Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 63)

4.4.1 Kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập

.cor lev size liq grow tax tang uni

(obs=100)

lev size liq grow tax tang uni

lev 1.0000 size -0.1115 1.0000 liq -0.0283 -0.1610 1.0000 grow -0.0229 -0.0250 -0.0542 1.0000 tax -0.1406 -0.1405 0.0168 0.0354 1.0000 tang 0.5522 0.1599 -0.3194 0.0050 -0.1065 1.0000 uni -0.1532 -0.1743 -0.2259 -0.0387 0.1324 -0.3914 1.0000

(Nguồn: Tính toán từ chương trình STATA)

Kết quả phân tích cho thấy tất cả các hệ số tương quan đều dưới 0.7, điều này cho thấy không có vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, do đó bộ số liệu của các biến độc lập này có sử dụng được cho việc phân tích hồi quy nhằm giải thích cho biến phụ thuộc.

4.4.2 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 4.4 Bảng kết quả hồi quy

.reg lev size liq grow tax tang uni

Source SS df MS Number of obs = 100

F( 6, 93) = 9.86

Model 9.71860355 6 1.61976726 Prob > F = 0.0000

Residual 15.2771613 93 .164270551 R-squared = 0.7388

Adj R-squared = 0.7194

Total 24.9957648 99 .252482473 Root MSE = .4053

lev Coef. Std.Err. t P>ItI [95% Conf.Interval]

size -.1112236 .052013 -2.14 0.035 -.2145112 -.007936 liq .2721179 .1325328 2.05 0.043 .008934 .5353018 grow -.0003733 .0028653 -0.13 0.897 -.0060633 .0053166 tax -.1624374 .1168144 -1.39 0.168 -.3944077 .0695328 tang 2.198427 .3168436 6.94 0.000 1.569239 2.827616 uni 1.004818 .6906947 1.45 0.149 -.3667652 2.376401 _cons -.723815 .8682073 -0.83 0.407 -2.447903 1.000273

Trong bảng 4.5 cho thấy trong sáu biến độc lập thì có ba biến có tác động đến đòn bẩy tài chính của các DN ngành Thép Việt Nam với độ tin cậy 95%. Mô hình này cho thấy 73.88% sự thay đổi của biến phụ thuộc là do các biến độc lập. Kết quả hồi quy cho thấy có hai biến tính thanh khỏan (LIQ) và tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính.Biến quy mô DN (SIZE) có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính. Các biến còn lại như: tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) không có ý nghĩa thống kê.

Giải thích các biến trong bảng 4.5 kết quả hồi quy

Kết quả cho thấy F = 1.62/0.16= 10.125 với (6, 93) độ tự do. Giá trị p cuả F- test = 0, gợi ý nên lọai bỏ H0 và kết luận có một tỷ lệ đáng kể thay đổi của đòn bẩy tài chính (LEV) được giải thích bởi quy mô DN (SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), tài sản cố định hữu hình (TANG), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI).

Hệ số xác định R2

(R Square) = 0.7388 kết quả này cho biết 73,8% sự biến thiên đòn bẩy tài chính – LEV của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2009 – 2013 được giải thích bởi các biến: được giải thích bởi quy mô DN (SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), tài sản cố định hữu hình (TANG), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI).

Hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0.7194, kết quả này cũng cho biết 71,94% biến thiên trong biến phụ thuộc đòn bẩy tài chính – LEV được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Việc dùng thêm hệ số Hệ số

xác định hiệu chỉnh để xem mô hình hồi quy có bị thổi phồng lên qua Hệ số xác định R2 hay không, bởi vì Hệ số xác định R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình, cho nên dùng Hệ số xác định hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình.

