Lý thuyết Durand: Tác động của chi phí sử dụng nợ vay và vốn chủ sở hữu đến

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 36)

sở hữu đến giá trị DN.

Theo lý thuyết về cấu trúc vốn của Durand (1952) đã nêu ba điểm chính về giá trị DN bị tác động cấu trúc vốn của DN:

− Tiếp cận lợi nhuận ròng: Nợ vay thường có chi phí rẻ hơn so với vốn chủ sở hữu, vì vậy khi kết hợp sử dụng nhiều nợ vay hơn vốn chủ sở hữu thì chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ thấp hơn, do đó giá trị doanh nghiệp sẽ tăng lên.

− Tiếp cận lợi nhuận họat động ròng: khi sử dụng nhiều nợ vay, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên do cổ đông yêu cầu một mức bù đắp rủi ro cho việc tăng tài trợ bằng nợ vay. Kết quả cho thấy chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ tăng lên, vì vậy sẽ làm giảm giá trị DN. Lợi ích của chi phí nợ vay thấp có thể bị bù trừ một phần hoặc toàn bộ bởi sự gia tăng chi phí vốn chủ sở hữu, vì vậy tác động đến giá trị DN.

− Cách tiếp cận cấu trúc vốn tối ưu: tác động của cấu trúc vốn đến giá trị DN phụ thuộc vào sự cân bằng ròng giữa lợi ích của việc tài trợ bằng nợ vay ( giảm chi phí) và sự gia tăng của chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (giảm rủi ro). Kết quả là sẽ tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu khi mà giá trị DN lớn nhất, hay chi phí vốn nhỏ nhất.

Lý thuyết này chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa chi phí nợ vay và chi phí vốn chủ sở hữu là tác động cấu trúc vốn lên giá trị DN. Đây là nghiên cứu đầu tiên của cấu trúc vốn tập trung vào phần bên phải của bảng cân đối kế tóan của DN hay

là sự khác biệt về chi phí sử dụng vốn của các công cụ tài trợ là nợ vay và vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 36)