Bão, lũ

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 43)

Do vị trí địa lý của một tỉnh ven biển nên Nam Định luôn chịu ảnh hưởng của bão. Gió bão thường xảy ra vào mùa hè xuất hiện ở biển Đông tạo lên từ những đợt áp thấp. Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng – Thuỷ văn, trung bình mỗi năm ở đây có 2 cơn bão đổ bộ vào và thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều nhất là vào tháng 6 đến tháng 9 gây thiệt hại về người và của cho các huyện ven biển.

Năm 1996: Cơn bão số 5 xuất hiện tháng 9/1996 có sức gió giật trên cấp 12 kèm theo mưa lớn kéo dài là trận bão hiếm có trong gần 100 năm lại đây đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh.

Năm 2003: Nam Định chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão và 1 cơn áp thấp nhiệt đới: + Cơn bão số 3: Đổ bộ trực tiếp vào bờ biển Hải Thịnh – Hải Hậu ngày 22/7/2003 gió mạnh cấp 9, giật cấp 10 và có mưa vừa đến mưa to đã làm ngập 755ha lúa mới cấy.

1.100 1.200 1.300 1.400 1.500 1.600 1.700 1.800 1.900 2.000 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm giờ

37

+ Cơn bão số 5 ngày 5/8/2003 tuy không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh nhưng đã gây mưa lớn ở nhiều địa phương đúng vào lúc cuối giai đoạn đẻ nhánh sức chống chịu kém.

+ Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nghệ An kết hợp không khí lạnh đã gây nên mưa rất to từ ngày 8-13/9/2003. Lượng mưa bình quân cả đợt 582,8 ly, một số địa phương mưa lớn như: Văn Lý 955 ly, Giao Thủy 804,6 ly, Nghĩa Hưng, Hải Hậu >700 ly, TP Nam định 428,8 ly. Diện tích lúa bị ngập toàn tỉnh là 32.280ha, nhiều diện tích rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày bị hư hỏng, giảm năng suất, 950 ha muối bị ngập trắng và gần 1 vạn tấn muối trong kho bị ngập nước. Đê biển bị sạt lở một số đoạn với khối lượng ước tính 5.000m3.

Năm 2004: Đợt mưa lớn từ ngày 20-23/7 với lượng mưa trung bình 262,5 ly, nhiều vùng có lượng mưa lớn: Giao Thuỷ 345 ly, Vụ Bản 279 ly… đúng vào lúc lúa mới cấy, khả năng chịu úng kém, kết hợp với lũ cao và thuỷ triều sang con nghén nước nên vùng tự chảy tiêu nước khó khăn đã gây ngập úng nghiêm trọng kéo dài trên diện rộng. Diện tích ngập úng là 35.133ha (diện tích lúa cấy lại 11.174ha). Diện tích cây màu bị ảnh hưởng là 6.764ha.

Năm 2005: Đợt mưa từ ngày 23-24/7, lượng mưa trung bình 79,4 ly làm ngập úng 3.710ha lúa mùa mới cấy và ảnh hưởng lớn đến cây màu.

+ Bão số 2 ngày 31/7 gió cấp 8, cấp 9 với lượng mưa trung bình toàn tỉnh 78,3 ly làm ngập úng 28.565 ha lúa mới cấy (ngập trắng 15.735ha) và gây thiệt hại nặng cho 3.835ha rau hè thu. Diện tích lúa phải cấy lại 676 ha, dặm tỉa là 3.622ha, diện tích rau màu bị mất trắng 1045ha.

+ Bão số 3 từ 11-13/8 với lượng mưa trung bình 160,4 ly làm ngập úng 35.363ha lúa mùa (ngập trắng 7.495ha) và gây thiệt hại cho 6622 ha cây rau màu hè thu, lúa dặm lại là 4284 ha.

+ Bão số 6 ngày 18/9 với sức gió mạnh cấp 6, cấp 7, lượng mưa 99,7 mm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trên 8000 ha lúa mùa sớm đang thời kỳ chín và trên 10000 ha lúa mùa chung đang trỗ bông, gây hiện tượng bông bạc đối với trên 3000ha lúa mùa chung, đổ gẫy và rụng hạt gần 2000ha lúa mùa sớm.

+ Bão số 7 ngày 27/9 với sức gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12 kéo dài 11 giờ kèm theo mưa lớn 147,2mm gây thiệt hại nghiêm trọng. Tổng giá trị thiệt hại lên tới 1900 tỷ đồng, trong đó thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản là 74,35 tỷ đồng.

38

+ Bão số 8 từ ngày 2 đến ngày 3/11 mưa lớn 203mm làm ngập úng gần 8000ha lúa mùa muộn, trên 6000ha cây vụ đông mới trồng, trong đó có 700ha khoai tây bị mất trắng.

Năm 2008:

Đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 29/10/2008 đến 7h ngày 06/11/2008 là 297 mm. Những nơi có lượng mưa lớn là: Nam Ninh (434mm), Mỹ Lộc (314mm), Hải Hậu (297 mm), ý Yên (293mm).

Thiệt hại đối với thủy sản:

- Diện tích ao hồ nuôi thuỷ sản bị ngập và mất trắng là 4.010/15.200 ha. - Sản lượng thiệt hại là 7.308 tấn. Giá trị thiệt hại ước 87.400 triệu đồng.

Tổng giá trị thiệt hại toàn Tỉnh là: 391.930 triệu đồng.

(Nguồn: báo cáo số 186/BC-SNN, ngày 03/11/2008, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Định)

Năm 2010: Gần đây nhất, ngày 22/7/2010 cơn bão số 3 đã đổ bộ vào huyện Hải Hậu. Theo thống kê bước đầu của UBND huyện Hải Hậu, có hơn 1.600 nhà, trường học bị tốc mái, 15 cột điện cao thế, gần 100 cột điện hạ thế bị đổ, gây ra mất điện trên toàn huyện. Hơn 2.500 m2 đất đá ven biển bị sạt lở, khoảng 1.000 ha lúa mùa cùng nhiều đầm nuôi tôm bị ngập nước.

Một phần của tài liệu Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)