Phương trình hồi qui sẽ có βo = - 0.7239 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì đòn bẩy tài chính 0.7239

Tính thanh khỏan (LIQ)

Hệ số ß của tính thanh khỏan (LIQ) trong bảng kết quả hồi quy là 0.2721 tức là của tính thanh khỏan (LIQ) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính, nghĩa là khi tính thanh khỏan tăng thì đòn bẩy tài chính tăng và ngược lại nếu tính thanh khỏan giảm thì đòn bẩy tài chính giảm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi LIQ tăng lên 1 đơn vị thì LEV tăng lên 0.2721 đơn vị (đồng biến)

Tài sản cố định hữu hình (TANG)

Hệ số ß của tài sản cố định hữu hình (TANG) trong bảng kết quả hồi quy là 2.1984 tức là của tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính, nghĩa là khi tài sản cố định hữu hình tăng thì đòn bẩy tài chính tăng và ngược lại nếu tài sản cố định hữu hình giảm thì đòn bẩy tài chính giảm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi TANG tăng lên 1 đơn vị thì LEV tăng lên 2. 1984 đơn vị (đồng biến). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qui mô DN (SIZE)

Hệ số ß của tài qui mô DN (SIZE) trong bảng kết quả hồi quy là -0.1112 tức là của qui mô DN (SIZE) có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính, nghĩa là các DN có quy mô họat động lớn thì vay vốn nhiều và ngược lại. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi SIZE tăng lên 1 đơn vị thì LEV giảm xuống 0.1112 đơn vị (nghịch biến).

4.4.3 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy đa biến xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngành thép Việt Nam đựơc niêm yết trên Sàn giao chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và sàn chứng khóan Hà Nội từ 2009 đến 2013 được trình bày trong bảng 4.5 dưới đây.

Bảng: 4.5 Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam

Giả thuyết nghiên cứu Nhân tố tác động Ký hiệu Kỳ vọng tương quan Kết quả nghiên cứu

H1 Quy mô DN SIZE + -

H2 Tính thanh khỏan LIQ - +

H3 Tốc độ tăng trưởng GROW - K

H4 Thuế thu nhập DN TAX + K

H5 Tài sản cố định hữu hình TANG + +

H6 Đặc điểm riêng của sản

phẩm UNI - K

Chú thích: Cùng chiều (+), ngược chiều (–) và không ảnh hưởng (K).

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả)

Các nhân tố có mối tương quan với đòn bẩy tài chính (LEV) cụ thể:

Qui mô DN (SIZE) có mối tương quan âm (+) với đòn bẩy tài chính. Hệ số β của biến SIZE = -0.11122 có nghĩa quy mô DN có mối tương quan âm với đòn

bẩy tài chính và hệ số p_ value = 0.035 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, nên bác bỏ giả thuyết 1

Tính thanh khỏan (LIQ) có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính. Hệ số β của biến LIQ = 0.27211 có nghĩa tính thanh khỏan có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính và hệ số p_ value = 0.043 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, nên bác bỏ giả thuyết 2.

Tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính. Hệ số β của biến TANG = 2.1984 có nghĩa tính thanh khỏan có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính và hệ số p_ value = 0.000 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, nên chấp nhận giả thuyết 3.

Ba nhân tố còn lại là GROW, TAX, UNI không có mối tương quan đến đòn bẩy tài chính ( ý nghĩa thống kê lớn hơn 5%) cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng (GROW) không có ý nghĩa thống kê khi xem mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng và đòn bẩy tài chính. Như vậy, tốc độ tăng trưởng không ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của DN ngành thép Việt Nam. Tác giả cho rằng có thể các nhà quản trị chưa thật sự quan tâm đến công tác quản trị tài chính của DN, sử dụng đòn bẩy tài chính mà không xét đến nhân tố tốc độ tăng trưởng có thể do trình độ, cách quản trị nên chưa thấy được mức độ quan trọng của tốc độ tăng trưởng đối với DN.

Thuế thu nhập DN ( TAX) không có ý nghĩa thống kê khi xem xét mối tương quan giữa thuế thu nhập DN và đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lãi vay là chi phí được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập DN nên sử dụng nợ giúp DN tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, trong điều kiện nếu DN được ưu đãi thuế thu nhập DN thì điều này không còn ý nghĩa.

Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) không có ý nghĩa thống kê khi xem mối tương quan giữa đặc điểm riêng của sản phẩm và đòn bẩy tài chính. Như vậy, đặc điểm riêng của sản phẩm không ảnh hưởng đến quyết định của DN ngành thép Việt Nam. Tác giả cho rằng có thể các nhà quản trị chưa thật sự quan tâm đến công

tác quản trị tài chính của DN, sử dụng đòn bẩy tài chính mà không xét đến nhân tố đặc điểm riêng của sản phẩm có thể do trình độ, cách quản trị nên chưa thấy được mức độ quan trọng của đặc điểm riêng của sản phẩm đối với DN.

Mô hình hồi qui đòn bẩy tài chính theo các biến độc lập sau:

ε β β β β β β α + + + + + + +

= SIZE LIQ GROW TAX TANG UNI

LEV 1 2 3 4 5 6

Kết quả hồi quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả hồi quy thì R- squared = 0.7388, kết quả này chứng tỏ đòn bẩy tài chính phụ thuộc 73.88% vào các biến độc lập của mô hình. Với mức ý nghĩa 10% thì các biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình: SIZE, LIQ, TANG, các biến độc lập còn lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình gồm: GROW, TAX, UNI. Từ kết quả hồi quy trên, mô hình hồi quy theo hệ số β chuẩn hóa được viết lại như sau:

LEV = -0.72 - 0.11 SIZE + 0.27 LIQ + 2.20 TANG Kết luận chương 4

Trong chương này, tác giả đã đi vào nội dung chính của đề tài, đó là tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép và phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn là qui mô DN (SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tài sản cố định hữu hình (TANG) có ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn. Ba nhân tố còn lại: tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN ngành thép.

Kết quả nghiên cứu đã phần nào trả lời cho câu hỏi đề ra trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sau khi phân tích một số biến có thể ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DN ngành thép Việt Nam, chúng ta có thể kết luận rằng có nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

Bài nghiên cứu đã kiểm định tác động các nhân tố vi mô đến cấu trúc vốn các DN ngành Thép ở Việt Nam trong giai đọan từ năm 2009 đến năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhân tố vi mô có tác động đến đòn bẩy tài chính phù hợp với các lý thuyết dự báo đưa ra như qui mô DN (SIZE), tính thanh khoản (LIQ), tài sản cố định hữu hình (TANG). Ngoài ra, kết quả hồi quy có một số biến trái ngược với lý thuyết dự báo đưa ra như tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI). Hai biến tính thanh khỏan (LIQ), tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính, cho thấy các DN có tính thanh khoản cao, sử dụng tài sản ngắn hạn để họat động đầu tư cho các họat động đầu tư ngắn hạn của DN mình vì thế họ ít vay nợ ngắn hạn, tuy nhiên họ vẫn sử dụng vốn vay dài hạn để tài trợ cho các họat động đầu tư dài hạn. Các DN có tài sản hữu hình lớn thường dùng tài sản hữu hình để thế chấp trong việc vay nợ dài hạn, tuy nhiên ít sử dụng nợ ngắn hạn do tính chất phù hợp về thời điểm giữa các món vay và tính chất của tài sản. Qui mô DN có mối tương quan âm đến đòn bẩy tài chính cho thấy các DN có qui mô nhỏ sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn so với các DN có quy mô lớn. Ngược lại, các DN có quy mô càng lớn thì sử dụng vốn vay dài hạn nhiều hơn.

Theo kết quả hồi quy thì R- squared = 0.7388, cho thấy phù hợp với mô hình nghiên cứu. Mô hình phản ánh tương đối đúng sự tác động của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính

5.2 Những hạn chế:

Hạn chế thứ nhất của luận văn là thời gian nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 2009-2013 chưa phản ánh đầy đủ cho các DN ngành thép ở Việt Nam. Đồng thời, so với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới số năm

nghiên cứu và số lượng mẫu quan sát không nhiều chưa thấy được những biến động của chu trình kinh tế của ngành Thép.

