Ba nhân tố có ý nghĩa đối với luận văn nghiên cứu là SIZE (Quy mô DN), LIQ ( Tính thanh khoản), TANG ( Tài sản cố định hữu hình).
Quy mô DN (SIZE) là một trong những yếu tố đại diện tổng hợp các khía cạnh khác nhau có liên quan đến tình hình chung của DN đảm bảo sự phát triển lâu dài của DN.
Tính thanh khoản (LIQ) gợi ý cho DN trước khi vay nợ nên tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của công ty mình để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. DN cần đẩy mạnh các tài sản thanh khoản như bán hàng, giải quyết hàng tồn kho, phát triển thị trường, thu hồi nhanh công nợ...
Tài sản cố định hữu hình (TANG) ảnh hưởng lên quyết định vay nợ của CTY, kỳ vọng rằng TSHH có thông tin bất cân xứng thấp hơn TSCĐ nên làm giảm vốn cổ phần làm cho tỷ lệ nợ và cấu trúc vốn thấp hơn.
Các DN ngành thép hoạt động dựa vào nợ bên ngoài nhiều, việc sử dụng nợ bên ngoài nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế khả năng phát triển bền vững của các DN trên thị trường. Vì vậy, các DN cần phải chú trọng đến công tác quản trị tài chính, đặc biệt là cần phải xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý cho DN mình.
Trong cơ cấu vốn của DN, nợ chiếm tỷ trọng khá cao, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp cốt lõi của Việt Nam hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước nhất là cơ sở hạ tầng. Ngành công nghiệp nước ta vẫn chưa trưởng thành và nước ta đang trên đường đô thị hóa, nên trên 80% nguyên liệu thép được sử dụng vào mục đích xây dựng. Đặc điểm của ngành có chu kỳ kinh doanh dài hạn, do đó các DN sử dụng nợ ngắn hạn phục vụ cho kinh doanh dài hạn thì vô cùng rủi ro và dễ mất tính thanh khoản. Do vậy, phải giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn, nên chú trọng nợ dài hạn.
Do đặc thù của ngành thép là ngành có chi phí cố định khá cao nên đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn. Do đó, các DN cần phải tìm kiếm các kênh huy động vốn nhằm lựa chọn nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp, nhằm giúp DN có đủ vốn để hoạt động kinh doanh và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Các chính sách vĩ mô và những hỗ trợ của nhà nước cũng rất quan trọng trong việc huy động vốn của DN và phải phát triển thị trường vốn như: thị trường tín dụng trung dài hạn, thị trường chứng khoán, thị trường cho thuê tài chính, đa dạng hóa kênh huy động nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các DN ngành thép dễ dàng tiếp cận và lựa chọn nguồn vốn phù hợp với điều kiện DN mình.
Với kết quả phân tích hồi quy tác giả đưa ra một số kiến nghị
Các DN chi trả cổ tức cao, sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Điều này cho thấy các DN sử dụng nợ trong việc chi trả cổ tức. Nếu như trường hợp các DN ngành thép sử dụng nợ để chi trả cổ tức thì vô cùng rủi ro vì nó mang lại gánh nặng nợ cao hơn cho DN và có thể mất đi vị trí trong thị trường. Các DN ngành thép cần phải xây dựng một chính sách cổ tức an toàn và ổn định bởi vì chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về vốn và những vấn đề đánh giá của nhà đầu tư về triển vọng phát triển của DN, tính chất an toàn giúp DN không chịu áp lực tài chính nặng nề ngay cả trong giai đọan biến động thu nhập và sự ổn định góp phần củng cố niềm tin của cổ đông về dòng thu nhập trong tương lai. Các DN cần phải xem xét việc xây dựng một chính sách cổ tức phù hợp hơn dựa vào dòng tiền tự do, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của DN.
Các nhà quản trị cần phải quan tâm đến công tác quản trị tài chính của DN, cần phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý cho DN của mình và trong quá trình xây dựng cấu trúc vốn cần phải xem xét đến nhân tố rủi ro kinh doanh trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Đồng thời, Hiệp hội thép Việt Nam cần đề nghị chính phủ hỗ trợ ngành thép bằng các biện pháp như kéo giãn lộ trình giảm thuế, hay áp thuế chống bán phá giá. Hiện nay, chỉ một nửa công suất thiết kế của các nhà máy thép Việt Nam đã
cho sản lượng gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ trong nước nghĩa là cung đã vượt quá cầu. Do đó, cần phải giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng thép để cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.