Những hạn chế trong hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay ở Hà Tĩnh (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh

Hà Tĩnh

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, pháp luật trong CNVCLĐ có khi còn hạn chế, chƣa đến đƣợc nhiều với ngƣời lao động trực tiếp, nhất là trong doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc; cá biệt có cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn còn vi phạm pháp luật, bị xử lý theo quy định.

2. Một số công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chƣa thực hiện tốt vai trò tham gia quản lý, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của ngƣời lao động, nhất là trong doanh nghiệp. Việc tham gia tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, ký kết chƣơng trình phối hợp hoạt động giữa công đoàn với chuyên môn ở một số đơn vị chƣa đạt yêu cầu; khá nhiều công đoàn chƣa quan tâm làm việc với chủ doanh nghiệp trong tổ chức thi tay nghề, nâng bậc thợ cho ngƣời lao động; công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với ngƣời lao động chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao; tình trạng vi

65

phạm về chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động nhƣ ký kết hợp đồng lao động, đóng nộp BHXH, BHYT, ATVSLĐ còn diễn ra, cá biệt có đơn vị nợ đóng BHXH dẫn đến ngƣời lao động không đƣợc giải quyết chế độ kịp thời.

3. Trình độ cán bộ công đoàn hiện nay chƣa theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ thế giới. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân lao động làm việc trong bộ máy nhà nƣớc và hệ thống chính trị còn ít. Một bộ phận cán bộ công đoàn còn mang tác phong công chức, làm công ăn lƣơng; kinh nghiệm vận động công nhân, hoạt động công đoàn, trình độ hiểu biết chính sách, pháp luật còn hạn chế, thậm chí có không ít cán bộ công đoàn còn chƣa đƣợc đào tạo về lý luận, nghiệp vụ công đoàn. Trong khi đó, các khu công nghiệp, khu chế xuất có nơi đã tập trung hàng vạn công nhân, lao động đã phát sinh nhiều mâu thuẫn mới nhƣ tranh chấp lao động, tiền lƣơng, giờ làm việc, nơi ăn chốn ở của công nhân... Điều đó đòi hỏi hoạt động công đoàn phải rất sát với công nhân, có tiếng nói kịp thời với cơ quan quản lý và chủ doanh nghiệp để giải quyết tận gốc những yêu cầu chính đáng của công nhân, ngƣời lao động.

4. Một số phong trào thi đua còn mang tính hình thức; chƣa xác định rõ chỉ tiêu, cũng nhƣ tiêu chí đánh giá thi đua; chƣa quan tâm đúng mức đến phát hiện, bồi dƣỡng, nhân rộng các mô hình, nhân tố điển hình. Việc bình xét thi đua, khen thƣởng có khi chƣa đúng thực chất, chƣa chú trọng khen thƣởng nhân viên, công nhân trực tiếp sản xuất.

5. Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc còn khó khăn.

6. Nội dung, phƣơng thức, chất lƣợng hoạt động của một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở còn hạn chế; hoạt động của công đoàn một số xã, phƣờng, thị trấn còn lúng túng; việc xây dựng mô hình CĐCS điểm chƣa đƣợc tập trung chỉ đạo.

66

7. Một bộ phận cán bộ công đoàn năng lực còn hạn chế, thiếu tâm huyết trong hoạt động.

8. Việc đóng nộp kinh phí và đoàn phí công đoàn ở một số đơn vị chƣa đầy đủ, chƣa kịp thời; còn nhiều công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc chƣa đóng nộp, hoặc đóng nộp đạt tỷ lệ thấp.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay ở Hà Tĩnh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)