Hạn chế thứ hai của luận văn là số liệu nghiên cứu, độ tin cậy chưa cao của các số liệu là một vấn đề thường gặp ở các nước đang phát triển nói dung và Việt Nam nói riêng.

Hạn chế thứ ba vấn đề xây dựng và lựa chọn các biến đại diện cho mô hình phân tích. Có những biến chưa thể đo lường được nên không đưa vào mô hình nghiên cứu.

Hạn chế thứ tư đề tài nghiên cứu về cấu trúc vốn ngành thép chưa nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, vì thế chưa có nhiều nghiên cứu để làm cơ sở so sánh và kiểm chứng.

Hạn chế thứ năm nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu tìm ra các nhân tố vi mô tác động đến cấu trúc vốn mà chưa nghiên cứu đến các nhân tố khác tác động đến cấu trúc vốn như các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế, tài chính hành vi, quan điểm quản lý, lãnh đạo, tính truyền thống của DN.

5.3 Kiến nghị một số giải pháp

Để thực hiện thành công các giải pháp, không phụ thuộc vào DN mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như: chính sách quản lý của nhà nước, đối với tổ chức tài chính, các DN ngành thép.

5.3.1 Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước

Các cơ quan chức năng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định về công khai hóa và minh bạch hóa thông tin hoạt động DN để tăng dần mức độ hiệu quả và hoàn hảo thị trường, để từ đó thúc đẩy hoạt động thu thập và công bố thông tin.

Kênh huy động truyền thống hiện nay của các DN là vay ngân hàng. Việc phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng sẽ làm cho DN gặp nhiều hạn chế trong việc đa dạng hóa nguồn vốn đảm bảo cấu trúc vốn. Vì vậy, cần đảm bảo thị trường cổ phiếu

và thị trường trái phiếu tiếp tục phát triển kể cả nếu hệ thống tài chính tiếp tục dựa vào ngân hàng. Giúp cho DN chủ động hơn trong hoạt động tài trợ của mình, ngoài ra giúp cho DN giảm được chi phí sử dụng vốn, phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn thay vì dựa theo các kênh huy động truyền thống với các ngân hàng.

Kết quả cho thấy một số DN có điều kiện tiếp cận vốn lại không có nhu cầu thực sự vì họ đã có đủ lượng vốn cần thiết. Ngược lại, đối với những DN có quy mô nhỏ cần vốn để tài trợ cho tăng trưởng thì lại không thể tiếp cận được vốn. Vì thế, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách đối với việc hỗ trợ vay vốn của DN rõ ràng hơn trước như phân chia rõ đối tượng, ngành, cơ chế thế chấp...

Hiện nay, các DN có sở hữu nhà nước còn nhận đựơc các ưu đãi trong vay vốn. Chính phủ cần tái cấu trúc mạnh hơn đối với những DN này, phát huy các kênh huy động vốn khác như chứng khoán, các quỹ đầu tư... nhằm đảm bảo phân bổ vốn công bằng hơn. Từ đó, các DN sẽ huy động vốn từ các kênh này, giảm áp lực sử dụng vốn ngân hàng.

Thời gian vừa qua, tình hình nền kinh tế của Việt Nam chưa ổn định, lạm phát tăng... Vì thế, chính phủ cần đảm bảo nền kinh tế ổn định tạo môi trường sản xuất kinh doanh hiệu quả

5.3.2 Đối với các tổ chức tài chính

Các tổ chức tài chính đặc biệt là các ngân hàng cần thay đổi quan niệm rằng thông thường máy móc, thiết bị DN lớn tốt hơn DN nhỏ, vì thế nên có phương pháp thẩm định phù hợp với từng loại DN.

Các ngân hàng tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý tín dụng nhằm mục

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 63)