Kết quả thử nghiệm điều trị trên lợn con theo mẹ bị viêm ruột tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết cây mò hoa trắng (clerodendrum fragrans vent ) đối với vi khuẩn e coli và salmonella spp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị tiêu chảy và thử nghiệm điều trị (Trang 52)

- Các dụng cụ thủy tinh dùng trong quá trình thí nghiệm gồm có: bình tam

3.7. Kết quả thử nghiệm điều trị trên lợn con theo mẹ bị viêm ruột tiêu chảy.

Nhiều bài thuốc dân gian được sử dụng phòng trị lợn con tiêu chảy như nước sắc búp ổi, lá nhọ nồi, lá phèn đen, lá sung, hạt khổ luyện tử, chất chiết từ cây hoàng đằng (Trịnh Văn Thịnh, 1985), cây anh túc (Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho, 1994), song các bài thuốc này không được dùng rộng rãi do chỉ phù hợp khi điều trị số lượng ít, ở các hộ chăn nuôi nhỏ.

Các thử nghiệm tìm dẫn xuất tự nhiên thay cho kháng sinh và sulfamid cũng là một hướng nghiên cứu được chú ý, thí dụ như sử dụng dịch chiết lá cây xuân hoa (Huỳnh Kim Diệu, 2007, 2009; Bùi Thị Tho, Nguyễn Thành Trung, 2011) và Becberin (kháng sinh chiết từ cây Hoàng Liên) điều trị tiêu chảy ở lợn con. Kết quả cho thấy sử dụng dịch chiết lá xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) ở liều 0,05g/kg cho hiệu quả điều trị lợn con tiêu chảy cao hơn Cotrimoxazol (gồm Sulfamethoxazol, Trimethoprim) liều 0,01g/kg hoặc Coli-norgent (gồm Colistin, Norfloxacin, Gentamicin, Trimethoprim) liều 0,1g/kg. Ngoài ra kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn phân lập từ thực địa phát triển sức đề kháng với Cotrimoxazol và Coli-norgent, nhưng chưa phát hiện tính kháng thuốc đối với chất chiết lá xuân hoa (Huỳnh Kim Diệu, 2007, 2009; Bùi Thị Tho, Nguyễn Thành Trung, 2011).

Để kiểm chứng hiệu quả thực tế của dịch chiết cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35%, chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm trên lợn con theo mẹ bị viêm ruột tiêu chảy. Căn cứ hiệu suất chiết của thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% và dựa theo phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược liệu (Viện Dược liệu, 2006), chúng tôi lựa chọn liều dùng điều trị thử nghiệm cho lợn con là 25mg/kg thể trọng.

Theo kết quả kiểm tra kháng sinh đồ, cả hai chủng vi khuẩn E. coli

Salmonella spp. thử nghiệm đều có tính mẫn cảm cao với kháng sinh gentamycin. Theo tác giả Nguyễn Thị Mận (2012) sử dụng kháng sinh getamycin cho hiệu quả điều trị cao nhất đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con, do đó, chúng tôi sử dụng kháng sinh getamycin làm đối chứng trong điều trị thử nghiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Salmonella SPP E.coli

Hình 3.11. Hình ảnh lơn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy do E.coliSalmonella SPP

Tiến hành điều trị thử nghiệm theo 02 phác đồ sau:

Phác Đồ Thuốc Liều lượng Hướng dẫn sử

dụng

Lô điều trị (30 con/Lô)

I

Gentamycin 5mg/kg thể trọng Uống ngày 2 lần

I Vitamin B1 2,5% 5ml/kg thể trọng ,ngày 1 lần Tiêm bắp

II Dịch chiết thân cây Mò hoa Trắng sử dụng dung môi Ethanol 35% 25mg/kg Thể trọng Uống ngày 2 lần II Vitamin B1 2,5% 5ml/kg thể trọng Uống ngày 2 lần

-Hộ lý chăm sóc để chuồng trại khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, cung cấp đủ nước sạch, không cho lợn mẹ ăn thức ăn chứa chất tanh cho tới khi lợn con khỏi bệnh).

- Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm tỷ lệ khỏi (phân lợn thành khuôn, các chỉ tiêu lâm sàng (thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim đập) trở lại bình thường) và thời gian điều trị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bảng 3.7. Kết quả thử nghiệm điều trị lợn con theo mẹ bị viêm ruột tiêu chảy (n=30)

Phác

đồ

Thời gian điều trị Tổng hợp

2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

Tổng số con khỏi Tỷ lệ, (%) Thời gian điều trị trung bình, ngày Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con khỏi Tỷ lệ (%) I 18 60,00 8 26,67 4 13,33 0 0 30 100 2,53 II 4 13,33 12 40,00 8 26,67 6 20,00 30 100 3,54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Hình 3.12. Tỷ lệ khỏi bệnh của lợn con theo thời gian điều trị

Kết quả điều trị của 2 lô theo hai phác đồ điều trị là tương đương nhau, đều đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 100% (Bảng 3.7).

Tỷ lệ lợn khỏi bệnh ở lô I (lô sử dụng kháng sinh) tập trung ở thời điểm ngày thứ 2 và thứ 3 với tỷ lệ 60,00 và 26,67%; số còn lại khỏi bệnh ở thời điểm 4 ngày chiếm tỷ lệ thấp 13,33% (Bảng 3.7, Hình 3.10).

Ngược lại, tỷ lệ lợn khỏi bệnh ở lô II (sử dụng dịch chiết thân cây Mò hoa trắng) ở thời điểm ngày thứ 2 chiếm tỷ lệ thấp 13,33%; số lợn khỏi bệnh tập trung cao ở thời điểm ngày thứ 3 và thứ 4 với tỷ lệ 40,00 và 26,67%; số còn lại khỏi bệnh ở thời điểm 5 ngày (20,00%) (Bảng 3.7, Hình 3.10).

Thời gian điều trị ở lô II trung bình là 3,54 ngày dài hơn so với thời gian điều trị ở lô 1 (2,53 ngày) (Bảng 3.7, Hình 3.10).

Theo chúng tôi sở dĩ có kết quả như vậy có lẽ là do tác dụng diệt khuẩn của hoạt chất có trong cây Mò hoa trắng có phần chậm hơn tác dụng diệt khuẩn của thuốc kháng sinh gentamycin.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho và Ngô Thành Trung (2011), khi sử dụng dịch chiết cây Xuân hoa trong điều trị lợn con bị viêm ruột tiêu chảy tỷ lệ khỏi theo các công thức khác nhau đạt từ 87,51% đến 100%, thời gian khỏi bình quân là 2,3 – 3,08 (ngày)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Với kết quả thu được như đã nêu trên cho phép chúng tôi đưa ra nhận định rằng, có thể sử dụng dịch chiết cây Mò hoa trắng trong việc điều tri bệnh viêm ruột tiêu chảy cho vật nuôi nói chung và cho lợn con nói riêng. Làm như vậy sẽ có tác dụng hạn chế sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đồng thời giảm thiểu sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết cây mò hoa trắng (clerodendrum fragrans vent ) đối với vi khuẩn e coli và salmonella spp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị tiêu chảy và thử nghiệm điều trị (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)