Giả thuyết 6: Đặc điểm riêng của sản phẩm với đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 58)

Đặc điểm riêng của sản phẩm và đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm (-). Các CTY có sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp vì thế CTY phá sản thì những hàng tồn kho của CTY rất khó cạnh tranh khi thanh lý vì đặc thù sản phẩm của mình. Vậy mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và đặc điểm sản phẩm là âm. Nghiên cứu thực nghiệm của Titman và Wessels (1988) cũng cho kết quả về mối tương quan âm giữa đòn bẩy và đặc điểm riêng của sản phẩm.

Bảng 3.2. Bảng tóm tắt các giả thuyết mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính

Giả thuyết

nghiên cứu Nhân tố tác động Ký hiệu

Kỳ vọng tương quan

H1 Quy mô DN SIZE +

H2 Tính thanh khỏan LIQ -

H3 Tốc độ tăng trưởng GROW -

H4 Thuế thu nhập DN TAX +

H5 Tài sản cố định hữu

hình TANG +

H6 Đặc điểm riêng của

sản phẩm UNI -

Kết luận chương 3

Chương 3 mô tả phương pháp nghiên cứu của đề tài. Ở chương này, tác giả đưa ra những giả thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính từ những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây về cấu trúc vốn. Dữ liệu sau khi thu thập, tính tóan, sẽ xử lý số liệu qua hỗ trợ của phần mềm STATA. Kết quả nghiên cứu sẽ được thực hiện các phương pháp phân tích, thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 4

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam

Cũng như nhiều ngành khác, ngành thép cũng đối mặt với nhiều khó khăn, mặc dù chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp như kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giảm lãi suất cho vay. Các họat động đầu tư công trong năm qua đã hạn chế trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thép phục vụ xây dựng. Ngòai ra, tình hình bất động sản gặp nhiều khó khăn các gói hỗ trợ chưa phát huy hết tác dụng cũng làm giảm lượng thép xây dựng tiêu thụ vốn là ngành thép chủ lực trong nước sản xuất.

4.2 Mô tả các biến trong mô hình:

Biến phụ thuộc: Đòn bẩy tài chính (LEV)

Các biến độc lập: Qui mô DN (SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), tài sản cố định hữu hình (TANG), đặc điểm riêng cuả sản phẩm (UNI).

Số liệu lấy từ 20 công ty trong khoảng thời gian 2009- 2013.

Dựa vào nghiên cứu của Joy Pathk (2010) và Sarbapriya Ray (2011)

Thống kê mô tả các biến:

Bảng 4.1. Thống kê mô tả đòn bẩy tài chính (Leverage)

TT Tên biến (Variables) Số mẫu quan sát (N) Giá trị nhỏ nhất (Minimum) Giá trị lớn nhất (Maximum) Giá trị trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std.) 1 LEV 100 .0002 2.6454 .3613 .5024

Tỷ lệ nợ trung bình của các công ty ngành thép Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 mức trung bình tòan ngành là 36,13%, lớn nhất là 264.54% của công ty cổ phần Thép Bắc Việt ( mã cổ phiếu là BVG) vào năm 2013 và thấp nhất là 0.02% của công ty cổ phần Nam Vang (NVC) vào năm 2010.

Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến độc lập

TT Tên biến (Variables) Số mẫu quan sát (N) Giá trị nhỏ nhất (Minimum) Giá trị lớn nhất (Maximum) Giá trị trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std.) 1 SIZE 100 .00 7.3632 6.016 .8192 2 LIQ 100 .1105 2.9514 1.2502 .3618 3 GROW 100 -.7033 121.1772 2.8114 14.2972 4 TAX 100 -2.2678 .7473 .1367 .3550 5 TANG 100 .0150 .7364 .2431 .1572 6 UNI 100 .6184 1.0631 .8968 .0717

4.3 Ý nghĩa thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 4.3 tóm tắt mô tả thống kê các biến độc lập cho thấy:

Qui mô DN (SIZE) bình quân của các DN ngành thép là 6.016 và độ lệch chuẩn 0.8192. Cao nhất là 7.3632 của Tập đòan Hòa Phát (mã cổ phiếu HPG) vào năm 2013, thấp nhất là 0.00 thuộc về Công ty cổ phần Thép Dana- Ý (mã cổ phiếu DNY) năm 2013.

