Các thành phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 31)

Cấu trúc vốn của DN phản ánh chính sách tài trợ của DN. Các nguồn vốn tài trợ cho một DN được chia thành hai loại: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả của DN bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

− Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN có trách nhiệm thanh toán trong vòng một năm. Nợ ngắn hạn thường có chi phí vốn thấp nhưng thường

tạo ra một áp lực thanh toán đối với DN và để đầu tư vào các tài sản ngắn hạn. Nguồn tài trợ ngắn hạn của DN bao gồm: tín phiếu thương mại, vay ngắn hạn ngân hàng.

− Nợ dài hạn là nguồn vốn công ty có thể huy động được dưới hình thức nợ vay có thời hạn trên một năm. Nguồn vốn này không chỉ bao gồm nợ vay ngân hàng mà còn mà còn bao gồm cả nợ huy động thị trường vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu. Trên thị trường vốn, nợ dài hạn là một cam kết của công ty đi vay sẽ trả lại vốn gốc vào một ngày nhất định. Một cam kết nợ dài hạn thường bao gồm những nội dung sau:

+ Số tiền gốc hay mệnh giá của khoản vay. + Lãi suất và cách thức trả lãi.

+ Thời hạn của khoản vay. + Các điều khoản khác.

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do chủ sở hữu đóng góp vào hoặc lợi nhuận thuộc về chủ sở hữu nhưng chưa được phân chia mà giữ lại cho mục đích tái đầu tư, nguồn kinh phí và các quỹ. Tùy theo loại hình DN, vốn chủ sở hữu có tên gọi khác nhau, trong CTY cổ phần vốn chủ sở hữu chính là cổ đông, do cổ đông góp vào dưới hình thức cổ phần, thường gọi là vốn cổ phần, lợi nhuận thuộc về cổ đông nhưng được CTY giữ lại tái đầu tư, nguồn kinh phí và các quỹ. Vốn cổ phần còn được chia thành vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường hay vốn cổ phần phổ thông.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)