền Hải (Thái Bình) cũng được EU công nhận như Ngao Giao Thuỷ nhưng không liên tục, ngoài ra các vùng nuôi Ngao ở miền Bắc chưa nơi nào đạt tiêu chuẩn trên.

Do vùng nuôi Ngao ở tỉnh Nam Định rất quan trọng, chiếm đến 44,3% sản lượng Ngao thương phẩm của các tỉnh phía Bắc, nên được Trung tâm chất lượng Nông lâm, thuỷ sản vùng I tổ chức kiểm soát chặt chẽ, thông báo thường xuyên tình hình và chất lượng sản phẩm vùng nuôi. Các hộ thu mua tổ chức nuôi lưu theo hướng dẫn trước khi đưa đi tiêu thụ nên Ngao Giao Thuỷ là sản phẩm sạch.

27

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)