Tính thanh khỏan (LIQ)bình quân của các DN ngành thép là 1.2502 và độ lệch chuẩn là 0.3618. Cao nhất là 2.9514 thuộc về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng điện Mêca VNECO (mã cổ phiếu VNE) năm 2010, thấp nhất là 0.1105 thuộc về công ty cổ phần thép Bắc Việt (mã cổ phiếu BVG) năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng (GROW) bình quân của các DN ngành thép là 281.14%, cao nhất là 12117.772% thuộc về Công ty cổ phần tập đòan thép Tiến Lên (mã cổ phiếu TLH) năm 2009, thấp nhất là -70.33% thuộc về Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí (mã cổ phiếu KKC) năm 2010.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) so với EBIT, trung bình là 13.67% cho thấy lợi nhuận bình quân trước thuế và lãi vay của DN dành 13.67% để nộp thuế thu nhập.

Tài sản cố định hữu hình (TANG) bình quân của các DN ngành thép là 24.34% và độ lệch chuẩn 15,72%. Cao nhất là 73.64% thuộc về Công ty cổ phần thép Dana- Ý (mã cổ phiếu DNY) năm 2010, thấp nhất là 1.5% thuộc về Công ty cổ phần thép Hữu Liên Á Châu (mã cổ phiếu HLA) năm 2009.

Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) bình quân của các DN ngành thép 89.68% và độ lệch chuẩn là 7.17%. Cao nhất là 106,31% thuộc về Công ty cổ phần Nam Vang (mã cổ phiếu NVC), thấp nhất là 61.84% thuộc về Công ty cổ phần kim khí Miền Trung (KMT).

4.4 Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan 4.4.1 Kiểm định đa cộng tuyến 4.4.1 Kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập

.cor lev size liq grow tax tang uni

(obs=100)

lev size liq grow tax tang uni

lev 1.0000 size -0.1115 1.0000 liq -0.0283 -0.1610 1.0000 grow -0.0229 -0.0250 -0.0542 1.0000 tax -0.1406 -0.1405 0.0168 0.0354 1.0000 tang 0.5522 0.1599 -0.3194 0.0050 -0.1065 1.0000 uni -0.1532 -0.1743 -0.2259 -0.0387 0.1324 -0.3914 1.0000

(Nguồn: Tính toán từ chương trình STATA)

Kết quả phân tích cho thấy tất cả các hệ số tương quan đều dưới 0.7, điều này cho thấy không có vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, do đó bộ số liệu của các biến độc lập này có sử dụng được cho việc phân tích hồi quy nhằm giải thích cho biến phụ thuộc.

4.4.2 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 4.4 Bảng kết quả hồi quy

.reg lev size liq grow tax tang uni

Source SS df MS Number of obs = 100

F( 6, 93) = 9.86

Model 9.71860355 6 1.61976726 Prob > F = 0.0000

Residual 15.2771613 93 .164270551 R-squared = 0.7388

Adj R-squared = 0.7194

Total 24.9957648 99 .252482473 Root MSE = .4053

lev Coef. Std.Err. t P>ItI [95% Conf.Interval]

size -.1112236 .052013 -2.14 0.035 -.2145112 -.007936 liq .2721179 .1325328 2.05 0.043 .008934 .5353018 grow -.0003733 .0028653 -0.13 0.897 -.0060633 .0053166 tax -.1624374 .1168144 -1.39 0.168 -.3944077 .0695328 tang 2.198427 .3168436 6.94 0.000 1.569239 2.827616 uni 1.004818 .6906947 1.45 0.149 -.3667652 2.376401 _cons -.723815 .8682073 -0.83 0.407 -2.447903 1.000273

Trong bảng 4.5 cho thấy trong sáu biến độc lập thì có ba biến có tác động đến đòn bẩy tài chính của các DN ngành Thép Việt Nam với độ tin cậy 95%. Mô hình này cho thấy 73.88% sự thay đổi của biến phụ thuộc là do các biến độc lập. Kết quả hồi quy cho thấy có hai biến tính thanh khỏan (LIQ) và tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính.Biến quy mô DN (SIZE) có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính. Các biến còn lại như: tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) không có ý nghĩa thống kê.

Giải thích các biến trong bảng 4.5 kết quả hồi quy

Kết quả cho thấy F = 1.62/0.16= 10.125 với (6, 93) độ tự do. Giá trị p cuả F- test = 0, gợi ý nên lọai bỏ H0 và kết luận có một tỷ lệ đáng kể thay đổi của đòn bẩy tài chính (LEV) được giải thích bởi quy mô DN (SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), tài sản cố định hữu hình (TANG), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI).

Hệ số xác định R2

(R Square) = 0.7388 kết quả này cho biết 73,8% sự biến thiên đòn bẩy tài chính – LEV của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2009 – 2013 được giải thích bởi các biến: được giải thích bởi quy mô DN (SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), tài sản cố định hữu hình (TANG), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI).

Hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0.7194, kết quả này cũng cho biết 71,94% biến thiên trong biến phụ thuộc đòn bẩy tài chính – LEV được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Việc dùng thêm hệ số Hệ số

xác định hiệu chỉnh để xem mô hình hồi quy có bị thổi phồng lên qua Hệ số xác định R2 hay không, bởi vì Hệ số xác định R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình, cho nên dùng Hệ số xác định hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình.

Phương trình hồi qui sẽ có βo = - 0.7239 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì đòn bẩy tài chính 0.7239

Tính thanh khỏan (LIQ)

Hệ số ß của tính thanh khỏan (LIQ) trong bảng kết quả hồi quy là 0.2721 tức là của tính thanh khỏan (LIQ) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính, nghĩa là khi tính thanh khỏan tăng thì đòn bẩy tài chính tăng và ngược lại nếu tính thanh khỏan giảm thì đòn bẩy tài chính giảm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi LIQ tăng lên 1 đơn vị thì LEV tăng lên 0.2721 đơn vị (đồng biến)

Tài sản cố định hữu hình (TANG)

Hệ số ß của tài sản cố định hữu hình (TANG) trong bảng kết quả hồi quy là 2.1984 tức là của tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính, nghĩa là khi tài sản cố định hữu hình tăng thì đòn bẩy tài chính tăng và ngược lại nếu tài sản cố định hữu hình giảm thì đòn bẩy tài chính giảm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi TANG tăng lên 1 đơn vị thì LEV tăng lên 2. 1984 đơn vị (đồng biến).

Qui mô DN (SIZE)

Hệ số ß của tài qui mô DN (SIZE) trong bảng kết quả hồi quy là -0.1112 tức là của qui mô DN (SIZE) có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính, nghĩa là các DN có quy mô họat động lớn thì vay vốn nhiều và ngược lại. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi SIZE tăng lên 1 đơn vị thì LEV giảm xuống 0.1112 đơn vị (nghịch biến).

4.4.3 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy đa biến xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngành thép Việt Nam đựơc niêm yết trên Sàn giao chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và sàn chứng khóan Hà Nội từ 2009 đến 2013 được trình bày trong bảng 4.5 dưới đây.

Bảng: 4.5 Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam

Giả thuyết nghiên cứu Nhân tố tác động Ký hiệu Kỳ vọng tương quan Kết quả nghiên cứu

H1 Quy mô DN SIZE + -

H2 Tính thanh khỏan LIQ - +

H3 Tốc độ tăng trưởng GROW - K

H4 Thuế thu nhập DN TAX + K

H5 Tài sản cố định hữu hình TANG + +

H6 Đặc điểm riêng của sản

phẩm UNI - K

Chú thích: Cùng chiều (+), ngược chiều (–) và không ảnh hưởng (K).

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả)

Các nhân tố có mối tương quan với đòn bẩy tài chính (LEV) cụ thể:

Qui mô DN (SIZE) có mối tương quan âm (+) với đòn bẩy tài chính. Hệ số β của biến SIZE = -0.11122 có nghĩa quy mô DN có mối tương quan âm với đòn

bẩy tài chính và hệ số p_ value = 0.035 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, nên bác bỏ giả thuyết 1

Tính thanh khỏan (LIQ) có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính. Hệ số β của biến LIQ = 0.27211 có nghĩa tính thanh khỏan có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính và hệ số p_ value = 0.043 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, nên bác bỏ giả thuyết 2.

Tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính. Hệ số β của biến TANG = 2.1984 có nghĩa tính thanh khỏan có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính và hệ số p_ value = 0.000 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, nên chấp nhận giả thuyết 3.

Ba nhân tố còn lại là GROW, TAX, UNI không có mối tương quan đến đòn bẩy tài chính ( ý nghĩa thống kê lớn hơn 5%) cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng (GROW) không có ý nghĩa thống kê khi xem mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng và đòn bẩy tài chính. Như vậy, tốc độ tăng trưởng không ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của DN ngành thép Việt Nam. Tác giả cho rằng có thể các nhà quản trị chưa thật sự quan tâm đến công tác quản trị tài chính của DN, sử dụng đòn bẩy tài chính mà không xét đến nhân tố tốc độ tăng trưởng có thể do trình độ, cách quản trị nên chưa thấy được mức độ quan trọng của tốc độ tăng trưởng đối với DN.

Thuế thu nhập DN ( TAX) không có ý nghĩa thống kê khi xem xét mối tương quan giữa thuế thu nhập DN và đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lãi vay là chi phí được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập DN nên sử dụng nợ giúp DN tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, trong điều kiện nếu DN được ưu đãi thuế thu nhập DN thì điều này không còn ý nghĩa.

Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) không có ý nghĩa thống kê khi xem mối tương quan giữa đặc điểm riêng của sản phẩm và đòn bẩy tài chính. Như vậy, đặc điểm riêng của sản phẩm không ảnh hưởng đến quyết định của DN ngành thép Việt Nam. Tác giả cho rằng có thể các nhà quản trị chưa thật sự quan tâm đến công

tác quản trị tài chính của DN, sử dụng đòn bẩy tài chính mà không xét đến nhân tố đặc điểm riêng của sản phẩm có thể do trình độ, cách quản trị nên chưa thấy được mức độ quan trọng của đặc điểm riêng của sản phẩm đối với DN.

Mô hình hồi qui đòn bẩy tài chính theo các biến độc lập sau:

ε β β β β β β α + + + + + + +

= SIZE LIQ GROW TAX TANG UNI

LEV 1 2 3 4 5 6

Kết quả hồi quy

Theo kết quả hồi quy thì R- squared = 0.7388, kết quả này chứng tỏ đòn bẩy tài chính phụ thuộc 73.88% vào các biến độc lập của mô hình. Với mức ý nghĩa 10% thì các biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình: SIZE, LIQ, TANG, các biến độc lập còn lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình gồm: GROW, TAX, UNI. Từ kết quả hồi quy trên, mô hình hồi quy theo hệ số β chuẩn hóa được viết lại như sau:

LEV = -0.72 - 0.11 SIZE + 0.27 LIQ + 2.20 TANG Kết luận chương 4

Trong chương này, tác giả đã đi vào nội dung chính của đề tài, đó là tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép và phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn là qui mô DN (SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tài sản cố định hữu hình (TANG) có ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn. Ba nhân tố còn lại: tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN ngành thép.

Kết quả nghiên cứu đã phần nào trả lời cho câu hỏi đề ra trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sau khi phân tích một số biến có thể ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DN ngành thép Việt Nam, chúng ta có thể kết luận rằng có nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

Bài nghiên cứu đã kiểm định tác động các nhân tố vi mô đến cấu trúc vốn các DN ngành Thép ở Việt Nam trong giai đọan từ năm 2009 đến năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhân tố vi mô có tác động đến đòn bẩy tài chính phù hợp với các lý thuyết dự báo đưa ra như qui mô DN (SIZE), tính thanh khoản

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 58)